Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao gọi là dân “Du Côn”

“Anh Chị Bồn Kèn” là một danh từ để gọi bọn du côn ở xóm Bồn Kèn, phần nhiều là những tay dọn bàn, nấu ăn cho các quan Lang sa, thường hay cậy thế thần của chủ, hống hách hung hăng, và hay gây ăn thua đánh lộn hoặc đâm chém với du côn xóm khác như “Xóm Dọn Bàn” (Paul Bert cũ), “Xóm Khánh Hội” (Anh chị Bến Tàu), hoặc du côn “Mặt Má Hồng”(đường Mac Mahon) hay “Lăng Xi Bê”(đường Blanscubé).

Thuở ấy dân anh chị chưa có “chó lửa”(súng lục, súng sáu) như bây giờ. Họ nói chuyện với nhau chỉ bằng tay sắt, củ chì, roi gân bò, hoặc dao tu, miễn là đủ ăn thẹo trên mặt là cùng… nhưng họ có thói ưa xăm mình và tâng bốc nhau bằng danh từ “đại ca” như trong truyện “Thuỷ Hử” hay trong các truyện Tàu khác. Có người xăm tích “Võ Tòng đả hổ”, người xăm câu thơ răn đời: “Hoạn nạn bất ly chơn quân tử, Lâm nguy bất cứu mạc yêng hùng”. Có kẻ xăm bùa chú, bùa “gồng”, người xăm hình ý trung nhơn hoặc con “đầm” loã thể”…Giữa ngực xăm một con rồng đoanh… đặc biệt nhứt là sau lưng, trên đề: “République francaise” dưới thêm câu: “Viva la France” và mấy con số “1914 – 1918”, hỏi ra anh là một lính “chào mào” từng dự trận châu Âu đại chiến.

Danh từ “du côn” có là do tích bọn này, nguyên là bọn du thủ du thực, tay thường cầm một “đoản côn” (côn vắn) bằng sắt, đồng hay gỗ trắc để hộ thân, về sau vì có lệnh cò bót cho bắt những kẻ tay cầm gậy hèo nên họ đổi lại, để dễ chạy án, cầm một ống tiêu bằng đồng để khi hữu sự dùng làm binh khí hoặc khi nào cao hứng chè chén no say thì mượn đó thổi hơi tiêu phù trầm….

Kỷ niệm về ‘Xóm Đêm’ – Đường về canh thâu

Tôi nhắm mắt lại và lạy Chúa : “Đừng để con nghe bản nhạc này thêm lần nữa” Da diết thâm trầm và khiến lòng đổ lệ, đêm mùa đông...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Thiệp cưới xưa và nay

Thiệp cưới xưa và nay có nhiều sự khác biệt lớn. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ sự phát triển công nghệ sản xuất và công nghệ...

“Grù” không phải là tiếng Việt

Báo Công an TP HCM ngày 16-4-2016 có đăng tại trang “Sáng tác” bài “Tiếng bồ câu “grù grù” ngoài cửa sổ” của Trương Thanh Thùy. Xin ông cho hỏi:...

Sài Gòn “tánh kỳ” nhưng lại cố tình gây thương nhớ

Trong một bài viết có tựa đề “Sài Gòn tánh kỳ” trên một trang Fanpage của Sài Gòn, người Sài Gòn lại có dịp tự hào về những điều quá...

Từ “Lòng Mẹ” tới đời thường của nhạc sỹ Y Vân

Về thời điểm ra đời của ca khúc “Lòng Mẹ” mà, cá nhân tôi muốn được gọi là “quốc ca của lòng từ mẫu,” đến nay, đã có tới ba...

Đã một thời như thế: Hiện tượng Phạm Công Thiện

Có lẽ “người duy nhất” được Phạm Công Thiện kính nể và tôn sùng là Henry Miller. Tôi nghĩ rằng có thể từ chỗ gặp Henry Miller ở California, rồi...

Thái Bình cổ lục liệt truyện

Đôi lời bộc bạch: Người góp nhặt năng nhặt chặt bị sử phẩm, giai thoại, dữ kiện, tài liệu trong sách vở, trên mạng lưới, cũng như tư liệu qua...

Sự phân biệt giàu nghèo ở học sinh

Câu chuyện tán gẫu với thái độ xem thường của ba học sinh về một người bạn vắng mặt. Câu chuyện bắt đầu từ học sinh A: “Ê, tao mới...

Cần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Nam Bộ

Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ rất chân quê, giản dị, nhưng lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức...

Tháp Bình Lâm – tòa tháp Chăm có vị trí đặc biệt ở Bình Định

Tháp Bình Lâm được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, nằm trong kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời...

Câu chuyện tình đẹp thời trước 1975

Ba tôi qua đời bất ngờ năm 1964, nhỏ em út còn trong bụng Má. Tôi phải nghỉ học, tìm việc làm ngày đêm để phụ giúp Má tôi nuôi...

Exit mobile version