Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phong cách uống trà của người Việt Nam

Trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa. Trà còn mang giá trị liệu pháp. Như giúp cho máu huyết lưu thông, lợi tiểu, có khả năng chống ung thư, tiêu độc, điều hòa huyết áp…

Trước đây trà chỉ phổ biến ở một số nước Châu á như ở Ấn Độ, Srilanca. Sau này được lan rộng ra các nước Trung Á. Như một số nước thuộc khối “Udơbêch” của các nước cộng hòa Liên Xô cũ, đặc biệt những nước này không trồng trà, nhưng ở nơi nào cũng uống trà. Trên “con đường tơ lụa” trà dần dần có mặt ở các nước Châu Âu.

Lịch sử văn hóa trà

Ở Việt Nam, có thể nói trà có mặt trong mọi hoạt động của xã hội. Từ trong gia đình ra ngoài phố, từ nhà hàng, quán chợ cho đến những nơi tiếp khách sang trọng. Từ tế lễ, cưới hỏi, sinh nhật, ma chay, cúng giỗ…

Văn hóa uống trà xưa và nay của người Việt

Nếu trà dùng khi nhất ẩm (uống trà một mình) là lúc người đó đang nhâm nhi lẩm nhẩm thi thơ ôn luyện, nếu song ẩm (hai người uống trà) thì cùng cởi mở văn bài tiêu dao. Thậm chí hưng phấn cùng cầm kỳ thi họa và cùng nhau thưởng thức tiếng oanh nỉ non ngoài vườn.

Trà cũng như người bạn tâm giao của con người. Khi có tâm sự, giúp cho người ta nhớ đến tri ân tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng qua. Khi giận dữ không ai tự pha được ấm trà ngon. Chỉ sau khi nguôi ngoai người ta mới có thể ngồi uống trà như một cách thiền “chánh niệm” vậy

Nghệ thuật thưởng trà của người Việt xưa và nay

Phong cách uống trà của người Việt Nam rất đa dạng không theo chuẩn mực nào. Biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của người pha trà. Và người được mời uống trà đã được nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Những người hiểu biết về văn hóa uống trà, nghệ thuật pha trà của người Việt Nam thì không bao giờ chịu ảnh hưởng chút nào của người Trung Quốc, Hàn Quốc, càng không giống trà đạo của người Nhật Bản. Có thể khẳng định ở Việt Nam không có trà đạo mà chỉ có nghệ thuật thưởng trà Việt.

Người trong Hoàng cung trước kia khi pha trà cho các ông vua, bà hoàng rất cầu kỳ và công phu. Phải hứng từng giọt sương trên búp sen vào lúc chưa có ánh nắng. Còn các cụ xưa thường dùng nước mưa sẽ giúp cho nước trà tăng thêm vị ngọt, sau khi uống sẽ thấy vị ngọt lưu lại nơi cổ họng.

Kỹ năng pha trà tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người. Tùy vào chất lượng và hương vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào. Trước khi pha trà phải tráng ấm bằng nuớc sôi cho nóng trước rồi cho trà vào. Khi pha xong đậy nắp kín tiếp tục rót nước sôi từ trên nắp xuống như tắm ấm để giữ nhiệt độ nóng trong ấm giúp cho các cánh trà được thấm đều.

Những người uống trà sành điệu miền Bắc thường uống trà không ướp hương. Vì như thế sẽ không còn hương vị thật của trà.

Khoảng mười năm trở lại đây. Trà được phát triển rộng rãi để phục vụ nhu cầu trong nước và để xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng hương liệu để ướp trà trong đó có những công ty và cơ sở nổi tiếng cũng dùng kỹ thuật này nhằm mục đích có lãi cao.

Điều đáng chú ý là trà ướp hương liệu thường có mùi thơm đậm hơn trà có hương vị thật. Chỉ có người sành điệu uống trà mới biết trà nào ướp hương liệu và trà nào là nguyên chất. Có doanh nghiệp ở tỉnh lẻ còn dùng thủ đoạn dụ du khách vào uống trà miễn phí để rồi khách phải mua trà với cái gía “cắt cổ” mang về.

