Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lòng hiếu thảo của bậc đế vương xưa

Trong văn hóa truyền thống, hiếu thảo đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trung hiếu lễ tiết luôn được xem là cái gốc làm người. Dùng “Hiếu” để trị quốc là một trong những tư tưởng cơ bản của các bậc Thánh Vương thời xưa. Nguyên nhân là vì người xưa tin rằng gia đình và quốc gia là một thể, gia đình chính là đơn vị cấu thành nên xã hội. Gia đình giống như là một đất nước nhỏ, gia đình hòa thuận thì đất nước tất sẽ hòa thuận, gia đình hưng thịnh thì đất nước tất sẽ hưng thịnh, gia đình ổn định thì xã tắc tất sẽ ổn định.

Cho nên, thời xưa khi các bậc Thánh Vương giáo hóa dân chúng đều phải bắt đầu từ việc “tề gia“. Tức là phải lấy việc chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình là việc đầu tiên. Muốn làm được việc này thì mỗi cá nhân phải tu dưỡng tốt phẩm chất đạo đức của bản thân mình tức là “tu thân“. Mà tu thân thì phải bắt đầu bằng chữ “Hiếu“. Một câu chuyện về lòng hiếu thảo hay được nhắc tới là chuyện về Ngu Thuấn, một vị vua huyền thoại nằm trong Ngũ Đế, và một tấm lòng hiếu thảo cảm động đến cả trời xanh.

Hiếu thảo là cái gốc làm người - Kỳ I:
Dù bị người thân đối xử tệ bạc, Thuấn vẫn một lòng tận hiếu

Ngu Thuấn họ Diêu, tên là Trọng Hoa, là một vị vua huyền thoại thời cổ đại. Tương truyền rằng, Ngu Thuấn mồ côi mẹ từ nhỏ, ông sống cùng với cha, mẹ kế và người em trai cùng cha khác mẹ của mình. Cha ông là Cổ Tẩu cùng mẹ kế và người em trai đã nhiều lần muốn hại chết ông nhưng ông vẫn một lòng hiếu thảo, không mảy may oán hận.

Có lần ông sửa chữa mái nhà kho, khi ông vừa leo lên đỉnh thì cha cùng em trai ở dưới lập tức phóng hỏa và còn đem thang cất đi muốn để ông chết cháy. Nhưng ông đã nghĩ ra cách dùng hai chiếc mũ rộng vành để nhảy xuống và thoát chết. Một lần khác, cha ông sai ông đi đào giếng. Khi ông đã ở dưới giếng sâu thì ở trên mặt đất cha và người em trai nhanh chóng lấy đất đá lấp xuống giếng hòng chôn sống ông. Ông đã nhanh trí đào một cái ngách bên cạnh và thoát chết.

Mặc dù người thân đã làm ra đủ loại sự tình khiến ông gặp phải hoàn cảnh hiểm nghèo, nhưng ông lại không hề mang hận trong lòng mà vẫn kính cẩn nghe lời cha mẹ, yêu thương em. Vì vậy mà lòng hiếu thảo của ông đã làm cảm động Thượng đế và vạn vật, phúc báo lần lượt kéo tới. Khi ông đi cày ở Lịch Sơn thì con voi thay ông cày ruộng, những con chim lại sà xuống làm cỏ giúp ông. Vua Nghiêu nghe nói ông vô cùng hiếu thuận, có tài xử lý nhanh nhạy, liền đưa hai cô con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh đến để gả làm vợ ông.

Tượng mô tả lại hình ảnh vua Nghiêu trực tiếp tới gặp Ngu Thuấn lúc ông đang làm đồng

Trải qua nhiều năm quan sát và khảo nghiệm, vua Nghiêu đã cho ông làm người thừa kế ngai vị của mình. Sau khi lên làm vua, Ngu Thuấn vẫn không quên công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, thường xuyên về thăm cha mẹ và em trai, đồng thời vẫn một lòng một dạ hiếu kính với cha mẹ mình. Lòng hiếu thảo của Ngu Thuấn được người đời ca ngợi cho đến ngày nay, đồng thời trở thành một biểu tượng “hiếu đạo” trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.

An Hòa

Việc ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta (Kỳ 1)

I. MẤY LỜI NÓI ĐẦU Cứ xem hiện trạng thì Khổng giáo (đạo của Khổng Tử) ở nước ta ngày nay chừng như không có thế lực gì nữa. Các...

Giai thoại về dân chơi tại cầu đi bộ đầu tiên tại Sai Gòn

Độc đáo kiến trúc, cầu Ba Cẳng còn nổi tiếng bởi lời kể về những tay anh chị từng đình đám tại Chợ Lớn xưa. Cầu Ba Cẳng xưa thuộc...

Uẩn khúc trong vụ án vua Minh Mạng xử tử bố vợ

Đầu thời vua Minh Mạng, vụ án Phó tổng trấn Gia Định thành Huỳnh (Hoàng) Công Lý là một vụ trọng án làm vua lao tâm khổ tứ và phiền...

Con dấu Hoa Lộc dùng để làm gì?

CON DẤU HOA LỘC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? (khoảng từ 2000 trCN đến 1200 trCN) Họa sĩ Đức Hòa Đương thời với Phùng Nguyên còn có một Văn hóa khảo...

Cuộc sống ở Phan Thiết năm 1967 qua ảnh

Cùng ngắm những khoảnh khắc đời thường rất sinh động ở Phan Thiết năm 1967 do Bob Kelly – cựu binh Tiểu đoàn Trực thăng tấn công số 227 của...

Tại sao cảnh sát nước ngoài thường chạm vào phía sau xe ô tô của người bị yêu cầu dừng lại?

Một video lan truyền trên TikTok đã cho thấy rất nhiều cảnh sát nước ngoài luôn đặt tay vào phía sau xe ô tô của người được yêu cầu dừng...

Trầu cau, món ăn đã lụi tàn

Trên đường du khảo trên quê hương, các em sẽ nhìn thấy một sắc thái văn hóa Đông Nam Á của thời Hùng Vương còn tồn tại cho tới ngày...

Về nguồn gốc địa danh Đà Lạt

Khi tìm hiểu về nguồn gốc địa danh Đà Lạt, có ý kiến cho rằng tên thành phố này xuất phát từ việc lấy những chữ cái của câu tiếng...

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

Sài Gòn Xưa In Ít

Để minh họa cho một mục kia, nhiều báo đã dùng một bức tranh vẽ cảnh trước chợ Bến Thành. Thật ra thì tranh đó chỉ vẽ lại một bức...

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau chuyện chăm sóc sức khỏe (Phần 2)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội...

Những tình tiết ly kỳ về kẻ ám sát tổng thống Mỹ Abraham Lincoln

1,5 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln (1809-1865) bị mưu sát, cũng là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong...

Exit mobile version