Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quá Khứ Đã Thành Màu “Cỏ Úa”

Tình xưa tựa một cơn mưa rào, lướt qua làm ướt áo, nhưng cũng đủ làm ta nhớ hoài đến những năm tháng về sau. Ta tự hỏi: chuỗi ngày đằng đẵng rồi cũng qua mau, liệu có làm ta quên được tiếng mưa rào năm ấy?

Tôi hay thầm cười nhìn về khoảng trời năm đó, có đôi nhân tình hạnh phúc hẹn hò nhau. Vô tư tìm vui bên tháng ngày hoan hỉ, ghi dấu đong đầy những tình cảm đổi trao. Sáng thức dậy người chúc tôi vui vẻ; tối khép mắt bên giường, tôi lại bảo “ngủ ngoan”. Những mệt mỏi trong ngày rồi cũng được xua tan, khi ta lại tìm nhau lúc phố lên đèn, trăng sáng. Hai đứa sẻ chia những vui buồn thường nhật, hoặc ủi an đôi lời nếu có một người gặp chuyện không vui. Có những lần thấy hai mình như những đứa trẻ, có chăng chỉ là khoác vẻ bề ngòai người lớn để yêu nhau: tiếng cười hồn nhiên chẳng vướng chút muộn phiền, và ai đó nũng nịu nép mình trong vòng tay muốn được chở che đang giang rộng.Vậy mà cuối cùng…

“Còn nhớ tên nhau, xin gọi trong giấc mộng
Còn chút thương yêu, xin đưa vào dư âm”.

Vài đôi lần tôi thì thầm hát bài Cỏ úa, như cách để nhắc nhớ mình rằng: tim đã từng yêu. Tâm sự để dành vốn chẳng thể chia sẻ cùng ai, nên hết thảy gửi vào lời ca mà hai ta đều thích, làm gợi cho lòng thoáng chút vương vấn ở ngày xưa. Ngang trái năm nào phủ lên đầu đôi trẻ, nên cỏ úa cho người, cỏ úa ở lòng tôi. Lời yêu thương ta từng dành cho nhau là trọn vẹn, vậy mà giờ mình phải đành hát khúc dở dang, bởi hạnh phúc ấy không thể đi dài mãi, nên viên mãn cuộc đời có hai kẻ đã chẳng mang theo. Họ xa nhau không phải vi tiếng yêu đã cạn, tại chữ nợ hết rồi, nên giờ ngồi đổ lỗ tại chữ duyên. Tao ngộ làm gì rồi buộc phải phân ly, để có một kẻ khờ ôm hoài niềm thương nhớ? Vốn dĩ cái vòng tay, bước chung đôi chưa phải là gần; và sự chia xa không hẳn chỉ được tính bằng khoảng cách. Khái niệm gần xa còn phải được đo bằng nhân duyên và tình cảm, những thứ vô hình nhưng chúng lạ quyết định phần hơn.

Có phước phần để gặp gỡ và yêu nhau, thì dù cho vạn dặm chia đôi, rồi cũng một ngày đôi tim yêu không còn xa cách. Chứ như hoàn cảnh đã trớ trêu chúng mình ngày đó, tôi chỉ biết gượng cười mỗi lần lặng lẽ nhớ về ai. Người đi về phía bên kia màu tối, ở nơi này tôi phải chấp nhận một mình đón ánh bình minh. Ta xa nhau cả về tình cảm lẫn đất trời, thì thử hỏi có không gian nào cho chúng ta gần lại?

Xa nhau rồi, chông chênh lắm ai ơi. Muốn cái nắm tay, thèm được nghe giọng người cười nói, khát những phút êm ấm bên người khi bão lòng dậy sóng. Ai của ai, và một thời từng là tất cả, vậy mà giờ chỉ có thể tìm nhau trong bóng hình bảng lảng, tựa khói sương chiều ngã bóng lúc hoàng hôn.

