Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Kênh” ở Sài Gòn, coi chừng bị đòn!

Nghe thì có vẻ giang hồ và hơi bất ổn ở xứ Sài Gòn này thật nhưng chuyện cũng không có gì là to tát cả. Số là anh bạn tôi sống tại một hẻm nhỏ trong khu vực cống Bà Xếp (cạnh ga Hòa Hưng, quận 3). Mấy chục năm về trước, đây là nơi nổi tiếng với các tay anh chị trộm cắp, nghiện hút. Nơi này có những hẻm nhỏ chằng chịt và ăn thông nhau như một bàn cờ với đủ loại thành phần nhưng đa số là dân lao động nghèo.

Gia đình bạn tôi vốn gia giáo, trung lưu, các anh chị đều học hành, thành đạt và sống tại nơi đây đã mấy mươi năm. Bạn tôi không phải là người quậy phá hay dân chơi, cũng không có gì hiềm khích với làng xóm. Chỉ là bạn có gương mặt dài, miệng hơi móm và nghiêm, nếu không nói là hơi nhăn. Nói thật, khuôn mặt đó ít gây được thiện cảm ngay cả với người trong nhà, huống hồ gì là hàng xóm nên nhiều người thấy ác cảm. Ra vô gì bạn tôi cũng cứ như là luôn hất mặt lên trời, chẳng chơi với ai hay hỏi thăm ai một tiếng.

Một lần, gặp người quen ở xóm, chị của bạn tôi đứng nói chuyện, hỏi thăm này nọ. Người quen sau một hồi “tám” chuyện đã tỉ tê cảnh báo bà chị: “Sao thằng H. nhà chị mặt cứ kênh kênh lên thấy ghét vậy? Tụi trong xóm này bảo nếu không phải thằng H. là người nhà chị thì tụi nó đã đập cho một trận rồi”. Hết hồn, chị của bạn tôi phải giải thích với người kia: “Mặt H. vốn như thế chứ nó không có ý kênh kiệu gì hết…”.

Chuyện sống sao ở đâu không biết nhưng vô hẻm mà cứ “cương cương” là “bị xử” liền! Không ưa thì sáng mở mắt ra đã thấy có ai đó “tặng” bịch rác trước cửa, ghét hơn thì đá rơi rào rào trên mái nhà…Mà cái sự ghét và thương này thì vô chừng. Không phải cứ giàu là được thương hay “quăng cục lơ”, sống kiểu đèn nhà ai nấy sáng đặc trưng của Sài Gòn cũng không phải là được thích, như trường hợp của anh bạn tôi đó thôi.

Không ít bạn bè của tôi nhận xét rằng nhiều người dân từ các địa phương đến Sài Gòn sinh sống đã bớt “tinh tướng” hơn như khi còn ở xứ họ. Chẳng biết là do những người đó lạ nước lạ cái nên ở hiền cho lành hay là vì nghe “giang hồ” đồn đãi những chuyện như chuyện nhỏ ở cái cống Bà Xếp, nhưng như thế cũng hay, ngộ ngộ.

Chuyện là lạ và ngược ngược về dân Sài Gòn thì kể sao cho xiết! Chẳng hạn, chuyện người dân phát hiện một tên trộm trên đường Bến Ba Đình, quận 8 và truy bắt. Bị truy đuổi, hoảng quá, tên trộm này liều mình nhảy xuống cầu Nguyễn Tri Phương hòng trốn thoát. Sợ tên trộm có thể chết đuối, người dân trên bờ quăng phao cứu sinh xuống. Có phao, tên này ngoan cố bơi dọc kênh Tàu Hũ để hướng về cầu Chà Và, mặc công an kêu gọi lên bờ. Sau khoảng 1 giờ ngụp lặn cùng chiếc phao, cuối cùng, vì chịu không nổi nên tên trộm đành lên bờ, nộp mình cho công an!

“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ. Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu…”. Giờ mà nói đến cúp điện thì vẫn còn có chuyện để kể tiếp về những người Sài Gòn…

Tạo sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ

Từ năm 1975 lại nay, nhất là những năm gần đây. Từ Bắc chí Nam đều có phong trào khôi phục việc họ, với nội dung: Diễn dịch, biên soạn,...

“Chìu” có thể hay cho “Chiều”; “Nhao” có thể thay cho “Nhau” khi đọc tiếng Việt

Trong kho tàng từ ngữ Việt Nam, từ nào cũng có nghĩa riêng, đến các dấu hỏi và ngã cũng không thể lầm lẫn được. Vậy tại sao các nhà...

Vẽ gì khó

.....Chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương bốn: Khảo quan

Khảo quan thi Hương gồm có ban Giám sát trông coi trật tự trường thi và ban Giám khảo phụ trách việc chấm thi ; khảo quan chấm thi lại...

Người đẹp Việt năm 1966 trong ảnh của Rick Paker

Trong thời gian đóng quân tại miền Nam Việt Nam, chàng lính Mỹ Rick Paker đã không bỏ lỡ cơ hội thực hiện loạt ảnh ấn tượng về các người...

Vì sao gần một nửa người Việt cùng mang họ Nguyễn?

Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại sao...

Bánh Mì và hơn 14.000 năm lịch sử

Bánh mì và hơn 14.000 năm lịch sử Các loại bánh mì hiện nay. Hương vị chiếc bánh mì pa-tê kẹp thịt đậm đà, chua chua ngọt ngọt của Việt...

Thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố một thời

Đi tìm bắt các loài côn trùng là thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố một thời, nay dần bị lãng quên vì nhiều lý do. Các loài...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 1/25 – Gốc tổ ra sao?

Tự vựng riêng của sách nầy MIỀN DƯỚI: Định danh do miền Nam sáng tác từ non 300 năm nay để chỉ tổng quát ba quốc gia Phi Luật Tân,...

2 nàng công chúa Việt tài sắc nhưng cả đời đau khổ

Xinh đẹp, tài năng nhưng đúng là hồng nhan bạc mệnh. Cuộc đời của những công chúa này chẳng những không hạnh phúc mà còn chịu nhiều khổ đau. Công...

Súp hay Xúp?

Súp hay Xúp? Từ chính xác phải là “xúp”. Đây là từ mượn từ tiếng Pháp soupe, cùng một nguồn với từ tiếng Anh “soup”. Tuy viết là “soupe” nhưng...

Phân biệt tục ngữ, thành ngữ và ca dao

Tục ngữ, thành ngữ, ca dao… là những yếu tố rất quan trọng của nền văn học dân gian Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác...

Exit mobile version