Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lũy Tre Làng Quê

Làng xã là đơn vị hành chánh nhỏ nhất của Việt Nam, trước nay ai cũng biết, nhưng ít người phân biệt rằng “làng” là tiếng thuần túy Việt Nam, còn “xã” là nói theo chữ Hán. Theo đó chữ “xã” là chỉ cái nền để thờ Thần Ðất, còn hai chữ “xã tắc” là chỉ nền thờ Thần Ðất và Thần Nông. Xã tắc ám chỉ đất nước, nay gọi là quốc gia.

“Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng”.
(Ca dao)

Lũy tre làng là hình ảnh quen thuộc trong ký ức của bao thế hệ người Việt Nam; hình ảnh lũy tre làng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa tình cảm của người Việt ở miền Bắc.

Lịch sử “lũy tre làng” là lịch sử của “hình thái quần cư“của chúng ta thuở sơ khai. Trong ngôn ngữ xưa của mình, ngoài tiếng “làng, xã” cũng còn có nhiều tiếng để chỉ những hình thái quần cư khác và nhỏ hơn làng như là “lân, ấp, sách, trang trại, thôn…” mà nay có tiếng không còn sử dụng chính thức trong hành chánh cũng như trong dân gian nữa.

“Sao anh không về thăm thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.”
(Hàn Mặc Tử)

“Thôn” chỉ cái cái làng nhỏ; “trang trại” chỉ làng ở vùng núi có bố phòng canh giữ; “sách” chỉ làng của người thiểu số trong rừng như sách Mán, sách Mường. Còn tiếng “lân, ấp” thuở xưa chỉ xóm nhỏ có khoảng 5 nhà, như cụ Nguyễn Ðình Chiểu viết trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc:

“…Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính viễn binh,
Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ…”

Tại sao làng quê ở miền Bắc có lũy tre?

Theo sách “Văn Minh Việt Nam” của Nguyễn Văn Nguyên , nước mình vào thuở cổ sơ thì “gia đình là cơ sở của xã hội. Các thành viên trong gia đình hình thành một nhóm vững chắc xung quanh người đứng đầu gia đình… Một số gia đình tập hợp lại với nhau để khai thác cùng một dải đất.”

Các gia đình có cùng liên hệ huyết thống tập hợp lại để cùng nhau “khai thác dải đất” gọi là gia tộc. Gia tộc thuở ấy bao gồm có một số gia đình thuộc cùng “chi” và “phái”. Chi là nhánh của họ, phái là nhánh của chi.

Những thành viên trong gia đình lúc đó ngoài việc tập hợp nhau để phá rẫy làm ruộng, họ còn phải cùng nhau lo tổ chức chống lại với thú dữ. Rồi đến lúc nào đó họ còn phải chống chọi lại sự xâm phạm của những gia tộc láng giềng.

Sự tập hợp khởi đầu qui mô nhỏ gồm mấy gia đình gọi là “xóm”; lớn hơn gồm có nhiều “xóm” gọi là “thôn”; và nhiều “thôn” gọi là “xã” hay “làng”.

Ðể phòng thủ, người ta trồng hàng rào bằng tre vây bọc xung quanh làng, gọi là lũy tre làng. Người dân sống trong lũy tre biệt lập với bên ngoài và làng khác, làng này cách làng kia có thể bằng cánh đồng, con sông, con đường làng dùng làm ranh giới. Ðường vào làng có cổng rào, được canh gác, đóng mở để bảo vệ kẻ gian.

“Nhà quê có họ có hàng,
Có làng, có xóm, lỡ làng có nhau.”
(Ca dao)

Như vậy làng xã Việt Nam khởi đầu là do một người hay một gia đình, một dòng họ lập nên. Dân trong làng toàn là những người cùng gốc tích, cùng chi, cùng phái họ hàng thân thuộc nên liên đới chịu trách nhiệm lẫn nhau là vậy. Làng ở trên địa bàn đất hẹp, có lũy tre bao bọc, giao thông khó khăn, người dân sống biệt lập với bên ngoài… làm cho phong tục, tập quán lẫn giọng nói giữa làng này với làng kia không giống nhau, thậm chí không hiểu nhau là chuyện thường.

“Ước gì quan đắp đường liền,
Kẻo ta đi lại tốn tiền đò giang,”
(Ca dao)

Làng Việt Nam chúng ta có từ khi nào?

