Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

NHÀ TRẮNG – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ VÀ DANH THẮNG ĐẶC BIỆT CỦA NƯỚC MỸ

1. CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

White House được dịch thành cái tên Nhà Trắng hoặc tòa Bạch Ốc. Là một biệt thự được sơn màu trắng. Làm từ vật liệu đá Sa Thạch với phong cách thiết kế tân cổ điển. Hiện tại, tòa nhà đang tọa lạc tại số 1600 Đại Lộ Pennsylvania, thủ đô Washington D.C. Quyết định xây dựng Nhà Trắng (White House) được Quốc hội thông qua 16/7/1790. Với cái tên đầu tiên là District of Columbia. Theo đó, nơi này vừa là thủ đô của Hoa Kỳ về sau. Vừa là để tưởng nhớ nhà thám hiểm tìm ra châu Mỹ Christopher Columbus.

Nhà Trắng Mỹ được khởi công xây dựng từ 13/10/1792. Bản thiết kế của kiến trúc sư James Hoban. Công trình có kiểu mẫu giống tầng trệt và lầu 1 của tòa nhà Leinster – Dinh thự hoành tráng của một công tước Dubin (ngày nay là trụ sở Quốc hội của Ireland).

Nhà Trắng được xây xong vào năm 1800. Với mức chi phí khoảng 232.371 USD. Tương đương với khoảng 2.4 triệu USD theo tỷ giá hiện nay.

Đến 19/2/1960, tòa nhà này được công nhận là danh thắng quốc gia và trở thành một trong những biểu tượng của nước Mỹ.

2. NHỮNG CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ

Trải qua lịch sử hơn 200 năm tồn tại, Nhà Trắng ở Mỹ như một nhân chứng hùng hồn, chứng kiến biết bao thăng trầm trong cuộc đời của các vị Tổng thống Mỹ.

Khi Harry S. Truman trở thành Tổng thống vào năm 1945, ông chuyển vào White House khi tòa nhà này đã ở tuổi 145. Lúc này, nước Mỹ đang trải qua thời kỳ đại suy thoái và chiến tranh thế giới thứ 2 nên không đủ kinh phí để trùng tu công trình.

Năm 1949, tòa nhà có nguy cơ sập đổ nên vị lãnh tụ Truman phải chuyển ra ngoài để việc sửa chữa được tiến hành. Công tác sửa chữa được thực hiện xuyên suốt trong vòng 3 năm ròng, từ 1949-1952. Trong năm 1952, trùng tu được hoàn tất và tổng thống Truman trở về tiếp quản.

Sự kiện Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát vào 22/11/1963 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của hình ảnh Nhà Trắng trong thập niên những năm 1960. Sự ra đi của nhà chính khách tài ba trẻ tuổi nhất từng đắc cử Tổng thống Mỹ đã để lại bao thương tiếc cho người dân trên khắp thế giới. Nhiều nhà lãnh đạo tài ba từ nhiều quốc gia đã tham gia buổi đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng trong sự xót xa, thương tiếc vô bờ.

3. DU LỊCH VÀ AN NINH

DU LỊCH NHÀ TRẮNG

White House luôn là điểm đến thu hút hàng triệu du khách tham quan từ khắp thế giới. Đây là dịp để những ai cảm mến với công trình được tận mắt chiêm ngưỡng phong cách thiết kế độc đáo, mang đậm giá trị lịch sử. Nhà Trắng là địa điểm chính trị đặc biệt của Hoa Kỳ. Việc tham quan dinh thự này đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị trước. Nếu đi tự túc, bạn phải mua vé và đăng ký trước tối thiểu 21 ngày. Không được đặt lịch quá 6 tháng. Trường hợp bạn du lịch theo tour của đơn vị lữ hành thì họ sẽ đăng ký thay bạn.

AN NINH NHÀ TRẮNG

Hàng rào sắt bao quanh toà nhà là biện pháp phòng thủ đầu tiên để ngăn những kẻ lạ đột nhập vào trong. Tất cả lối vào đều có trạm kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Từ năm 1990, Mỹ mở rộng hệ thống hàng rào và xây dựng tường bê tông kiên cố để đối phó với các trận đánh bom bằng xe hơi.

Mật vụ bảo vệ Nhà Trắng được đào tạo nghiệp vụ. Đặc biệt nhằm bảo vệ Tổng thống và gia đình. Mật vụ thường đeo kính đen và ẩn nấp tại bụi cỏ quanh vườn. Không ai nắm rõ số lượng mật vụ làm việc trong tòa nhà.

Bất cứ loại thực phẩm vào được vận chuyển vào đây đều được kiểm định chặt chẽ với thiết bị tiên tiến và diễn ra bên ngoài tòa nhà. Bên trên và xung quanh tòa nhà là khu vực hạn chế bay. Trên nóc dinh thự có các tay súng bắn tỉa canh gác 24/7.

Cửa sổ Nhà Trắng được lắp kính chống đạn mạnh nhất. Bất cứ ai muốn vào tham quan đều phải qua các biện pháp kiểm tra an ninh để đảm bảo an toàn.

Bài kỳ và tịch thượng

Theo phép khoa cử: thi Hương thì trường nhất kinh nghĩa, trường nhì thi phú, trường ba văn sách, như tôi có nói ở đoạn trước rồi. Thí sanh nào...

Ngày Tết có những phong tục gì?

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung  Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày...

Tết Dưới Mắt Người Tây Phương

Trong "Lối Xưa Xe Ngựa..." tập II, tôi có viết ba bài về những tục lệ liên quan đến Tết Nguyên đán (1), song là viết theo sách sử của ta. Ở...

Từ mì đến miến và vằn thắn

Trong Từ điển tục ngữ Hán - Việt của Lê Khánh Trường . Lê Việt Anh (Nxb. Thế giới, 2002), các tác giả đã giảng câu Công yếu hồn đồn,...

Nghề thêu của người Việt

Thuở còn đi học, tôi rất thích câu hát ru của mẹ: “Một mai ai chớ bỏ ai/Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim ”. Đó là câu hát...

Sài Gòn “tám” chuyện Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm

Người Sài Gòn có thú vui uống cà phê ngoài phố, cà phê “quán cóc”, cà phê hẻm và “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, ví dụ như...

Món ăn dĩ vãng

Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của...

Chuyện hồn ma phá án – Chạy đâu thoát khỏi số Trời?

Kẻ sát nhân đã cao chạy xa bay, cứ ngỡ “trời không biết, quỷ không hay”, nào ngờ chạy đâu cũng không thoát khỏi số trời. Vào thời nhà Đường...

Mày ngài và mày tằm

Nhân Dân báo số vừa rồi có bài của cô Mộng Tuyết bắt bẻ hai chữ “mày ngài” của báo Tri tân [a] mà tôi kéo dài ra thành câu...

Bàn thêm về nghĩa của thành ngữ “Ăn như hạm”

Kiến thức ngày nay, số 125 mục Chuyện Đông chuyện Tây có giải thích thành ngữ “ăn như hạm”. Tôi xin góp ý như sau. Nói “ăn như hạm” là...

Châu về Hợp Phố nghĩa là gì?

"Châu về Hợp Phố" hay "Châu về Hiệp Phố". Ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lại. Thường được dùng hàm ý chỉ “những cái quý giá không mất...

Về đâu, những bài hát đồng dao?

Tuổi thơ chúng tôi lớn lên cùng những câu hát đồng dao giản dị, mộc mạc, chứa đựng một tâm hồn trong trẻo, một cái nhìn hồn nhiên trước cuộc...

Exit mobile version