Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nước Mỹ – Người Mỹ

Tám mươi năm trước, nhà viết kịch Anh gốc Ireland Bernard Shaw giải Nobel văn chương 1925, sau một chuyến đi Mỹ về được hỏi quan niệm của ông về người Mỹ, ông trả lời không đắn đo: “Một người Mỹ là một thằng đểu 99%, tôi đã nói thẳng với họ như vậy, nhưng họ rất thích tôi”.
Tám mươi năm sau chuyến đi Mỹ của Bernard Shaw, nhà văn Nguyễn Quang Lập hỏi nhà thơ Nguyễn Duy, người đi Mỹ nhiều lần, có lần ở cả 6 tháng và không phải là cưỡi ngựa xem hoa: “Ông hãy nói cho tôi biết chỉ một câu về nước Mỹ”. Nguyễn Duy cũng trả lời không cần suy nghĩ: “Đó là đầy đủ tất cả những điều mà Mác mơ ước”.

Kỹ sư Hoàng Văn Quang, người đã chỉ cho tôi một cách chi tiết những điều gặp trên đất Mỹ từ luật lệ giao thông, các cách mua hàng trong siêu thị, cách đánh bài từng xu ở Las Vegas để có các em chân dài đưa bia đến uống miễn phí cho đến cách tìm đồ ăn trong hai cái tủ lạnh to đùng trong căn bếp khi anh vắng nhà. Nói chung là Quang biết nhiều “ngõ ngách” ở đây nhưng khi ở Việt Nam không bao giờ anh nói một câu về nước Mỹ, mà năm nào anh cũng về chừng một tháng. Có ai hỏi chuyện Mỹ anh thường nói lảng sang chuyện khác, thường là chuyện ăn chơi nhậu nhẹt ở Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Trung Dân nhiều lần đến Mỹ, có lần rong ruổi bằng ô tô từ Florida đến San Francisco tức là từ đông nam đến tây bắc nước Mỹ cả tháng, mỗi lần trở về có ai hỏi: Nước Mỹ có gì vui không, anh thường trả lời: Nước Mỹ chẳng có gì mà nói.

Con trai tôi nhiều lần gợi ý tôi qua Mỹ, tôi hơi ngại vì tuổi tác, ngôn ngữ, tiền bạc. Tôi nói hãy kể cho bố nghe vài điều về nước Mỹ, nó nói bố phải sang đây, không kể được.

Vì những lẽ đó, khi đến Mỹ tôi tìm cách đi đây đi đó, chỉ mấy nơi thôi, không nhiều vì nước Mỹ rộng gấp ba mươi lần nước Việt ta. Không như các đoàn nhà văn được đưa rước trọng thị và sang trọng như báo đưa tin, tôi di chuyển trên đất Mỹ theo kiểu đi trên đường giao liên Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước. Nghĩa là ở một trạm nào đó, anh em mua cho cái vé xe đò hoặc máy bay, soạn cho một ít đồ ăn rồi lên đường, như ở trạm giao liên người ta phát cho một nắm cơm trước khi rời trạm, chỉ khác là đi một mình, không có người dẫn đường, vì vậy phải giữ kỹ cái hộ chiếu và điện thoại đừng để hết pin, nhất là đừng để mất. Tất nhiên các “trạm trưởng” liên lạc trao đổi với nhau để tôi khỏi thất lạc ở cái nước Mỹ rộng lớn và lạ lẫm này, mà mỗi lần di chuyển thường mất bốn, năm giờ bay hay tám, chín giờ xe chạy trên trăm cây số/giờ. Vả lại dân Mỹ rất quan tâm giúp đỡ người khác nhất là những người lớ ngớ như tôi. Nếu có nhu cầu cần giúp đỡ họ rất tận tình, chỉ vẽ cặn kẽ với một tràng tiếng Anh nghe ù cả tai. Những lúc như vậy tôi không dại gì cố sức để nghe hay méo mồm nói thứ tiếng Anh nửa mùa của mình mà phải tụng thần chú. Tôi có mang sang Mỹ hai câu thần chú. Tôi tụng câu thứ nhất: I can not understand English (Tôi không hiểu tiếng Anh). Đã là thần chú, tụng xong linh nghiệm ngay. Người ta nắm tay tôi: Follow me (Theo tôi) và tận tình thỏa mãn điều cần giúp đỡ. Nếu vì điều gì đó, như không thể rời xa nơi đang làm việc chẳng hạn, họ sẽ giao tôi cho người khác. Sau khi hoàn mãn mọi việc, tôi tụng câu thần chú thứ hai: Thank you very much (Cảm ơn nhiều). Thế là ổn.