Theo lịch sử thì họ Hồng Bàng làm vua nước ta tất cả được 18 đời. Ðến khi Lang Liêu được vua Hùng Vương thứ III truyền ngôi, có 21 người anh em ở các phiên trấn ai cũng muốn làm trưởng. Họ lập thành bộ đảng, cố thủ những nơi núi sông hiểm trở, dựng hàng rào gỗ để phòng thủ có tên gọi là “sách” là “trại” là “trang”.

Ðến đời Khúc Thừa Hạo (907-917), đất Giao Châu (tên Việt Nam xưa) được chia ra làm lộ, phủ, châu và xã. Xã là đơn vị hành chánh được biết đến chính thức đầu tiên nước ta từ đấy. Vậy ta có thể đoán rằng làng xã Việt Nam xuất hiện trước thế kỷ thứ X (?).

Sau đó từ đời tiền Lê, Trần tới nhà Nguyễn, thì xã vẫn được dùng chính thức để chỉ đơn vị hành chánh nhỏ nhất. Ðặc biệt vào thời nhà Lê lai còn có lệ phân biệt: “Trang, Ðộng, Sách, Trại” chỉ những xóm làng trong rừng núi; “Vạn” chỉ làng ở vùng biển làm nghề chài lưới và “phường” chỉ làng có cùng nghề ở miền xuôi (đồng bằng, thành thị).

Ðến đời vua Trần Nhân Tông có đặt quan cai trị ở xã gọi là Xã Tư và Sử Tư; thời Minh Mạng, nhà vua giao cho lý trưởng mỗi xã một cái mộc triện bằng đồng có khắc chữ “Xã”.

Lịch sử làng xã ở miền Nam khởi đầu không như ở miền Bắc, đặc biệt làng trong Nam không có lũy tre. Bởi làng xã ở xứ Ðàng Trong hầu hết được hình thành theo hình thức khẩn hoang và dinh điền. Các chúa Nguyễn dùng lực lượng “điền binh” nhằm mở mang bờ cõi về phương Nam.

Sau này vua Nguyễn còn cho phép các nhà giàu được mộ dân binh đi khai hoang, mở làng ở vùng đất mới, họ được phong chức tước lớn nhỏ tùy theo qui mô làng. Người dân binh đi khai hoang mở làng được miễn lính, miễn sưu dịch, ruộng được miễn thuế nhiều năm (từ 3 đến 5 năm) và nhiều ưu đãi khác nữa. Thậm chí nhà vua còn cho phép những tội phạm bị lưu xứ, những tù nhân mãn hạn được sung vào lực lượng khẩn hoang.

Ðàng Trong đất rộng người thưa, dân làng là điền binh: vừa là người đi khai hoang vừa là “binh” nên làng không có nhu cầu phòng thủ bảo vệ, nên không có lũy tre. Người dân từ làng này có thể sang làng kia khẩn hoang, làm ruộng và ngược lại, gọi là xâm canh.

Làng trong Nam mở rộng, đời sống, phong tục, giọng nói giữa các làng không khác nhau như ở miền Bắc. Khai khẩn đến đâu lập làng chỗ đó. Làng mới lập được trình lên vua để xin công nhận và được cấp mộc triện có ghi chữ “Xã”.

Việc đặt tên làng từ Bắc vô Nam ban đầu đều do địa phương tùy tiện. Hầu hết tên làng có hai chữ và ai cũng muốn đặt tên tốt cho làng mình như cha mẹ đặt tên con, với ước mong sao cho mọi người dân làng được tốt lành. Như là: Mai Xá, Ðông Trang, Long Hưng, Bình Hòa, Long Mỹ, Phú Thạnh, Bình Hòa…

Tuy vậy cũng có không ít làng có tên một chữ, tên giản dị như làng Giống, làng Ngọt, Mo, Sấu, Ké, So…, có làng tên quá tục nhà vua phải đặt tên lại.

Nghe tên làng chúng ta có thể hiểu được phần nào cái tình trạng dân trí nơi đó ngày xưa như thế nào.

