Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lai rai cùng người Nam Bộ

Địa hình Nam Bộ nhìn chung bằng phẳng, thiên nhiên không nhiều bất trắc, sông ngòi chằng chịt thảy đều có đường ra biển rất gần, phù sa màu mỡ cùng với khí hậu nóng ẩm quanh năm mà nước là yếu tố tự nhiên lại rất phong phú. Từ đó, các sản vật từ nguồn nước mặn và ngọt và cây trái, rau củ quả xum xuê đa dạng tạo cơ sở cho các món ăn mang đặc thù rõ nét. Lại thêm tánh cách người Nam Bộ phóng khoáng, ham vui, ăn trở thành một phong cách không mang tính tiệc tùng lấy lòng hoặc khoe mẽ, khách khứa, mà ăn vì… vui, vì cái tình không cần thâm hậu miễn là hạp “gu” với nhau! Và ăn ắt phải có “không gian ẩm thực”. Về điểm này, người Nam Bộ thích một “không gian ẩm thực” mở, thoáng, không cầu kỳ sang trọng, miễn sao phù hợp với người cùng ăn. Nơi ấy không cần phải là căn phòng mà là không gian bên ngoài nó. Ăn trong phòng phải chịu giới hạn về thời gian bởi phòng là nhà ở của nhiều thế hệ với sinh hoạt khác nhau, còn với cá tánh lai rai thì cần một không gian khác thoáng đãng hơn.

Ngồi Nhậu "Lai Rai" trên Sông Nước Miền Tây ○ Lẩu Ốc Bươu | Nét Quê #97 - YouTube

Bờ ruộng tại sao không là nơi tụ tập “tự phát” vào một lúc ngẫu nhiên ngẫu hứng nào đó? Ở không gian này đồ ăn – đúng ra phải nói là mồi – thường cũng ngẫu nhiên tìm ra được. Cày bừa bất ngờ túm được con cá lóc, vài chú ếch…rơm rạ bên cạnh, chỉ cần chút nước chấm và ít rau tập tàng, lá cây cũng quá dễ kiếm thế là hú bạn đến kèm theo chai rượu, đủ một buổi “thực hiện văn hóa ẩm thực không gian”! Tá điền đang “làm văn hóa”, chủ điền đi qua và cái ham vui kết hợp họ lại với nhau “làm văn hóa” một cách khá tự nhiên thoải mái!

Là xứ sông nước thì sông nước cũng thành không gian ẩm thực, có gì khó hiểu đâu. Người sống bằng thương hồ thường tụ ghe lại với nhau, những chợ nổi trên sông, ngoài bán trái cây, tôm cá, hàng hóa nhỏ… không thể thiếu những chiếc ghe bè như chiếc lá tre lênh đênh hủ tiếu, bún, cà phê, bánh trái vốn có sức thu hút bạn hàng phụ nữ khá mạnh…Lai rai trên là trời dưới là sông còn gì sảng khoái hơn?

Chợ búa Nam Bộ, đặc biệt ở nông thôn vốn là một “không gian ẩm thực” khá sinh động. Vào một chợ huyện, chợ xã thậm chí chợ tỉnh dễ thấy ngay cái nhà lồng dành nhiều diện tích của nó cho ăn uống, đi mua sắm gì thì rồi cũng ghé thăm nơi hấp dẫn có thể là nhất chợ này.

Đấy là không gian ăn, còn món ăn Nam Bộ thì ai cũng biết là “tổng hòa những mối quan hệ” của nhiều loại thực vật” bên cạnh “át chủ bài” là cá, tôm, heo, gà vịt, chim, chuột, rắn, dơi…Về miền Tây mà không biết đến thịt chuột, chim trời là một thiếu sót đáng…quay lại lần nữa ngay! Nam Bộ nóng quanh năm nên người ta có nhiều món canh dân dã. Canh cá linh mùa nước nổi hay cá lóc phải là canh chua để “chống nóng” mới hữu hiệu, thế là me, khế, chùm ruột, xoài sống, khóm được quy tập vào phục vụ! Lâu lâu có canh ngọt là canh tập tàng với nhiều thứ rau, cây hoang, nhiều khi không cần biết tên! Nhiều rau kể cả rau du ke ca rau hoang nên món ăn Nam Bộ thường có cả một “rổ rau” đủ loại chua, chát và đôi khi là rau rừng cho…bảnh và lừng!

Mà cái đám thực vật này khối thứ là thuốc chữa bệnh, một công đôi việc cho nên… nhậu hoài!

