Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kỷ niệm về ‘Xóm Đêm’ – Đường về canh thâu

Tôi nhắm mắt lại và lạy Chúa : “Đừng để con nghe bản nhạc này thêm lần nữa”
Da diết thâm trầm và khiến lòng đổ lệ, đêm mùa đông xa xứ bất cứ ai nghe bản nhạc như thế này mà lòng không đau đáu nhớ về cố hương và tôi cũng không ngoại lệ. Còn nhớ không anh, xóm nghèo nơi quê nhà. Bao năm rồi kí ức đó vẫn không thể phai nhòa trong tôi.

“Đường về canh thâu, đêm khuya ngõ xâu như không màu
Qua phên vênh có bao mái đầu, hắt hiu vàng ánh điện câu.
Đường dài không bóng xa nghe tiếng ai ru mơ mộng
Mưa rơi rơi xoá lối đi mòn, có đôi lòng vững chờ mong.. .”

Tôi thích ngồi một mình trong bóng tối, để nhớ lại những năm tháng đã qua. Cái xóm nghèo với mái tôn ẩm thấp, con kênh đen ngòm bốc mùi xú khí khó ngửi, đêm đến mậm mờ ánh đèn như những con đom đóm bay lập lòe, chập choạng. Có phải chăng khi con người ta 27 tuổi sẽ có cảm giác như thế? Nhưng cũng có thể do tôi cả nghĩ cho cuộc đời mình để rồi chợt thấy mỏi mệt và già nua.

Người ta có câu nói“nghèo không phải cái tội” nhưng nghèo quá thì lại quá lênh đênh…Tuổi thơ của chúng ta đã trải qua những ngày nơi cái xóm nghèo đó phải không anh? Ngày ấy ngây thơ ta nào biết gì, vui với những ngày nắng xuyên qua lỗ mái tôn rơi xuống bàn tay, thích thú với những giọt mưa rớt qua từng mái vách lưa thưa rách nát, để rồi lớn hơn một chút…bước chân vào ra nơi xóm nghèo và nhận ra ánh mắt khinh khi của người bên ngoài dành cho cái nghèo chúng mình. Bươn chãi với miếng cơm manh áo để nhận ra cái nghèo thật khó chịu. Nhưng chúng mình vẫn yêu nhau, yêu thật đằm thắm ngọt ngào với mối tình nghèo không có bông hồng, không có gì cả ngoài một trái tim nồng nàn. Tuy vậy nào có kém phần lãng mạn phải không anh? Những đêm cùng ngắm sao trời qua tấm tôn vỡ từng mảnh nhỏ, nắm tay nhau qua từng chiếc cầu ọp ẹp bên dòng kênh đen mà vẫn cứ thấy tình yêu ngời lên hạnh phúc, hạnh phúc nghèo nhỏ nhoi và khi ấy chúng mình chỉ cần có thế.

“Ai chia tay ai đầu xóm vắng im lìm
Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm
Mong sao cho duyên nghèo mái nắng gieo thềm, đẹp kiếp sống thêm.

Màn đêm tịch liêu, nghe ai thoáng ru câu mến trìu
Nghe không gian tiếng yêu thương nhiều
Hứa cho đời vui đìu hiu…”

Nhưng hỡi ơi, chính cái nghèo gắn bó chúng mình, thì cũng chính cái nghèo đã tách chúng mình đi về hai nẻo. Những trận cãi vả không biết tự bao giờ đã xuất hiện trong căn nhà nhỏ chúng mình, lúc đầu chỉ là âm ỉ, sau trở nên dữ dội hơn và tình yêu cứ mỗi ngày hằn lên những vết sẹo. Bước ra cuộc đời mênh mông bên ngoài, con kênh đen trong mắt anh dường như ngày trở nên đen tối khó ngửi, mái tôn nghèo trong mắt tôi ngày trở nên ấm thấp không thể chịu được…Và chúng mình đã quyết định ra đi khi cơ hội đến trong một ngày không nắng , không mưa chỉ có cái giá lạnh mùa đông tràn về thánh phố, tràn vào ngõ sâu tâm hồn, tràn vào cái xóm nghèo hiu quạnh, đi tìm một vùng đất mới, một cuộc sống mới nơi xứ người. Và rồi cơn lốc xoáy của cuộc sống khiến chúng mình xa nhau.