Sân bay quốc tế ở thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.

Nhớ hôm nhập cảnh Mỹ ở sân bay Chicago, còn phải bay một chặng nội địa nữa đến Saint Louis thì miền Missouri có tố lốc, chuyến bay chậm 5 giờ. Tôi đến đổi lấy tiền xu để gọi điện cho con trai, nhưng máy cũng nói một tràng dài không hiểu gì cả. Tôi thấy mấy người Mỹ cũng không đổi được tiền, chắc là máy hỏng. Nhớ bài viết “Một mình đến Mỹ” của nhà văn Cao Duy Thảo, khi đến sân bay Saint Louis ông đi lạc ra cửa sau, vội tìm tờ bảo bối ghi sẵn tiếng Anh để mượn máy điện thoại. Tôi chỉ vừa quay ra chưa kịp mở miệng thì có hai người chìa điện thoại, hình như họ theo dõi mọi hành động của tôi. Sau khi gọi điện cho con, tôi đi tìm cái gì để ăn, ngồi ở quầy hơi lâu, nên một trong hai người cho mượn điện thoại đã đến gọi tôi ra máy bay. Tất nhiên là tôi phải tụng câu thần chú thứ hai.

Ở Mỹ chẳng ai phục vụ ai. Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh vừa nấu ăn vừa nói với tôi như vậy. Anh kể hồi bà mẹ mới từ Huế sang thấy anh rửa bát nói: Tao cho mày ăn học đến tiến sĩ mà phải làm việc này. Anh Khanh nói ở đây tổng thống ăn trưa trong Nhà trắng cũng phải rửa bát. Bà cụ giận anh cho là thằng con nói xạo mình. Cả năm sau cụ hiểu ra.

Một trí thức Phật tử người Việt nói sống ở đất Mỹ này mà không biết sám hối thì kiếp sau nai lưng mà trả nghiệp. Họ phí phạm vật thực quá. Đồ ăn thừa của Mỹ có thể cứu đói cho cả châu Phi. Tiêu thụ điện thì khỏi phải nói, nhất nhì thế giới. Xe hơi toàn loại phân khối lớn, uống xăng như “pháp”. Còn nếu chỗ ở như tiêu chuẩn người Mỹ thì nhân loại phải cần thêm 5 trái đất nữa. Tài sản trên hành tinh này đâu phải của riêng người Mỹ. Vợ chồng vị trí thức này có thu nhập vào loại cao ở Mỹ mỗi lần về Việt Nam chỉ ở khách sạn bình dân. Ông nói cần tiết kiệm, dôi ra ít tiền để giúp đỡ người khác, còn nhiều người khó khăn. Tôi đã nhìn thấy ở một nhà hàng tự chọn, khi hết giờ bán, họ dùa tất cả thức ăn vào thùng  rác đủ các thứ từ của hoàng đế đến bít-tết bò. Còn trên xa lộ từ Las Vegas về gần Los Angeles, một chiều bảy làn xe, xe nào chở hai người trở lên thì được đi vào làn ưu tiên. Nhưng nhìn quanh những xe 3, 4, 5 chấm thậm chí cả xe 6 chấm 12 máy cũng chỉ có một mạng ngồi trên đó.

Một kỹ sư cao cấp chỉ tòa nhà nơi anh làm việc nói: Tôi đố ông có bao nhiêu người làm việc trong đó? Tôi đoán chắc cả chục ngàn người. Anh khen tôi nói gần đúng, khoảng 10 ngàn kỹ sư như anh và hơn anh đang làm việc trong đó. Tôi hỏi: Các ông làm việc gì ở cái hộp khổng lồ này. Anh đáp: “Nhiệm vụ của bọn tôi trong cái hộp đó là nghĩ ra những điều mà trên đời này chưa có. Như cái Iphone 4 hay cái máy bay B2 to đùng mà lại tàng hình được thì đã nghĩ hàng chục năm trước, hoặc lâu hơn nữa. Ông thông cảm, nước Mỹ là như vậy”.

Người Mỹ có vẻ dễ tin người. Nếu anh khai đã lái xe an toàn 5 năm, họ tin ngay và hạ mức bảo hiểm cho anh, hay anh nói thu nhập nhà tao dưới mức nghèo, họ phát ngay cho anh cái thẻ nhận hàng cho người nghèo, tất nhiên muốn kiểm tra họ chỉ cần nhấc chuột là xong, nhưng họ chẳng cần làm điều đó vì tin nhau, tin vào sự trung thực của nhau. Vả lại luật pháp của họ chặt chẽ đến mức nếu anh nói láo thì hậu quả khôn lường.