Ngày tết hay trong sinh hoạt thường nhật. Đến bất cứ gia đình nào hay cơ quan nào chỉ cần nhìn cung cách chủ nhà pha trà, rót trà, mời trà là có thể thấy được người đó có sành văn hóa uống trà hay không, chưa nói đến nghệ thuật pha trà. Thế nhưng, dù con người đang ở bất cứ trạng thái nào. Khi có tách trà trên tay cũng giúp cho người ta thấy lịch lãm thư thái.

Chính vì vậy trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa trong đời sống. Mà còn được các nhà làm nghệ thuật sân khấu và điện ảnh thường sử dụng như một đạo cụ, một phương tiện để các nhân vật giao lưu giúp cho diễn viên nâng cao trình độ diễn xuất.

Phan Hoàng Thư

Nhược điểm quá lớn khiến quái vật biển Caspian sớm bị Nga khai tử

Ekranoplan (máy bay lai tàu đệm khí) lớp Lun của Liên Xô/Nga từng được kỳ vọng sẽ trở thành "quái vật biển Caspian" đối với nhóm tác chiến tàu sân...

Phong thuỷ – Phần 1/10 – Phương pháp hoá giải một số “bệnh” phong thuỷ nhà ở

Các yếu tố ảnh hưởng sức khoẻ Trước hết khi chọn mua một căn nhà, người ta thường chú ý sức gió mà ngôi nhà mình định mua như thế...

Giai thoại Chú Hỏa – từ người lượm ve chai trở thành “ông vua nhà đất” Sài Gòn xưa

Người Sài Gòn vẫn truyền miệng nhau câu tục ngữ “Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa”. Chú Hỷ – “vua tàu thủy” ở miền Nam, còn Chú Hỏa...

Tên thật của vua Gia Long là Nguyễn Anh hay Nguyễn Ánh?

Trên Thế giới mới, số 193, trong bài “Một số sai lệch về tên thật các vua, chúa Nguyễn” (tr. 12 - 14), tác giả Nguyễn Tâm đã đính chính...

Hình ảnh khó quên về Tiền Giang năm 1991

Khám phá thành phố Mỹ Tho, miệt vườn sông Tiền, chùa Vĩnh Tràng, trại rắn Đồng Tâm…  ở Tiền Giang năm 1991 qua loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người...

Tô Hiến Thành – Vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng

Những người yêu lịch sử Việt Nam hẳn khó quên được chuyện Tô Hiến Thành cương quyết tiến cử người có tài năng, đức độ gánh việc nước thay mình...

Các Giải Văn Chương Ở Miền Nam Trước 1945

Trong các thập niên của đầu thế kỷ 20, một số các tư nhân và các Hội học ở miền Nam Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức các...

Loạt ảnh về sự đông đúc khủng khiếp tại Trung Quốc

Chắc chắn bạn sẽ bị choáng váng đầu óc khi nhìn vào loạt ảnh về sự đông đúc đến nghẹt thở tại Trung Quốc dưới đây. Theo thống kê, Trung...

Lễ trao trả ấn kiếm triều Nguyễn 1952

Theo những thông tin hãng Millon cập nhật thì đây chính là chiếc “bảo ấn” cùng với “bảo kiếm” từng được coi là “tượng trưng cho giang sơn Nguyễn triều”...

Thổ Ngữ Của Tiếng Huế

Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ...

Bí ẩn ‘nhẫn cưới’ tại một số quốc gia trên thế giới

Nhẫn cưới thì ở đâu cũng cần phải có trong tất cả các buổi hôn lễ trên thế giới. Nhẫn cưới là tượng trưng cho sự gắn kết, sự vĩnh cửu bên...

Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) vài truyền thuyết

Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) (1) tự là Tiết Phu, người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Duơng, nổi tiềng học vấn uyên thâm, có tài ứng đối mẫn tiệp nhưng người thấp bé,...

Exit mobile version