“Đêm tha hương ai vọng trông
Đêm cô liêu chinh phụ mong.
Đêm bao cánh mưa âm thầm
Theo gió về khua cơn mộng
Hẹn mai ánh xuân nồng…”

Anh giờ đây trải qua những năm tháng vất vả cũng đã có được những gì anh mong ước, tôi giờ đây cũng xênh xang áo lụa phấn thơm, nhưng lối đi về đã là một căn nhà khác, một con đường khác và một người đàn ông khác đón tôi mà không phải anh. Tận sâu tiềm thức tôi vẫn không sao quên được những ngày tháng đã qua, trong những đêm mưa nơi này, giấc mộng vẫn cứ về đánh thức trái tim ngày xưa để nghe lòng mình thổn thức

“Cho đêm đêm còn dậy hương
Để dìu bước chân ai trên đường
Để nhìn phố khuya không buồn
Vì người biết mang tình thương…”

Hạnh phúc là gì sao mà khó tìm đến vậy, thời gian thoảng qua nhanh như một cái chớp mắt, tôi nghe lòng nặng một nỗi buồn xa vắng, một nỗi nhớ trầm ngâm, cái lạnh lùng của cuộc sống nơi xứ người với những xô bồ bình thản, với những cạnh tranh, với những thờ ơ bên ngoài cuộc sống khiến người ta như quên đi cái nghĩa ân tình vốn tồn tại trong tâm hồn mình, chợt thèm nghe lại cái âm thanh bình dị nơi xóm vắng quê nhà đến nao lòng.

Nhịp điệu lập đi lập lại khiến tôi chạnh lòng, giọt lệ hiếm hoi từ ngày bước chân sang xứ người rơi lặng lẽ trên má..Bao năm đã trôi qua, giờ đây tôi chợt hiểu cái mà tôi tìm kiếm không phải là cuộc sống đầy đủ ngày hôm nay. Ước nguyện giờ đây đơn giản chỉ là được trở về với những được sống bên anh với một hạnh phúc bình dị thuở nào mà tình người nồng ấm. Nhưng có lẽ chỉ là nguyện ước, hiện thực là trách nhiệm và bổn phận đã lôi kéo tôi đi giữa cuộc đời hiện tại. Nếu có một lời dành cho anh, tôi cũng mong anh hạnh phúc và bằng lòng với con đường anh đã lựa chọn, giống như tôi!

Bánh “ít” hay bánh “ếch”

Trên Kiến thức ngày nay, số 238, có trả lời bạn đọc rằng “bánh ít” phải được viết thành “bánh ết”. Tôi thấy nhiều quyển từ điển đều viết là...

Tục ăn trầu của người Việt xưa qua góc nhìn của người Pháp

Tập tục ăn trầu ở Việt Nam dần dần bị mai một vì lớp trẻ hiện nay không mặn mà với món “khoái khẩu” này của cha ông. Nhưng ít...

Lam Thành qua lịch sử – địa – văn hóa

Ở bên bờ tả ngạn sông Lam, nơi ngã ba, ngay chỗ giáp lưu sông Lam với sông La có một dãy núi khá lớn gọi là Lam Thành Sơn....

Nguyên Sa – Tôi đi cũng xin đừng ai giữ

Khi loạt bài viết về quê nhà sau 40 năm trở lại, tôi được nhiều người gọi tới thật bất ngờ. Một trong những sự bất ngờ đó là thi...

Nghệ thuật trang trí của người Việt cổ

Nói đến thời kỳ Hùng Vương đã có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu, trong bài viết này xin đề cập đến...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Vị tha không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi được tương lai

Đối với mỗi chúng ta, gặp đạo tặc là việc không ai muốn cả. Tuy nhiên đối với các bậc Thánh nhân mà nói, đó không nhất định là điềm...

Quốc Hoa Trên Thế Giới

Quốc hoa là hoa biểu tượng của quốc gia. Không phải quốc gia nào cũng có hoa biểu tượng. Mãi đến năm 1986 tổng thống Reagan của Hoa Kỳ mới...

Nguồn gốc của những cây đèn đồng Đông Sơn

Đầu thế kỷ trước, nhà khảo cổ học Thụy Điển O.Janse phát hiện ra cây đèn đồng hình người ở Thanh Hóa vào năm 1935, rồi sau đó 24 năm,...

Lịch Sử Tàu Thủy

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi các cơn gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 13/25 – Yếu tố Mê-na-lê trong Việt ngữ

Khi Lạc bộ Trãi di cư đến V.N. thì họ chưa biết nông nghiệp, theo tiền sử học. Nhưng theo nhơn chứng là Lạc bộ Mã (nhóm Mường) di cư...

Nguồn gốc người Việt và tên nước Việt Nam

Tên nước Việt Nam xuất hiện từ cổ thời Dư Ðịa Chí của Nguyễn Trãi, soạn vào khoảng năm 1428-1430, về quốc hiệu nước ta vào đời Hồng Bàng, Nguyễn Trãi...

Exit mobile version