Dòng sông Missouri

Buổi chiều ở thị trấn Rocheport, bên bờ sông Missouri, vốn là một ga xe lửa tuyến đường sắt viễn tây qua các bang Missouri, Kansas, Oklahoma, Texas bây giờ đã thành khu bảo tồn thiên nhiên. Sau khi tháo dỡ tuyến đường sắt nổi tiếng này người ta thành lập công viên quốc gia Katy Trail dài 225 dặm từ Clinton đến St.Charles chạy dọc sông Missouri. Rocheport ở dặm thứ 178,3. Đường sắt cũ thành đường cho người đi xe đạp, đi bộ. Các nhà ga nhộn nhịp được xây dựng từ năm 1865 giờ thành các điểm du lịch, có phòng trưng bày lịch sử của tuyến đường sắt với nhiều ký ức của cuộc chinh phục miền tây. Đến đây dễ làm ta nhớ ra cảnh những cao bồi trên lưng ngựa đuổi theo đoàn tàu phì phò hơi nước trong các phim của Holywood. Bây giờ không còn cảnh ồn ào đó nữa, chỉ có tiếng xào xào của những cánh rừng hai bên đường, lâu lâu lại thấy một đoàn lữ khách đạp xe hoặc cuốc bộ đủ cả nam, phụ, lão, ấu vui vẻ trên đường. Đường sắt ở Mỹ đã hết thời rồi chăng?

Những chuyện của nước Mỹ như quản lý xã hội, an sinh, y tế, giáo dục, môi trường họ đã phải làm hơn hai trăm năm mới được như bây giờ, mình cũng có thể học hỏi để áp dụng ở Việt Nam. Ngặt một điều là mình nghèo quá. Thời suy thoái của họ mà cách biệt quá lớn. 1/47 tính theo thu nhập đầu người. Bây giờ mình phải làm giàu cái đã…

Không đánh giá cuộc sống của người khác, cũng là một loại tư dưỡng cơ bản nhất

  Nhiều người có một thói quen, đem hạnh phúc trong con mắt của mình định nghĩa thành hạnh phúc trên thân của người khác. Bèn cho rằng người khác...

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu...

Tên các ngày trong tuần của Trung Quốc thời xưa

Kiến thức ngày nay, số 161, Chuyện Đông chuyện Tây, trang 112 có nói rằng sau khi tiếp xúc với phương Tây và áp dụng tuần lễ bảy ngày thì...

Về địa danh Hà Nội

Địa danh “Hà Nội” có từ bao giờ và do ai đặt ra? Có phải là do Pháp? Trung Quốc có địa danh “Hà Nội” hay không? Địa danh Hà...

Tranh thuỷ mặc Chợ Lớn

Thời gian qua, cùng với nhiều bộ môn nghệ thuật khác, nghệ thuật tạo hình Việt Nam ngày càng khởi sắc. Những năm gần đây, hàng loạt cuộc triển lãm...

Thầy Lang Phách

Ở lối bên Đan Phượng, có thầy thuốc Nam tên là Phách. Thầy nổi tiếng chẩn đoán bệnh chính xác, ra thuốc chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Ở Hà...

Phải chăng ” lời chào cao hơn mâm cỗ “?

Trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời", cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác,...

Rạp phim Sài Gòn – ký ức nhớ thương

Có một bộ phim Ý nổi tiếng - Cinema Paradiso (Rạp chiếu bóng Thiên đường) - mà tôi xem vào năm 1990 xa lắc lơ. Đó là câu chuyện một...

“Bà Quại” nghe thật gần gũi thân thương

Dân Nam kỳ hễ thấy ai luống tuổi cỡ ông bà mình thì đều kêu hết thảy là: Quại (Ngoại) Chớ ít khi nào kêu là Nội Bị “Bà Quại”...

Kéo lê đuôi mà đi

Trang Tử đang câu cá ở trên sông Bộc(1). Vua Sở sai hai quan đại phu đến để ngỏ ý rằng ý vua muốn đem việc nước lại phiền. Trang...

Trường Quốc gia Hành chính Đà Lạt những ngày đầu thành lập

Trường Quốc gia Hành chính Đà Lạt (về sau Trường đổi tên là Học viện Quốc gia Hành chính, dời về đường Alexandre de Rhodes, Sài Gòn) được thành lập...

Sản vật địa phương trong truyện dân gian Nam bộ

Đó là những truyện đưa ra một cách lý giải về tên gọi của một số cây trái địa phương. Trong đó, có những loài được lý giải bằng những...

Exit mobile version