Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhớ bún riêu cua

Tuổi thơ tôi gắn liền với khu chợ làng, và đặc biệt không thể quên được hương vị món bún riêu cua dân dã. Nói không quá lời, bún riêu cua làng Kỳ của Kiến Thụy phải nói ngon nhất nhì thành phố Hải Phòng, chả thế mà chiều nào tôi cũng ăn đẫy một phần mà vẫn thòm thèm không biết chán. Bạn thử ghé qua và thưởng thức một lần xem, đảm bảo ăn xong một phần sẽ gọi thêm suất nữa.

Ấy là khi tôi còn nhỏ. Mẹ tôi bán rau ở chợ làng, ngồi kế bên là gánh bún riêu cua khiến người ta hít hà không ngớt. Buổi chiều tôi hay chạy lên chợ đón mẹ, nói là “đón” chứ thực ra là để gạ gẫm mẹ mua cho một bát bún riêu cua.

Bún quê tôi thường dùng sợi nhỏ, cùng với nước dùng đun hoàn toàn từ cua giã tay. Những miếng cua xốp mịn ngon lành nổi trên mặt nước, thêm chút màu vàng tươi rói từ gạch cua phi hành mỡ khiến nước dùng thanh đạm tăng thêm phần ngầy ngậy thơm thơm. Xịn xò hơn thì có thêm miếng chả thịt lá lốt rán giòn, nhưng mà mẹ chưa bao giờ mua cho tôi phần đầy đủ nhân ấy. Thôi thì cũng chả sao, đối với tôi một bán bún riêu không đã quá tuyệt rồi, ăn kèm với dưa muối dọc mùng thơm mùi riềng, rưới nước me chua dịu dịu và ăn với rau sống thái nhỏ đã đủ cho cái bụng tôi no kễnh sau buổi chiều tan học.

Lần nào tôi cũng rủ mẹ ăn cùng, ấy thế mà mẹ bảo chỉ cần nhìn thấy tôi ăn cũng đủ no. Mẹ kì diệu thật ấy, chứ tôi là tôi chịu.

Nhớ bún riêu cua đồng tròn vị ngày xưa - Ẩm thực - Việt Giải Trí

Ăn xong cũng là lúc mẹ dọn hàng. Nhìn hai thúng trống trơn là tôi sướng rơn nhẩy cẫng, hôm nào mẹ bán hết là hôm đó chị em tôi có thêm thịt cá để ăn, chẳng cần phải ăn rau trừ bữa nữa.

Mẹ xếp hai thúng chồng vào nhau, quảy lên vai. Tôi đòi ngồi vào trong thúng như hồi còn bé xíu nhưng mẹ ứ cho, lại còn cốc nhẹ lên trán tôi bảo: “Cha bố nhà cô, có còn bé nữa đâu mà đòi mẹ gánh.” Thế là dưới cái nắng chiều nhè nhẹ, một mẹ một con ríu rít đi về.

Sau này lớn thêm chút nữa, tôi mới biết rằng chả có ai chỉ nhìn thôi mà cũng no được cả. Chẳng qua là vì nhà tôi nghèo, và vì mẹ thương tôi nên mới nhường cả bát bún riêu cho như thế. Tôi hiểu chuyện hơn, không còn nhõng nhẽo đòi mẹ ăn như trước, mà biết tích cóp tiền lẻ để mỗi tuần có thể mời mẹ cùng ăn. Có đợt tôi đạt giải cuộc thi học sinh giỏi, thế là có tiền mua hẳn hai bát kèm đầy chả thịt. Bát bún riêu chia sẻ cùng mẹ, hình như nó ngon hơn nhiều thì phải.

Thuở đó bún riêu có năm trăm đồng một bát, rồi tăng dần lên tới một ngàn, cho đến bây giờ là năm ngàn chỉ có cua hay mười ngàn có thêm chả thịt lá lốt. Vẫn còn rẻ chán so với ối hàng ở phố, và mức lương của tôi thì thừa sức mua hẳn chục bát mà không sợ xót túi tiền. Nhưng rất tiếc là tôi không còn ở quê nữa, mà vào lập nghiệp tận phương Nam xa xôi. Ở đây không có món bún riêu quê hương, cũng không có mẹ tôi cùng sẻ chia bát bún. Nhiều lúc thèm quá lại gọi điện tỉ tê với mẹ, nghe mẹ cười xòa nói bao giờ về lại dắt tôi đi ăn thỏa thích thì thôi.

