Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mong làm điều phải

Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn

Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng giềng có người đàn bà góa cũng ở một mình một nhà.

Một đêm, mưa to, gió lớn, nhà người đàn bà đổ, người đàn bà sang xin ngủ nhờ nhà người láng giếng. Người láng giềng đóng cửa, không cho vào. Người đàn bà đứng trước cửa sổ, nói rằng:

– Ngươi sao bất nhân thế! Không cho ta vào ư? Người láng giềng đáp:

– Ta nghe đàn ông, đàn bà sáu mươi tuổi trở lên mới ở chung được. Nay ngươi còn trẻ, mà ta cũng còn trẻ, cho nên ta không cho ngươi vào ngủ nhờ được.

Người đàn bà nói:

– Ngươi sao không làm như ông Liễu Hạ Huệ ủ người con gái ngồi vào lòng mà không tai tiếng gì?

– Ông Liễu Hạ Huệ thì thế được, ta đây thật chưa thế được. Ví ta cho ngươi vào mà ta không được như ông Liễu Hạ Huệ thì thà rằng, ta không cho ngươi vào, mà ta cũng giữ không tai tiếng gì được như ông Liễu Hạ Huệ. Thế chẳng là ta không làm theo như Liễu Hạ Huệ mà cũng được như Liễu Hạ Huệ ư?

Khổng Tử nghe chuyện, nói:

– Phải lắm! Kẻ muốn học ông Liễu Hạ Huệ chưa ai giống được như người nước Lỗ này: Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn”.

Lời bàn:

Cái tình cảnh éo le khó xử thật!. Đêm khuya trời mưa gió, một người đàn ông trẻ tuổi có nên tiếp một người đàn bà trẻ tuổi vào nhà không? Không tiếp thì là bất nhân, vì không chịu cứu giúp một kẻ yếu đuối đang gặp lúc mưa gió khổ thân. Tiếp, thì là bất nghĩa và không khỏi cái tiếng trai gái có tình ý, mang cái tội tà dâm bất chính. Một đằng bất nhân, một đằng bất nghĩa, chọn đàng nào vì cái tình cảnh không sao giữ trọn vẹn được cả đôi đàng? Dễ chỉ có làm như ông Vân Trường đốt đuốc cầm suốt đêm chỗ trước cửa cho hai chị dâu ngủ, họa mới rõ là người nghĩa sĩ mà thôi. Như người nước Lỗ đây đành là bất nhân, cố giữ lấy cái “nghĩa” là theo lý tưởng rất nghiêm bên Á Đông ta là: “Nam nữ hữu biệt”.

Đặc điểm của người đàn ông có năng lực

Trong tác phẩm “Hàn thi ngoại truyện” của danh sĩ Hàn Anh thời Tây Hán viết: “Mỹ ngọc thực sự dù bị chôn giấu dưới đất sâu chín nhận cũng không thể che...

Chuyện kể về bà Hoàng Hậu đầu triều Nguyễn

Gia Long (1802-1820) là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, trong thời gian trị vì ông đã phong Hoàng hậu cho hai bà phi của ông. Bà đầu tiên...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 2/10 – Ông chủ của những ông trùm

Nắm chắc tình hình của Tín Mã Nàm, A Chó kể với Đại Cathay rằng từ sau khi đọat vợ của tay đàn em Xú Bá Xứng, Tín Mã Nàm...

Nét độc đáo của gốm Vĩnh Long

Vĩnh Long là một tỉnh  nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 140km. Như một món quà của thiên nhiên ban tặng, mảnh đất...

Đồng Ông Cộ – Lối di chuyển độc đáo ngày trước

Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra mà...

Chữ “Cà” trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, chữ “cà” là một trong những chữ thuộc loại đa dạng vì có nhiều tiếng đôi. Vì có một số độc giả thuộc giới trẻ lớn lên...

Xe điện Sài Gòn Xưa

Hệ thống xe điện Sài Gòn tồn tại trước năm 1945, xe chạy suốt con đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) từ Sài Gòn vô Chợ Lớn mà hai trạm chính...

Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim?

Chúng tôi chưa được biết một tài liệu thành văn nào nói về tục này, có lẽ vì các cụ nhà nho ngày xưa đã cầm bút là phải viết...

Bài Học Về Sự Dối Trá

Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống vừa đi học vừa đi làm. Dần dần, cô phát hiện hệ thống thu vé...

Trí giả tự xử, ngu giả quan phân – Cảnh giới đối nhân xử thế của bậc trí giả

Một danh nhân triết học từng nói: “Thói quen thực sự là một loại sức mạnh vừa ngoan cường lại to lớn. Nó có thể làm chúa tể cuộc đời của...

Khó nhọc là phúc, an nhàn là họa

Trong thời đại vật chất ngày nay, những người giàu có thỏa sức mua sắm, coi an nhàn là chuyện hưởng thụ đương nhiên. Còn những người nghèo khổ thì...

Nguồn gốc người Việt và tên nước Việt Nam

Tên nước Việt Nam xuất hiện từ cổ thời Dư Ðịa Chí của Nguyễn Trãi, soạn vào khoảng năm 1428-1430, về quốc hiệu nước ta vào đời Hồng Bàng, Nguyễn Trãi...

Exit mobile version