Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tam giới trong Phật giáo là gì?

Tam giới (ba cõi – tiếng Phạn: Triloka) nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính), nhưng vì bị các kiến chấp sai lạc làm cho mờ tối nhận thức, khiến họ không tự phát hiện và thắp sáng được khả năng ấy nên cứ phải quanh quẩn mãi trong tam giới.
Người nào vẫn còn trong tam giới là còn bị phiền não chi phối. Chỉ khi nào đạt quả vị giác ngộ thì mới được giải thoát ra khỏi ba cõi, tức là thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Tam giới bao gồm: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.

Dục giới (Kamadhatu)

“Dục” là ham muốn. Cõi Dục giới là cõi của thực phẩm, ước muốn vật chất và dục vọng thể xác. Chúng sinh trong cõi này vì đam mê theo các “thú vui” về sắc tướng, âm thanh, mùi hương, ăn uống, chạm xúc và dâm dục cho nên luôn luôn gây ra nhiều tội lỗi, tai họa và khổ đau.

Các loài chúng sinh trong cõi Dục này gồm có: Người, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sinh. Trong 5 loài này thì loài Người có tâm ý phát triển cao hơn hết, là cảnh giới có khổ đau và hạnh phúc lẫn lộn. Bởi vậy, các vị Bồ tát thường chọn sinh vào thế giới loài Người, nơi có nhiều hoàn cảnh thuận lợi, để phụng sự chúng sinh và tu tập các pháp môn cần thiết sau cùng để thành tựu quả Phật.

Cũng bao gồm trong phạm vi cõi Dục này còn có 6 cõi Trời, tuy hưởng được nhiều phước báo hơn loài Người, nhưng vẫn là những phước báo tạm bợ và trí tuệ thì không hơn loài Người. Chúng sinh trong 6 cõi này vẫn có hình sắc, nhưng phần vật chất của họ vô cùng vi tế, mắt người thường không thể trông thấy được.

Họ đều là hóa sinh, cũng mang hình thể nam-nữ với đầy đủ các thứ dục vọng như con người. Sáu cõi Trời của cõi Dục (Lục Dục thiên) này, từ thấp lên cao gồm có: Tứ vương, Đao lợi (cũng gọi là cõi trời Ba mươi ba – Tam thập tam thiên), Dạ ma, Đâu suất, Hóa lạc và Tha hóa tự tại.

Sắc giới (Rupadhatu)

“Sắc” là hình tướng, vật chất. Đây là cõi của các vị Phạm Thiên, có hình tướng, vật chất như thân thể, cung điện…nhưng rất vi tế, đẹp đẽ, tinh diệu. Các vị trời ở đây không có tướng nam nữ, không có tham dục như ở cõi Dục, chỉ sống trong thiền định. Tùy theo mức độ cao thấp của thiền định, cõi Sắc được chia làm 4 bậc, gồm 18 cõi Trời.

Cõi sơ thiền

Cõi Sơ thiền gồm 3 cõi Trời: Phạm chúng (các vị trời tùy tùng của các vị Phạm Thiên), Phạm phụ (các vị trời thân cận các vị Phạm Thiên), Đại phạm (các vị Phạm Thiên có nhiều hạnh phúc, đẹp đẽ, tuổi thọ cao nhất trong cõi Sơ thiền). Các vị Phạm Thiên ở các cõi này có thân thể khác nhau, nhưng cách suy nghĩ thì đều giống nhau, và trong tám thức thì không còn có tị thức và thiệt thức hoạt động.

Cõi nhị thiền

Cõi nhị thiền gồm 3 cõi Trời: Thiểu quang (các vị Phạm Thiên có chút ít ánh sáng), Vô lượng quang (các vị Phạm Thiên có ánh sáng vô cùng), Quang âm (các vị Phạm Thiên có ánh sáng rực rỡ). Cõi Nhị thiền này có rất nhiều ánh sáng. Các vị Phạm Thiên ở đây đều có thân thể giống nhau nhưng cách suy nghĩ thì khác nhau, và trong tám thức thì từ cõi Nhị thiền này trở lên, cả năm thức cảm giác đều không còn hoạt động.

