Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

SàiGòn’s Slang ,Tiếng lóng SàiGòn xưa

Tiếng lóng là ngôn ngữ “phi chuẩn mực”, thường bị chê là cách nói không đàng hoàng, lộn xộn, khó nghe và khó hiểu.

Những chiếc xe cyclo máy một thời là phương tiện phổ biến ở Sài Gòn giờ đã biến mất. Ảnh: LIFE

Con cái mà nói tiếng lóng là bị cha mẹ la rầy, nhân viên mà văng những từ lóng khó hiểu là sếp không ưa, đi đến nhà người yêu mà nói tiếng lóng là bị mất điểm trong mắt ông bà nhạc tương lai.

Tuy vậy, người ta vẫn thích nói từ lóng, trước hết để tránh đề cập đến những chuyện không tiện nói huỵch toẹt, hai là để người thứ ba không chú ý, để câu chuyện đỡ nghiêm trọng, để cho vui, vân vân.

Thời nào có tiếng lóng của thời đó. Cách nay hơn nửa thế kỷ, Sài Gòn thêm nhiều người từ miền Bắc vào sống chung. Rồi lai rai người khắp các nơi, từ các tỉnh miền Trung cho đến Tây Nam bộ đến chia sẻ cái nắng cái gió Sài Gòn. Người đông, vốn từ ngữ trao đổi với nhau ngày càng phong phú.

Cuộc sống thay đổi với thời gian, nhiều từ lóng lúc đó thịnh hành, bây giờ hầu như không nghe ai nói nữa. Giới trẻ hôm nay nếu nghe lại có lẽ không biết nói gì.

Những bác tài xế cyclo máy Sài Gòn xưa trên đường phố Sài gòn trước 1975. Ảnh tư liệu

Xin tạm nêu ra vài từ:

Dầu cù là: bản thân dầu cù là không thể là tiếng lóng, nhưng ở đây có nghĩa là “Đảng Cần Lao”. Từ này xuất hiện cuối thập niên 1950, đầu 1960. Đó là khoảng thời gian cầm quyền ở miền Nam của chánh quyền Ngô Đình Diệm. Giới viên chức thường hỏi nhau: “Ê, ông có bôi dầu cù là không?”, là có ý hỏi: “Ông có chân trong đảng Cần Lao không?”. Có “bôi dầu cù là” thì thế nào cũng được nâng đỡ về mọi mặt vì Đảng đó do chính quyền Diệm – Nhu lập ra.

Dầu cù là vốn là loại dầu xức rất quen thuộc với đa số người Sài Gòn thập niên 1950, 1960. Ảnh tư liệu

Tây hạ thành: mỉa mai những cái gì cổ lổ, cũ kỹ quá xá. Chẳng hạn như có người mặc cái áo cũ mèm, người ta bảo: “Cái áo đó có từ hồi Tây hạ thành”, tức là có từ cả trăm năm, từ khi người Pháp đánh thành Hà Nội. Không chỉ nói về những món đồ, từ này còn nói về khái niệm phi vật thể, kiểu như ông nào đọc diễn văn dùng nhiều từ cổ quá lủng củng và có khi biền ngẫu thì bị gọi là dùng ngôn ngữ “Tây hạ thành”. Từ này na ná như từ hiện nay cũng còn một số người xài: thời Bảo Đại ở truồng.

Con cháu nhà Hán: Trong cuốn “Hán Sở tranh hùng” có chuyện vua Hán Cao Tổ vốn họ Lưu, sau này phá tan được nhà Tần lên làm vua lập nên nhà Hán. Vì vua nhà Hán họ Lưu nên người ta dùng chữ “con cháu nhà Hán” để chỉ những người có tánh “lưu …manh” khó chơi.

Phỗng: Khi đánh bài tổ tôm, khi ta đánh ra hai quân bài giống nhau, người khác đánh ra một quân giống hệt, ta có quyền “phỗng”. Đáng lẽ quân bài đó người ngồi mé trên ta có thể ăn để ghép vào cỗ bài của họ nhưng ta có đôi sẵn trong tay, ta có quyền kéo quân bài đó về phía mình, đó là ”phỗng”. Người ở mé trên mình bị nâng mất quân bài đáng lẽ mình được, tức là bị phỗng tay trên. Từ này người gốc Bắc nói nhiều hơn.

