Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá “hộp thời gian” lâu đời nhất nước Mỹ

Vừa qua các chuyên gia Mỹ đã tiến hành mở chiếc “hộp thời gian” được chôn từ năm 1795 để tìm hiểu về hiện thực nước Mỹ ở thời điểm hơn 2 thế kỷ trước.
Tờ báo được bảo quản nguyên vẹn trong hộp thời gian vừa được mở nắp. Ảnh: CNN
Năm 1855, người ta đã lần đầu tiên phát hiện ra chiếc “hộp thời gian” trong khi đang sửa chữa lại tòa nhà chính quyền ở bang Massachusetts, nay là bảo tàng lịch sử. Sau khi mở nắp, người ta đã bỏ thêm vào hộp nhiều hiện vật trước khi chôn nó trở lại vị trí cũ. Chiếc hộp đã nằm yên ở đó suốt hơn 100 năm qua. Tính tới khi được mở thì đây là hộp thời gian lâu đời nhất tại Mỹ, CNN đưa tin.
Việc mở nắp hộp được tiến hành tại Bảo tàng Mỹ thuật Massachusetts. Một trong số các vật dụng là tờ báo có niên đại hơn 200 tuổi. Pam Hatchfield, chuyên gia chịu trách nhiệm mở hộp, cho biết, tờ báo được bảo quản trong tình trạng “nguyên vẹn tới đáng kinh ngạc”.
Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy đồng tiền xu được đúc từ năm 1652 và con dấu của Khối thịnh vượng Massachusetts. Nó còn chứa một huân chương của Tổng thống Mỹ George Washington với dòng chữ “Tư lệnh quân đội Mỹ”.
Năm 1795, thống đốc Samuel Adams đặt hộp thời gian vào trong tòa nhà. Nó nặng khoảng 10kg sau lần thêm hiện vật năm 1855. Hiện tại, người ta chưa quyết định thời điểm đóng nắp hộp thời gian và đặt nó về vị trí cũ.

Hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc

Vấn đề chữ viết thời Hùng VươngCách đây hơn mười năm, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được nêu ra trong các cuộc hội nghị nghiên cứu...

Đáng sợ gì hơn cả

Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 1 – Dùi Mài Kinh Sử – Lễ Khai Tâm

Khai = mở, Tâm = tim, tức là cái đức sáng Trời phú cho để biết phân biệt phải trái, thiện ác, cũng gọi là minh đức, trực giác hay lương tri. Khai tâm là...

Gánh xiếc đầu tiên của xứ Nam Kỳ

Nhìn lại lịch sử của ngành xiếc Việt Nam, có thể thấy gánh xiếc Cirque Jeune Annam (Tân Nam Việt) của ông Andre Thận ở Sa Đéc là một trong...

Trường học Phần Lan – Tấm gương cho giáo dục thế giới

Mọi nơi trong thành phố đều được xem là lớp học. Ở trường, học sinh có thể học bằng cách chơi game khi đang ngồi trên ghế lười hạt xốp....

Tóc Xưa – Bản nhạc cuối đời của Ngô Thụy Miên

Tôi vốn là người “mê” mái tóc của phụ nữ. Có điều hơi khó tính, phải là tóc dài, thi vị hơn chút nữa là mái tóc đó tung bay...

Học giả Đào Duy Anh và việc biên soạn Hán Việt từ điển

Học giả Đào Duy Anh sinh ngày 25.4.1904 tại Thanh Hóa và mất ngày 1.4.1988 tại Hà Nội. Quê gốc của ông ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai,...

Lịch sử tên “Sài Gòn”

Cái tên ‘Sài Gòn’ đã có trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Sài Gòn) có đông người...

Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975

Nếu so sánh nền văn học của một quốc gia như là phần trí tuệ và tình cảm của một con người thì việc in sách, phát hành sách, việc...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 3/5 – Từ Trường Sư phạm đến Trung học Chasseloup – Laubat

Bức ảnh gần như duy nhất về chùa Khải Tường còn lưu lại đến nay do nhiếp ảnh gia Émile Gsell (1838 - 1879) chụp nửa đầu thập niên 1870....

Cái nghèo

Người ta hay trách cái nghèo là không biết phấn đấu, nhưng đã nghèo rồi thì phấn đấu bằng cái gì chứ? Có khi cả đời cũng loay hoay ở...

Về một từ trong bài thơ ‘Qua đèo ngang’ của Bà Huyện Thanh Quan

Năm 1943 giáo sư Dương Quảng Hàm cho xuất bản cuốn Việt nam Văn Học Sử Yếu, trong đó có trích dẫn bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện...

Exit mobile version