Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp giữa người Việt và người Mỹ

Thực trạng hiện nay, các ứng xử trong giao tiếp dần có tính chất toàn cầu hóa tuy nhiên nét đặc trưng của phong cách giao tiếp ở từng quốc gia vẫn còn là một điều rất thú vị. Cùng xem  những sự khác biệt thú vị trong giao tiếp giữa người Việt và người Mỹ

Giao tiếp luôn là một kỹ năng cần có cho sự thành công trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp tốt làm vững chắc mối quan hệ tương quan giữa con người với nhau đặc biệt là giữa những con người ở các quốc gia khác nhau thì kỹ năng giao tiếp càng đáng được lưu tâm bởi thế giới không chỉ có một nền văn hóa. Thực trạng hiện nay, các ứng xử trong giao tiếp dần có tính chất toàn cầu hóa tuy nhiên nét đặc trưng của phong cách giao tiếp ở từng quốc gia vẫn còn là một điều rất thú vị. Cùng xem  những sự khác biệt thú vị trong giao tiếp giữa người Việt và người Mỹ.

Người Mỹ rất phóng khoáng và cởi mở trong giao tiếp.

  1. Chào hỏi và làm quen

Ở Mỹ , người dân thường chào nhau bằng những cử chỉ rất gần gũi như ôm hoặc hôn má tùy theo độ thân mật hoặc trong các mối quan hệ sơ giao và trong việc kinh doanh thì những cái bắt tay luôn là cách chào nhau lịch sự và văn minh nhất.

Trong khi ở Việt Nam – một nước Á Đông khá coi trọng thứ bậc giao tiếp trong xã hội nên cách chào hỏi cũng trở nên phức tạp hơn tùy theo mối quan hệ.

Với người Mỹ tư duy của họ khá thoáng và bạo dạn trong việc bắt đầu các mối quan hệ mới, cởi mở hòa đồng và vui vẻ là điều mà người ta thường ấn tượng nhất khi làm quen với một người Mỹ. Còn với người Việt hiện nay, tuy nhờ sự du nhập của văn hóa nước ngoài mà đã tự do và mạnh mẽ hơn trong việc làm quen nhưng nhìn chung vẫn còn thái độ ngại ngùng và bối rối hơn sơ với sự thoáng đạt trong giao tiếp của người Mỹ.

  1. Cách thể hiện ý kiến cá nhân và giải quyết vấn đề trong giao tiếp:

Người Mỹ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực trong giao tiếp nói riêng và cách sống nói chung, ở Mỹ, nói dối còn là một điều tội lỗi và xấu xa hơn cả trộm cắp, đồng thời dường như họ cũng tin rằng những người rụt rè và dài dòng không thẳng thắn trong giao tiếp là không đáng tin. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và trong mọi sự việc họ thường không quan tâm quá trình mà chỉ chú ý đến kết quả.

Người Việt thì vốn đề cao sự khéo léo và mềm mỏng, cẩn trọng trong quá trình giao tiếp, coi trọng sự nhã nhặn đồng thời trong việc giải quyết các vấn đề thường xem trọng quá trình hơn người Mỹ, chấp nhận sự thỏa hiệp và tránh xa các xung đột.

  1. Phong cách sống và giao tiếp

Người Mỹ đề cao những gì thuộc về bản thân họ về khả năng cá nhân, cá tính riêng, cái ‘’tôi’’ của bản thân là điều mà họ luôn quan tâm và bảo vệ, phong cách sống của người Mỹ bao gồm trong hai từ: tự do và tự lập. Trong giao tiếp người Mỹ thường xem trọng cái tôi của bản thân và thể hiện sự tự tin về chính mình.

Trong phong cách sống, phần lớn người Việt tỏ ra trân trọng cái ‘’ta’’, những giá trị thuộc về cộng đồng và đề cao sự hòa nhập giữa mọi người trong xã hội, phong cách sống cộng đồng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Trong giao tiếp, người Việt đề cao sự khiêm tốn và khiêm nhường khi thường tự hạ thấp bản thân để thể hiện mình không quá tự tin hay kiêu ngạo.

 

4.Thể hiện cảm xúc, xin lỗi và cảm ơn

Hãy nói ”cám ơn” và ”xin lỗi” nhiều hơn.

