Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lãng đãng xích lô Huế

Đi xích lô Huế lạ lắm, vừa lãng đãng, an nhàn lại vừa như được tận hưởng cái cảm giác làm người sang ngay ở chốn kinh kỳ, hoa lệ mà u hoài.

Du khách muôn nơi, đến di sản văn hoá thế giới này, hầu như ai cũng mong muốn được một lần đi dạo bằng xích lô.

Xích lô Huế có sắc thái riêng. Màu sắc trang trí xe không loè loẹt. Xe có độ cao đủ tầm để du khách có thể ngắm dòng sông Hương, đủ vừa cho đôi uyên ương không cảm thấy chống chếnh nhưng cũng lại không quá chật cho ai đó cảm thấy ngại ngùng mỗi lúc ngồi chung…Xe chạy êm êm chậm lướt đi trên những con đường rợp bóng lá me bay. Đi đến đâu thành quách, phố xá, dòng sông và cả những khu vườn yên tĩnh hiện dần ra đến đấy khiến cho lòng người như chẳng thể muốn rời xa.

Chính vì thế mà đi xích lô trên đường phố Huế, dù là khách lạ hay quen, bao giờ cũng có cảm giác như mình vừa đi đâu xa mới được trở về nhà, về với Huế yêu thương và gần gụi.

Mùa đông, đi xích lô Huế cũng có cái thú riêng. Trong cơn mưa bụi lây rây, các bác xế lô bao giờ cũng cẩn thận kéo chiếc mui bạt lên, che cho khách khỏi ướt, thế nhưng cũng có người thích được đi mui trần cho những làn mưa mỏng như sương khói ấy phất nhẹ vào mặt, để tìm cái cảm giác tê tái của đất trời lúc chớm đông.

Xích lô Huế bây giờ có nhiều, nghe nói gần 5.000 chiếc và người ta cũng đã lập nên cả những nghiệp đoàn xích lô hẳn hoi để làm ăn sinh sống.

Có người nói, dân xích lô Huế nói ít mà trải đời, nhìn vẻ chất phác và lầm lụi vậy chứ chớ coi thường, bởi trong số họ, còn có những người trước đây vốn từng là những ông giáo học hoặc giới chức công sở biết nói tiếng Tây thành thạo.

Chính vì thế mà nhiều du khách đến Huế đã thuê họ chở đi chơi để được nghe họ kể cho biết đủ thứ chuyện buồn vui, mới cũ của xứ này, thậm chí cả những chuyện được liệt vào hàng “thâm cung bí sử” tự thuở nào trong chốn cấm cung xưa.

Mới đây, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) đã hỗ trợ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên  Huế tổ chức lại đội xích lô du lịch trên địa bàn, theo mô hình du lịch cộng đồng, nhằm nâng loại phương tiện này thành một sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa. Những việc làm ấy, dẫu chưa nhiều nhưng xem ra đó cũng là điều đáng mừng cho giới xích lô Huế hôm nay.

Gò Vấp có rất nhiều tên xóm

Gò Vấp có rất nhiều tên xóm. Có những tên xóm là do dân ở đó đặt và gọi cho dễ phân biệt. Nhưng cũng có những tên xóm đã...

Xôi kinh nấu sử và sanh sôi nảy nở

Việt Nam tự điển của ông Lê Văn Đức, quyển hạ, phần II, ghi “Xôi kinh nấu sử”. Xin cho biết “xôi” đúng hay “sôi” mới đúng. Chữ “sôi” (hoặc...

Chuyện về chiếc bình vôi xưa

Theo truyền thuyết, tục ăn trầu của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương thứ IV, theo đó chiếc bình vôi có thể đã có mặt từ thời...

Câu Chuyện Lập Nghiệp Của Ông Chủ Rạp Hưng Đạo Xưa

Ba Ngày Tết người dân Sài Gòn hay đi coi hát cải lương ở đây nhưng ít ai biết ông chủ Rạp Hưng Đạo ngày xưa lập nghiệp như thế nào Năm 1940...

Sài Gòn ngày mưa cứ ngỡ thu đang về

Không vồn vã vội đến nhanh đi như cái cách mà người ta vẫn thường nhớ về những cơn mưa bóng mây ở Sài Gòn. Thành phố phương Nam sắp...

Trường học Phần Lan – Tấm gương cho giáo dục thế giới

Mọi nơi trong thành phố đều được xem là lớp học. Ở trường, học sinh có thể học bằng cách chơi game khi đang ngồi trên ghế lười hạt xốp....

Lý giải nguồn gốc cái tên “Gò Vấp”

Theo nhiều người, Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do...

Nền giáo dục đóng gạch và những đứa trẻ không đổ vừa khuôn

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng trong một lớp học, hoặc trong một sân chơi. Những đứa trẻ không đổ vừa khuôn thường ngồi một mình một góc, chơi...

Lễ hội Rồng ở Chợ Lớn thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp

Nếu so với hai mươi năm trước đây thôi, người ta sẽ thấy thành phố Chợ Lớn đẹp hơn biết bao. Hai con đường nối với Sài Gòn, gồm đường...

Cư tang là gì ?

Thời xưa, dẫu làm quan đến chức gì, theo phép nước, hễ cha mẹ mất đều phải về cư tang 3 năm trừ trường hợp đang bận việc quân nơi...

Đã một thời như thế: Hiện tượng Phạm Công Thiện

Có lẽ “người duy nhất” được Phạm Công Thiện kính nể và tôn sùng là Henry Miller. Tôi nghĩ rằng có thể từ chỗ gặp Henry Miller ở California, rồi...

Chuyện Phật-đản trong văn nôm xưa

Hoàng Xuân Hãn phiên âm từ bản Nôm Trong các bản văn nôm xưa, thể lục bát, còn có một bản kể chuyện Phật-đản. Chắc là dịch từ một "Phật...

Exit mobile version