Thực ra qua nhiều năm tập tành thì tôi cũng có thể nấu thành công món ăn thân thương ấy, với nguyên liệu chưa đủ chuẩn và tài nghệ cũng chưa đủ rành như người đi trước, nhưng cũng giúp để tôi thỏa cơn thòm thèm. Đôi khi tôi không phân biệt nổi thực chất mình nhớ món ăn quê hương, hay là nhớ cảm giác được ăn món ngon cùng với mẹ. Cũng có lẽ là cả hai… bởi vậy nên tôi thích gọi điện làm nũng mẹ tí thôi, chứ bây giờ chắc mẹ chẳng thể dắt nổi tôi, mà đổi thành tôi dắt mẹ rồi.

Món bún riêu cua đối với tôi không chỉ là một món ăn để thưởng thức, trên hơn cả còn là những kỉ niệm thuở ấu thơ, là quê hương để nhớ, là tình yêu vô bờ của mẹ mà cả đời này tôi sẽ chẳng thể quên…

8 cách gội đầu sai lầm khiến tóc yếu, khô xơ và chẻ ngọn

Ai cũng muốn có một mái tóc đẹp, mềm mại và suôn thẳng. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ vẫn đang vô tình chăm sóc tóc không đúng cách khiến mái tóc khô...

Lấy chồng sớm làm gì…

Thế nào là sớm hay muộn là tùy quan niệm và môi trường xã hội của mỗi người. Có người 28 tuổi vẫn là sớm, có người 23 tuổi đã...

Cầu ngói Thanh Toàn – nét đẹp cổ xưa ở miền quê xứ Huế

Không chỉ đẹp về kiến trúc, giá trị của cầu ngói Thanh Toàn còn được tôn lên nhờ nằm ở vùng quê có phong cảnh thơ mộng và giàu truyền...

So sánh khả năng hàng hải giữa hai nước Trung – Việt thời Thanh – Nguyễn

Mục đích bài viết này không chỉ đơn thuần so sánh hơn thua về hải quân hai nước, đây là một công trình khoa học nhắm vạch ra điều sai...

Trình tự hôn lễ xưa

Lễ tục Cưới gả đã có từ trước tới nay vẫn còn được mọi người trong nước và ngoài nước áp dụng. Đây là điểm nổi bật trong phong tục...

Ngôi mộ bằng đá cẩm thạch tuyệt đẹp ở Sài Gòn

Bên cạnh những nét độc đáo về kiến trúc, ngôi mộ cổ còn là một di tích lịch sử quan trọng.   Ngôi mộ cổ nằm cách ngã tư Thoại Ngọc Hầu...

Những hình ảnh không thể quên về Hà Nội năm 1979

Xe đạp tràn ngập phố phường, những khu chợ vỉa hè nhộn nhịp… là những hình ảnh đầy hoài niệm về cuộc sống ở Hà Nội năm 1979. Cuộc sống...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương hai: Trường thi

Thi Hội là kỳ thi chung cho sĩ nhân toàn quốc nên trường thi Hội bao giờ cũng ở kinh đô. I - TRƯỜNG THI TRƯỚC THỜI NGUYỀN 1- NHÀ...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 4 (cuối) – Tính tình, văn hóa và tục lệ

Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt con người như chúng tôi đã nói trước đây. Vì thế mà dân xứ này không ưa và...

Cư tang là gì ?

Thời xưa, dẫu làm quan đến chức gì, theo phép nước, hễ cha mẹ mất đều phải về cư tang 3 năm trừ trường hợp đang bận việc quân nơi...

Từ nguyên của “tiệc” trong thết tiệc

Trên Năng lượng mới số 324, tôi đã được đọc bài “Thiết đãi hay thết đãi?”. Nhưng để cho “cùng kỳ lý”, tôi xin hỏi thêm: Trong cụm từ “thết...

Sài Gòn năm 1963 qua ảnh của Anthony Larusso

Cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng ở Sài Gòn năm 1963 qua loạt ảnh do cựu binh Mỹ Anthony Larusso thực hiện. Một góc đại lộ Nguyễn Huệ,...

Exit mobile version