Xa nhau rồi, trăn trở lắm ai ơi. Tuyết rơi đầu đông người có trở mình cảm lạnh? Sức khỏe của người là điều tôi lo lắng nhất, dẫu bây giờ tôi chẳng quyền gì để thăm hỏi, quan tâm. Thỉnh thoảng, trong lòng cũng nảy sinh hờn ghen, đố kị, vì ai yêu người rồi, bờ môi đó người có trao ai? Cái nắm tay người ta dìu nhau ra phố, vui vẻ cười đùa có quên một người cũ ngày xưa? Nơi trời xa có bao giờ tôi là người được nhớ, có ngấn lệ nào người đã rớt cho tôi? Thôi, chỉ là tủi thân, yếu lòng suy nghĩ vậy thôi, còn thật tâm tôi luôn mong người luôn được bình an, thanh thản, vì bơi xới làm gì một chữ ái tình đã ngăn nắp xếp gọn, rồi được chúng mình cố ý để quên. Dĩ vãng sẽ nhạt nhòa dưới lớp bụi thời gian, thì những ngọt ngào hôm nao cũng nhạt phai trong tiềm thức. Người đừng đau đáu câu chuyện xưa ngày cũ, để có kẻ thôi mơ tưởng một hạnh phúc chẳng với tới tay.

“Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ
Đừng níu thời gian cho thêm sầu vương mang”.

Quá khứ đã úa màu thì tương lai cần tô lại sáng hơn, dẫu giờ đây, chúng ta không dùng chung bút vẽ. Tôi sẽ tập sống như những ngày người chưa đến, còn người hãy dành tình cảm cho một ai đáng được yêu thương. Đi qua ngày mưa sẽ lại là những ngày nắng, đi qua thương nhớ chúng ta sẽ tìm thấy yên bình, đúng vậy mà, phải không?

An yên nhé, tình xưa tôi khép lại.
Thương lắm khoảng trời hai đứa đã cùng qua.

Cái được cái mất của người làm Quan

Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời. Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt,...

Huyền Trân Công Chúa, Người Con Gái Việt Đầu Tiên Qua Hải Vân Sơn

Nhà Trần kể từ Đức Thái Tông tới vua Anh Tông, là một giai đoạn lịch sử cường thịnh nhất trong dòng sử Việt. Vua thánh tôi thần, nên đã...

Chùm ảnh giao thông ở miền Nam Việt Nam

Nhìn lại khoảng thời gian những năm 60 của thế kỉ trước, hình ảnh những con người Việt nghèo khó ở miền Nam Việt Nam. Cùng với đó là những...

Dưới triều Nguyễn, người đánh con riêng của chồng (vợ) đến chết có thể bị xử tội chết

Ngày 19 tháng 5 năm Tự Đức thứ 2 (1849), Tuần phủ Bắc Ninh hộ lý Ninh Thái Tổng đốc quan phòng Trương Văn Uyển trình tấu về bản án...

Nghĩa Cần Vương

LỜI NÓI ĐẦU Nghĩa Cần Vương là cuộc toàn dân kháng chiến, dưới chính nghĩa Hàm Nghi. Lẽ tất nhiên là đã có nhiều người không theo chính nghĩa đó....

Vua Gia Long tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa năm 1816

1. Kế nghiệp tiền nhân Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh (1762 – 1820) lên ngôi vua ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia...

Ca khúc “Em tôi” và cuộc tình dang dở của nhạc sỹ Lê Trạch Lựu

Nhạc sỹ Lê Trạch Lựu sinh ngày 6-9-1936 tại Hà Nội. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã sáng tác hơn 10 ca khúc nhưng nổi tiếng nhất...

Mẹo chọn trái cây tươi ngon

Trái cây là loại quả không thể thiếu trong đời sống, nhưng chọn thế nào để mua được những quả vừa ngon mắt, ngon miệng lại an toàn là điều...

Những căn cứ ngầm bí ẩn nhất hành tinh

Trên thế giới tồn tại những căn cứ ngầm bí mật ẩn sâu dưới lòng đất và được bảo vệ nghiêm ngặt. Hầu hết chúng ta không biết tới sự...

Nhớ lại khoảnh khắc bác sĩ Yesin ‘phát hiện ra Đà Lạt’

Sau hai ngày đường, vào 15h30 ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đây chính...

Bách Việt và quá trình Nam tiến

Nghiên cứu về người Việt đã trở thành một chủ đề chính của giới khoa học trong nửa thế kỷ nay. Sự phát hiện nhiều nền văn minh khác Hoa...

Năm mới nhiều ước vọng chờ mong trong “Câu chuyện đầu năm’ của nhạc sĩ Hoài An

“Câu chuyện đầu năm”, một sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sỹ Hoài An, là “món ăn tinh thần” quen thuộc của nhiều khán giả mỗi độ tết đến,...

Exit mobile version