Thú vị nhất trong ẩm thực vùng sông nước phương Nam là những món làm theo mô típ… cuốn và nướng! Cá lóc nướng, răn nướng, gà vịt hay chim nướng hoặc bằm xào xả ớt, lòng bò… cuốn với rau sống, một ít cá trắng lí nhí cũng…cuốn. Nhờ cuốn và nhờ thêm nước chấm cay chua mà trở nên hấp dẫn cho việc “đưa cay” vốn rất sính ở đây! Nói về nước chấm, thật tình muốn tôn vinh sự tài ba của phụ nữ Nam Bộ. Đó là cách ăn của người khẩn hoang hình thành một cách sáng tạo đầy ngẫu hứng và nghệ sĩ thuở cha ông đi mở cõi. Giờ hoang đã khẩn gần xong thì ngẫu hứng thành cá tánh, thành cái gu có sức hấp dẫn mê hồn. Trong một bữa lai rai của cư dân Nam Bộ thường có thêm dăm câu vọng cổ, một chút đờn ca thể hiện tính khoái hoạt không câu thúc pha lẫn với chút than thở nhân sinh thế sự, tình ái dở dang, duyên phận lỡ làng. Và nhiều khi không thể thiếu… cãi lộn và quá tay thì đánh lộn!

Lai rai là một cái thú có nội dung văn hóa nhưng người Nam Bộ kêu những kẻ quá tay sáng say chiều xỉn tối lại lai rai là bơm nhau, đủ biết có một lần ranh giữa văn hóa và phí văn hóa rõ ràng là văn hóa mà văn hóa đâu cứ nhất thiết phải từ thành thị về, trái lại cái văn hóa hồn nhiên của người và đất nó từ vùng quê vọng lên, len vào thành được thì len, bằng không cứ “đất lề quê thói” mà tồn tại! Riêng người viết bài này, tuy rất thấm nhuần văn hóa ẩm thực Nam Bộ đến nay đã tròn 60 năm có lẻ nhưng trời chẳng cho một mối duyên tình vùng sông nước nên cái tánh mê ăn cũng nhạt đi mấy phần hạnh ngộ! Tiếc lắm thay…

Vũng Tàu năm 1967-1968 của Terry Maher

Xem những hình ảnh đời thường cực kỳ sinh động về Vũng Tàu năm 1967-1968 do cựu nhân viên quân sự Mỹ Terry Maher thực hiện.  Từ bến cá Bãi...

Ảnh quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam Kỳ (La...

Me Sài Gòn

Me Sài Gòn và me Sài Gòn rất khác nhau. Me Sài Gòn gây nuối nhớ là những hàng me được trồng hai bên đường trong thành phố. Me Sài...

Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?

Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay: Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục...

Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh

“Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn...

Hồi ức một thời về Vũng Tàu – Cap Saint Jacques

Vũng Tàu – Cap Saint Jacques, nơi từng là biên giới xứ Chân Lạp, được các chúa Nguyễn lấy về trong quá trình mở mang bờ cõi, rồi phát triển...

Giữ vẹn lời thề, không thay lòng đổi dạ

Từ quan điểm về hôn nhân của một người, có thể nhìn ra thành tựu đạo đức của người ấy. Thời xưa, nam nữ một khi đã kết hôn, nhất...

Đốt Vàng Mã Tại Hoa Kỳ

vangma1
Đám lưu dân Việt hầu như ở khắp địa cầu đã tỏ ra có một cá tính mạnh: đó là đặc tính cưu mang “quê hương” trong lòng thuộc bất kỳ...

Thắc mắc tên gọi một số địa danh Sài Gòn

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc...

Siêu thị đầu tiên ở Việt Nam!

Tự hào với siêu thị đầu tiên của Việt Nam ở Sài Gòn ! Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói...

Sự hy sinh anh dũng của Trung quân Đoàn Thọ (…1870)

Trong một đêm, tháng mười, năm Canh Ngọ (1870), ở thành Lạng Sơn, Tổng thống quân vụ Bắc kỳ, Trung quân Đoàn Thọ đã bị quân Tàu xâm lăng hại....

Từ “Bến Xuân“ tới “Cô Láng Giềng“

Trong dòng nhạc tiền chiến, 2 ca khúc Bến xuân (của Văn Cao) và Cô láng giềng (của Hoàng Quý) chẳng có chút liên hệ. Tuy nhiên, hẳn ít ai...

Exit mobile version