Nói theo tục ngữ của người Việt thì người Mỹ thể hiện cảm xúc theo kiểu ‘’ruột để ngoài da’’ vui buồn đều thể hiện qua gương mặt và câu nói một cách rõ ràng. Trong giao tiếp thường nhật thì việc nói xin lỗi và cảm ơn là một điều thường thấy trong xã hội Mỹ, họ xin lỗi khi chạm phải người khác hay thậm chí là các va chạm giao thông…vv…vv…Ở Mỹ, quan niệm xin lỗi và hành vi để tiến tới hòa giải một cách vui vẻ và là hành vi can đảm, điều này khá khác biệt với đa số người Việt thường xem việc phải xin lỗi là hành động gây tự ái cho bản thân.

Bên cạnh việc nói ‘’xin lỗi’’ thì ‘’cám ơn’’ cũng là một câu nói phổ thông trong xã hội Mỹ, họ cảm ơn mọi lúc, mọi nơi với mọi hành động tác động tốt đến cuộc sống của họ dù là nhỏ nhặt hay lớn lao để thể hiện sự hài hòa và vui vẻ thường trực, trong khi đó văn hóa người Việt lại đậm chất bí ẩn của Á Đông thường ít bộc lộc cảm xúc ra bên ngoài khi giao tiếp, Phần lớn người Việt thường giữ sự biết ơn lại và cất giấu ở trong lòng mà tiết kiệm hai từ ‘’cảm ơn’’.

  1. Cách ứng xử nơi công cộng:

Trong khi người Việt có thói quen thích sự náo nhiệt nên thường vô tâm trong việc ứng xử nơi công cộng thì Người Mỹ rất ghét việc gây ồn ào ở những nơi không riêng tư nhất là những nơi mang tính trang nghiêm như bảo tàng, đài tưởng niệm hay giáo đường, ngay những nơi như nhà hàng hay quán ăn họ vẫn luôn tuân thủ việc ‘’ăn nhẹ nói khẽ’’ và khi cần gọi nhân viên phục vụ họ vẫn thường thể hiện sự tinh tế và lịch sự trong giao tiếp khi sử dụng những cử chỉ hoặc ánh mắt để tránh làm phiền những người xung quanh.

Bài thơ tình bất hủ của thi sĩ Nguyên Sa

Nguyên Sa (1932-1998) tên thật là Trần Bích Lan, sinh năm 1932 tại Hà Nội, là nhà thơ, nhà báo, và là một giáo sư triết học tại Sài Gòn...

Câu truyện về bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn

VỊ TRÍ Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi...

Nước mắm ngon dầm con cá liệt

Nước mắm và mắm là những món ăn đặc biệt của Đại Tộc Việt, của Lạc Việt sông nước có một nền văn minh và văn hóa sông nước: Trồng...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa mê mẩn

Dù đã bị cấm nhiều năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở về...

Trần Hữu Trang – Cuộc đời và tác phẩm

Soạn giả cải lương Trần Hữu Trang quê ở xã Phú Kiết, tỉnh Tiền Giang (trước đây là tỉnh Mỹ Tho, trước nữa là tỉnh Định Tường). Soạn giả là...

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? bao gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ...

Thiền Tộc Tự Thuật

Ban nhạc La Cigale hợp xướng bản Hè Về của nhạc sĩ Hùng Lân của Việt Nam một cách xuất sắc. Cả hội trường vỗ tay theo nhịp điệu của...

Những hình ảnh quý giá về Đà Nẵng năm 1970

Vào năm 1970, Đà Nẵng là một thành phố khá đơn sơ, dù đây là đô thị lớn thứ 2 ở miền Nam Việt Nam. Hình ảnh do Steve Ferendo,...

Cách nhìn người của cổ nhân

Hàng ngày chúng ta đều phải làm việc, giao tiếp, hợp tác với rất nhiều người có tính cách khác nhau, vậy mà đôi khi ta không có một chút...

Ý nghĩa phật bản mệnh 12 con giáp

Phật bản mệnh gồm có 8 vị chủ tôn, còn được gọi là Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và năm yếu tố cơ bản...

Diện mạo thành Vinh một thế kỷ trước

Có lịch sử lâu đời, nhưng vì chiến tranh, thiên tai, thành phố Vinh hầu như không còn mấy di tích cũ. Qua nhiều nghiên cứu, ông Phạm Xuân Cần...

5 công trình kỳ vĩ của Tần Thủy Hoàng khiến thế giới kinh ngạc

Tuy rằng Tần Thủy Hoàng chấp chính chỉ có 37 năm, nhưng lại hoàn thành rất nhiều công trình ‘vô tiền khoáng hậu’ với tốc độ đáng kinh ngạc… Năm...

Exit mobile version