Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của phong tục treo chữ “Phúc” trong nhà

Ngày nay trong nhiều gia đình Việt Nam đều treo chữ “Phúc” hay dán chữ “Phúc” trong phòng khách để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp đến. Vậy chữ “Phúc” ấy có ý nghĩa là gì và phong tục treo chữ “Phúc” trong nhà bắt nguồn từ đâu?

Phong tục treo chữ “Phúc” trong nhà khá phổ biến ở Việt Nam ngày nay được du nhập từ văn hóa Trung Hoa xưa. Thời đó, mỗi khi Tết đến, báo hiệu một năm mới về, người ta lại dán chữ “Phúc” lên cổng nhà, trên vách tường, cửa phòng lớn nhỏ.

Chữ Phúc được dán ngược trên cửa nhà (Ảnh: Internet)

Ngày nay, chữ “Phúc” được nhiều người hiểu là “hạnh phúc”, “phúc báo”, nhưng trong quá khứ chữ “Phúc” là dùng để chỉ “phúc phận” và “phúc khí”. Dẫu sao thì việc người ta dán chữ “Phúc” trong nhà đều là để gửi gắm mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc, một tương lai tốt đẹp. Nhưng người xưa thường dán ngược chữ “Phúc” trước cổng nhà mình nhân dịp năm mới…

Tương truyền, việc dán chữ “Phúc” là có liên quan đến Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Vào một đêm Tết Nguyên Tiêu, Chu Nguyên Chương đã cởi áo long bào giả trang làm một ông chủ, đi dạo trên đường Nam Kinh ngắm hoa đăng.

Minh Thái Tổ thấy dân chúng trong kinh thành nhà nào nhà nấy đều cắt hoa giấy, treo đèn lồng, dán câu đối, tất cả đều là cảnh tượng ăn mừng vui vẻ nên trong lòng rất vui. Nhưng sau khi đi qua vài dãy phố, ông phát hiện thấy trên cổng của một nhà có dán bức tranh một người phụ nữ ngồi trên lưng ngựa, ôm trái dưa hấu lớn.

Nhìn bức tranh, Chu Nguyên Chương giận tím mặt. Ông cho rằng đây là bức tranh châm chọc xuất thân bần hàn của Mẫu nghi thiên hạ – Mã Hoàng hậu. Chu Nguyên Chương liền hạ lệnh cho kẻ dưới dán một chữ “Phúc” lên cổng của nhà kia để làm dấu hiệu, ngày hôm sau trừng trị.

Minh Thái Tổ và Mã Hoàng Hậu (Ảnh: Wikipedia)

Nhưng đêm đó, Mã Hoàng hậu biết chuyện. Bà nhanh chóng lệnh cho tất cả các nhà trong thành đều phải dán một chữ “Phúc” trên cổng trước khi bình minh đến. Tuy nhiên trong lúc vội vã, một gia đình không biết chữ đã đem chữ “Phúc” dán ngược.

Ngày hôm sau, người của Chu Nguyên Chương phát hiện ra nhà nào trong thành cũng dán chữ “Phúc”. Giận cá chém thớt, họ lệnh cho cấm quân tịch thu hết tài sản của nhà dán chữ “Phúc” ngược và bắt giữ  “kẻ phạm tội”.

Mã Hoàng hậu thấy sự tình không hay liền vội vàng nói với Chu Nguyên Chương: “Người nhà kia biết hôm nay Hoàng Thượng tới chơi, nên đã cố ý dán ngược chữ ‘Phúc’ để tỏ ý tứ là ‘Phúc đến’.” (Chữ “Phúc” dán ngược có nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến.)

Hoàng đế Chu Nguyên Chương vừa nghe thì liền thấy có đạo lý nên lập tức hạ lệnh thả người. Một trận đại họa bởi vậy mà cuối cùng đã được tiêu trừ.

Minh Thái Tổ rất thương yêu Mã Hoàng Hậu, nên khi bà mất, ông không lập thêm một hoàng hậu nào nữa (Ảnh: Internet)

Từ đó về sau, để tưởng nhớ đến tấm lòng nhân từ của Mã hoàng hậu, và cũng là để hướng đến những điều tốt lành trong năm mới, người ta đã dán ngược chữ “Phúc” ở ngoài cổng nhà mình.

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 3 – Mở tiệc lớn để thêm vi cánh Ông Hội đồng vui vẻ mở hầu bao

Rước Cậu Ba về tới nhà ông Hội đồng bàn ngay cuộc lễ tiệc, trước cúng ông bà, sau đãi thân bằng quyến thuộc. Ông giao việc này cho bà...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Chiến trận trâu – khỉ trong “Tây du ký”

Ngưu Ma Vương là một nhân vật phản diện trong bộ truyện kinh điển Tây Du Ký có bản thể là ngưu. Trong chữ Hán, ngưu chỉ chung cả trâu...

Người trí tuệ không thể hiện mình thông minh

Thông minh là một loại tài phú, người thực sự có đại trí tuệ thường thường đều là ẩn giấu, không để lộ tài năng ra bên ngoài. Thời khắc...

Tại sao lại gọi là Bến Tre, phải chăng nơi này có nhiều tre?

Có nhiều nguồn nói rằng địa danh Bến Tre là xuất phát từ tiếng Khmer Sóc Tre. Theo nhà văn hóa Vương Hồng Sển, thì Bến Tre vốn là xứ...

Thủ Dầu Một – Có tự bao giờ?

Thủ Dầu Một (TDM) là tên cũ của tỉnh Bình Dương (BD) trước năm 1956, tồn tại 87 năm (1869-1956) và đã gắn liền với lịch sử đấu tranh, xây...

Hàng Nghìn Năm Qua, Người Ta Đã Hoàn Toàn Hiểu Sai 2 Chữ “Kỹ Nữ”

Ngày nay nói đến từ kỹ nữ thì già trẻ trai gái đều nghĩ ngay đến những người làm nghề bán thân, sống bằng nghề bán dâm. Về nguồn gốc...

Trần Thái Tông (1218-1277)

I . Tiểu sử Tên thật là Trần cảnh, là con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16-6 Mậu Dần, 1218. Năm 8 tuổi cưới Lý Chiêu Hoàng; chỉ ít...

Lễ phép là giá trị cốt lõi của con người

Một nhà giáo dục từng nói: Nếu như, ở ngay hiện tại muốn biết rõ 30 năm sau con của bạn là người như thế nào, làm công việc gì và kết...

Lạc Long Quân nghĩa là gì?

Mỹ hiệu Lạc Long Quân 貉龍君 thường được diễn Nôm thành “Bố Rồng”, “Cha Rồng” mà không thấy ai thắc mắc rằng đây là một cách hiểu “cà thọt”: nếu...

Lá thư Beethoven gửi Người yêu bất tử

Ludwig van Beethoven(1770-1827), một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng và bí ẩn nhất trong lịch sử, qua đời ở tuổi 57 với một bí mật lớn. Khi ông...

Người Nam hay nói rút gọn

1. Người Nam hay nói rút gọn. Trong giao tiếp hằng ngày, thay vì nói “chút xíu” người ta thường nói “xíu”: – Xong chưa? – Xíu nữa. – Đau...

Exit mobile version