Cũng như tiếng lóng, bây giờ ít người trẻ hôm nay biết “mía ghim” và xe Velo Solex rất phổ biến trên đường phố Sài Gòn xưa. Ảnh tư liệu

Khổng tử viết: Thập niên 1950, 1960 cả nước mới thoát ra khỏi chế độ phong kiến chỉ năm mười năm, nền nho học đã tàn lụi trước đó xa hơn chút nhưng vẫn còn kha khá những người theo nho học, nệ cổ.

Có anh đạo đức dù không tới nơi nhưng lúc nào cũng làm ra vẻ nhà nho đạo mạo nghiêm cẩn. “Khổng tử viết” tức là “Đức Khổng tử có nói”, trong các sách Tứ thư, ngũ kinh, các danh sĩ Trung Hoa xưa mỗi khi muốn dạy ai thường lấy câu này ra để dựa cho chắc ăn.

Thế là khi dân Sài Gòn ngán các anh hủ nho nói trên khi họ muốn lên lớp ai thì gọi là “Khổng tử viết”, muốn chỉ cho thấy rằng anh đọc sách nho học như con vẹt, chẳng thèm suy nghĩ gì.

Hia: Có nghĩa là cắt xén. Ai có tóc dài, râu dài thì bị nhắc phải …hia bớt đi, phải cắt ngắn đi. Hia còn có nghĩa là ném, vứt, lại có nghĩa là khuân vác. Ví dụ như: “túm cổ, hia ra ngoài!”, hay “hia vài bao vô đây!”. Không ai biết tại sao có từ này, nhưng giới lính tráng miền Nam trước đây dùng nhiều.

Nghe lại những từ lóng này, có thể hình dung những ngữ cảnh cụ thể mà bây giờ những người trẻ không thể hình dung ra được.

Vụ cướp nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ

Tám tên cướp trong vụ án đã bị bắt và bị kết án chung thân, hai người nữa đã chết trước khi ra tòa. Chỉ một phần nhỏ số tiền...

Cách ăn vận của người Sài Gòn xưa

Tôi tự hỏi, người Sài Gòn là như thế nào? Vài người lớn tuổi cho rằng làm gì có người Sài Gòn tuy thành phố trải qua hơn 300 năm...

Tây Ninh thơ mộng qua loạt ảnh năm 1965

Mảnh đất Tây Ninh năm 1965 hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng và đầy sức sống trong những bức ảnh của cựu binh Mỹ John Hansen. Làng xóm ven...

Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim?

Chúng tôi chưa được biết một tài liệu thành văn nào nói về tục này, có lẽ vì các cụ nhà nho ngày xưa đã cầm bút là phải viết...

Tuổi thơ vùng Tân Định

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Đi tìm ‘Hủ tiếu Mỹ Tho’ nơi xứ người

Tình thiệt mà nói, không phải tôi là dân Mỹ Tho mà luôn bênh vực cho những gì của quê nhà mình. Có lẽ tôi đi không tới và tìm...

Lan man về từ kỵ húy và ngôn ngữ của người Nam Bộ

Tiếng nói không những là phương tiện giao tiếp mà còn là một thứ "căn cước" cho biết mình là người miền nào. Nghe tiếng nói người ta phân biệt...

Ỷ Lan Phu Nhân và vĩ nghiệp trong lịch sử

Văn chương bình dân Việt Nam thường hay phản ánh đường nét hiện thực của một xã hội tổ chức trên nền tảng lao động lồng trong khung cảnh của...

Xứ Đài, bến đục hay trong?

Tôi nghe em vừa bật khóc Nông trường, đất đỏ Đài Loan Chân non, hụt hẫng bờ hoang Ngơ ngác, cạnh chàng khuyết tật… Mấy câu thơ nho nhỏ trên...

Thói “Ăn” nếp “Ở” của vgười Việt qua cách nói

- Thói ăn: Không biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm...

Nguồn Gốc Của Phở

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc của...

Tuổi thọ của vua chúa Việt Nam

Bấy lâu này tôi tự hỏi vua chúa Việt Nam ta thời xưa sống bao lâu. Tìm số liệu này cũng không khó, nhưng đòi hỏi thời gian. May mắn...

Exit mobile version