Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Như Quỳnh và “Người Tình Mùa Đông” một thời làm 8x, 9x mê mẩn

Mỗi mùa Giáng Sinh, trong vô số những bài hát được yêu thích và mở đi mở lại, có lẽ Người tình mùa đông phiên bản của một Như Quỳnh trẻ trung xinh đẹp rạng rỡ luôn làm lứa thế hệ 8x, 9x phải thổn thức.

Vào cuối năm 1993, Như Quỳnh (tên thật là Lê Lâm Quỳnh Như) xuất hiện trong cuốn băng ghi hình chủ đề giáng sinh của trung tâm Asia. Với bộ trang phục chân váy trắng, áo khoác đỏ, đầu đội mũ beret nhún bước hát bài “Người Tình Mùa Đông”. Đoạn ghi hình này sau đó đã tạo nên một cơn sốt đưa tên tuổi Như Quỳnh vụt sáng thành một ngôi sao.

Những năm của thập niên 90, người người nhà nhà mê mẫn giọng hát Như Quỳnh, ai cũng thích có một cuốn băng dù chỉ là băng đĩa lậu có ca khúc Người Tình Mùa Đông. Thậm chí, bài hát của nữ ca sĩ thịnh hành đến mức, bộ trang phục của cô trong bài hát một thời đã trở thành mốt ăn mặc của giới trẻ.

Ảnh: Asia6

Ca khúc Người Tình Mùa Đông cũng chính là tác phẩm đưa Như Quỳnh đến gần với công chúng hơn. Thuở đó, người ta yêu mến Như Quỳnh không chị vì giọng hát trong trẻo, sắc vóc xinh đẹp mà còn vì thần thái, vì khả năng vũ đạo đậm chất quê hương mà hiếm có ca sĩ hải ngoại nào có được.

Trong một bài phỏng vấn Như Quỳnh từng kể, bài hát Người Tình Mùa Đông ban đầu được dự định dành cho ca sĩ Ngọc Lan. Nhưng sau đó vì Ngọc Lan đã chọn được ca khúc khác, hơn nữa đây cũng là lần đầu tiên Như Quỳnh xuất hiện nên bài hát này được chuyển sang cho cô. Ban đầu khi đến ghi hình, trang phục Như Quỳnh chọn cũng không phải là bộ đồ cô xuất hiện. Vì muốn Như Quỳnh có một diện mạo trẻ trung, xinh xắn đúng với tinh thần bài hát, một người trong ekip đã ngỏ lời cho Như Quỳnh mượn bộ trang phục cô đang mặc. Và thế là, Như Quỳnh đã có một màn trình diễn đi vào trái tim triệu triệu khán giả không chỉ về phần nghe mà cả phần nhìn. Cô chia sẻ, thậm chí các fan của cô từ đó đến nay vẫn gọi cô với biệt danh là Người Tình Mùa Đông.

Để hình dung lại cái thời mà “Người Tình Mùa Đông Như Quỳnh” trở về Việt Nam qua băng video, một người Sài Gòn kể lại: Lúc đó tôi cùng 2 người bạn có tiệm cho thuê băng Video nên có được cuốn Video Tape có bài Người Tình Mùa Đông này gần như là đầu tiên. Tôi đem ra ngoài quán bar nổi tiếng nhất Sài Gòn thời đó (quán bar ở ngay bến Bạch Đằng góc Nguyễn Huệ) để mở lên cho mọi người xem. Vậy mà cuốn băng của tôi đã trở thành một sự kiện chấn động Sài Gòn thời đó, dân chơi Sài Gòn liên tục yêu cầu mở cuốn băng này cả buổi suốt mấy tháng trời.

Như Quỳnh – Người tình mùa đông 2018

Ca sĩ Như Quỳnh cho biết, nhiều người lầm tưởng Người Tình Mùa Đông được dịch ra từ một ca khúc tiếng Hoa nhưng không phải vậy. Sự thật bản chính của bài hát là một ca khúc tiếng Nhật có nhan đề Rouge (lớp son hồng), sáng tác của Nakajima Miyuki và người trình bày đầu tiên là ca sĩ Naomi Chiaki (năm 1977).