Ông Trịnh Hoài Ðức có ghi lại trong Gia Ðịnh Thành Thông Chí, tên những thôn làng mới lập ở đất Gia Ðịnh thuở xưa, như:

– Ở Phủ Tân Bình có thôn Tân Khai, thôn Tân Phước, Thôn Long Hưng, thôn Bình Hòa, lân Tân Ðịnh, lân Tân khánh, lân Tân Hội, Phường Tân Phước…

– Ở Trấn Hà Tiên có xã Minh Hương, xã Mỹ Hòa, thôn Tân An của người Việt Nam; Sóc Vàm, sóc Côn Vun, Sóc Phun Vàng Co… của người Miên.

Lịch sử làng xã từ Bắc vô Nam mỗi nơi có khác, nhưng tất cả đều nói lên công lao của tổ tiên chúng ta khai phá buổi ban đầu.

Khi người Pháp đến chiếm xứ mình thì họ mới bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu và viết lịch sử làng xã cùng phong tục, tập quán của dân ta rồi dạy lại chúng ta!

Thông qua Trường Viễn Ðông Bác Cổ thành lập ở Hà Nội, người Pháp chỉ thâu thập được các di vật về làng xã của ta ở miền Bắc từ thế kỷ XIII về sau mà thôi! Làng xã trong Nam tuy còn mới nhưng cũng ít được người mình để tâm nghiên cứu!

Vì vậy tới nay tiếc là chúng ta có rất ít tài liệu cũng như sự hiểu biết về lịch sử làng xã của mình!.

Mô hình thu nhỏ về thế giới sau ngày tận thế

“The city” là loạt các mô hình về một đô thị đổ nát sau khi con người biến mất, được lấy ý tưởng từ những bộ phim về thảm họa...

Châu về Hợp Phố nghĩa là gì?

"Châu về Hợp Phố" hay "Châu về Hiệp Phố". Ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lại. Thường được dùng hàm ý chỉ “những cái quý giá không mất...

Vì sao Cổ Loa là công trình quân sự vĩ đại trong sử Việt?

Thành Cổ Loa là một công trình quân sự vĩ đại và độc đáo nhất của cha ông ta buổi đầu dựng nước và giữ nước.  Dấu tích thành Cổ...

Những bức ảnh về một Sài Gòn xưa rợp bóng cây

Hàng me cổ thụ xanh rì, cây gòn trăm tuổi như ông lão áo mão tôn nghiêm, hàng xà cừ đại thụ… mang đến không gian trong lành cho đường...

Nắng chiều – Thoáng gặp, thoáng yêu của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn

Có thể nói nhạc phẩm Nắng chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn...

Vì sao hay nói “Cưới xin” – Cưới vợ mà không nói cưới chồng?

“Cưới xin” là từ gốc Hán, trong đó “cưới” có nghĩa là “xin”. “Cưới” chính là từ Việt hoá của một từ Hán Việt là “cái”. “Cái” , tiếng Hán...

Tòa tháp xưa độc đáo bị lãng quên của Sài Gòn

Rất ít người biết đến sự tồn tại của tòa tháp xưa này, dù công trình chỉ nằm cách hồ Con Rùa nổi tiếng khoảng 100m. Trong khuôn viên Tổng...

Ngôn ngữ qua văn chương – Phương ngữ Bắc bộ

Ngày xa xưa, Việt Nam ta trải dài từ Ải Nam Quan xuống đến Mũi Cà Mau. Về mặt địa lý, đất nước được chia làm 3 Kỳ: Bắc kỳ,...

Tìm hiểu về nguồn gốc của Phở Việt Nam

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc...

Trong những giờ phút thân nhân hấp hối, người nhà cần làm gì?

- Dời người sắp mất sang phòng chính tẩm, đầu hướng về phía Đông. - Hỏi xem có dặn dò trối trăng gì không - Đặt thuỵ hiệu (tức tên...

Bàn về thói tùy tiện của người Việt

Thiếu tính kỷ luật, đi muộn về sớm, không đúng giờ hẹn, nói to chỗ đông người… là những biểu hiện của thói tùy tiện mà người ta có thể...

Ngôi mộ bằng đá cẩm thạch tuyệt đẹp ở Sài Gòn

Bên cạnh những nét độc đáo về kiến trúc, ngôi mộ cổ còn là một di tích lịch sử quan trọng.   Ngôi mộ cổ nằm cách ngã tư Thoại Ngọc Hầu...

Exit mobile version