Nội dung của bài hát gốc là lời tự sự của cô gái thôn quê lên thành thị theo đuổi cuộc sống mới, sau đó chợt nhận ra đã đánh mất đi con người mình năm xưa. Năm 1992, ca khúc được viết ra phần lời bằng tiếng Hoa và được ca sĩ Vương Phi thể hiện, cũng từ đó bài hát trở nên nổi tiếng và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nhạc sĩ Anh Bằng cũng viết ca khúc này thành một ca khúc tiếng Việt tên Người Tình Mùa Đông – ca khúc kể về chuyện tình yêu của một chàng trai mãi theo đuổi một cô gái có trái tim lạnh lùng băng giá. Ca khúc này cũng chính là ca khúc đầu tiên đưa Như Quỳnh trở thành cái tên nghệ sĩ được giới hải ngoại săn đón thời đó. Đến nay đã trải qua gần 30 năm, nhiều ca sĩ Việt Nam cũng thể hiện lại Người Tình Mùa Đông với nhiều phiên bản khác nhau, nhưng với khán giả, phiên bản của một Như Quỳnh trẻ trung, hồn nhiên nhún nhảy trên sân khấu ngày đó vẫn là nhất.

Từ nguyên của hênh trong hênh xui

Về nguồn gốc của hai tiếng hênh xui (chúng tôi viết hênh với -nh cuối), tại bài “Một số từ gốc Hoa trong phương ngữ Nam Bộ”, tác giả Tầm...

Tại sao nút nguồn các thiết bị điện tử đều là biểu tượng này?

Nút nguồn của các thiết bị điện tử đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nút nguồn lại là...

Vì sao ta lại cảm thấy khó chịu sau khi uống sữa

Sữa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu cơ thể bạn có những phản ứng hay triệu chứng khó chịu sau khi uống sữa thì cần...

Chợ Hà Nội xưa

Chợ xưa đơn sơ, mộc mặc gắn liền đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Đó là nơi giao thương hàng hóa và trao đổi những vật dụng...

Chùm ảnh: Cầu đá Trung Thành – cây cầu đá cổ hiếm có ở miền Trung

Cầu đá Trung Thành có từ thế kỷ 19, vừa là một công trình giao thông quan trọng, vừa là điểm nhấn làm nên nét đẹp của làng quê xứ...

40 năm tu Đạo, vì sao Khương Tử Nha vẫn phải hạ phàm ngồi câu cá?

Khương Tử Nha vốn là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn. 30 tuổi đã lên núi, trải qua quá trình khổ tu 40 năm. Đối với ông, phú quý...

Sài Gòn – Trăm nhớ nghìn thương

Tôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với...

Lời Đức Phật dạy về hôn nhân

Phật dạy hôn nhân chính là sự gặp gỡ đồng cảm giữa hai tâm hồn yêu mến nhau, quyết tâm cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc gia đình....

Thầy bói Sài Gòn xưa

Mỗi năm, hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Trên phố đông người qua Năm nay đào lại nở Chẳng thấy ông đồ xưa...

Nền giáo dục đóng gạch và những đứa trẻ không đổ vừa khuôn

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng trong một lớp học, hoặc trong một sân chơi. Những đứa trẻ không đổ vừa khuôn thường ngồi một mình một góc, chơi...

Những bức ảnh xưa cũ về thành phố Pleiku

Tỉnh Gia Lai không chỉ hấp dẫn bởi thiên nhiên hùng vĩ cùng bản sắc văn hóa núi rừng Tây Nguyên, mà còn có thành phố Pleiku. Thành phố này mang...

Ký ức Sài Gòn – Chợ Lớn xưa

Đô thị Sài Gòn – TP HCM với hơn 300 năm phát triển đã và đang chứa đựng một quỹ di sản kiến trúc đồ sộ và quý giá, đặc...

Exit mobile version