Cõi tam thiền

Cõi Tam thiền gồm 3 cõi Trời: Thiểu tịnh (có hào quang nhỏ), Vô lượng tịnh (có hào quang vô hạn), Biến tịnh (có hào quang không xao động). Cõi Tam thiền này mọi sự đều thanh tịnh, cả thân và tâm của các vị Phạm Thiên đều hoàn toàn giống nhau.

Cõi tứ thiền

Cõi tứ thiền gồm 9 cõi Trời: Vô vân (cảnh giới quang đãng), Phước sinh (cảnh giới trường cửu), Quảng quả (hưởng phước báo rộng lớn), Vô phiền (hoàn toàn tinh khiết), Vô nhiệt (hoàn toàn thanh tịnh), Thiện kiến (cảnh giới đẹp đẽ), Thiện hiện (hoàn toàn tự tại), Sắc cứu cánh (cảnh giới tối thượng), Vô tưởng (không còn tư tưởng).

Đây là cõi cao nhất của Sắc giới, chúng sinh sống trong cảnh giới thiền định sâu xa, hoàn toàn tịch tịnh, chẳng những năm thức cảm giác mà cả ý thức cũng không còn hoạt động nữa.

Vô Sắc giới (Arupadhatu)

Cõi này hoàn toàn không còn có vật chất, hình thể, cho nên cũng không có tướng nam nữ, không có dục vọng, mà chỉ thuần có nghiệp thức trú trong các cảnh giới thiền định thâm diệu. Đây là cõi cao nhất trong ba cõi, gồm có 4 cõi Trời.

Cõi không gian vô biên (Không vô biên xứ thiên)

Cảnh giới của các vị trời chỉ thấy có không gian vô biên, đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là không vô biên xứ định.

Cõi tâm thức vô biên (Thức vô biên xứ thiên)

Cõi chỉ thấy có tâm thức vô biên, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là thức vô biên xứ định.

Cõi vô sở hữu (Vô sở hữu xứ thiên)

Cõi này không còn có bất cứ một hiện tượng gì, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là vô sở hữu xứ định.

Cõi phi tưởng phi phi tưởng (Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên)

Cõi này không có tri giác mà cũng không phải là không có tri giác, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ định.

Trong sách “Đức Phật và Phật Pháp” (Phạm Kim Khánh dịch), hoà thượng Narada Maha Thera có nói:

“Nên ghi nhận rằng đức Phật không nhằm mục đích truyền bá một lý thuyết về vũ trụ. Dầu những cảnh giới trên có thật hay không, điều ấy cũng không ảnh hưởng gì đến giáo lý của Ngài.

Không ai bị bắt buộc phải tin một điều nào, nếu điều ấy không thích hợp với sự suy luận của mình. Nhưng nếu bác bỏ tất cả những gì mà lý trí hữu hạn của ta không thể quan niệm được, thì điều ấy cũng không phải hoàn toàn là chính đáng.”

Đánh cọp Gò Quao

Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở...

Ngọ Phạn Điếm

Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái...

Ao Nghiên Ruộng Chữ

Dẫn nhập: Rất ngay tình, năm cùng tháng tận thu vén bài vở trong kho chữ. Tình cờ gặp bản thảo viết đã lâu có hơi hướng đốt lò hương...

Sự biểu tỏ văn hóa qua nghìn cách nói của người Việt ở Nam Bộ

Nói và cười là nhu cầu tự nhiên của con người, của mỗi dân tộc. Dân tộc nào cũng thích cười vui, cũng xem nói năng (ngôn luận) là điều...

Ai cưỡi voi, nằm giường đồng?

Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm! Được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước...

Tàu thuyền Trung Quốc dưới thời Gia Tĩnh triều Minh

Một tác phẩm của Trung Quốc tuy xa lạ đối với người Việt Nam, nhưng nếu nghe qua tên tác gỉả thì hầu như ai cũng biết. Tác phẩm có...

Vụ án 4 người bị sát hại gây chấn động nước Mỹ

Đã có rất nhiều kẻ tình nghi, bao gồm cả những kẻ giết người khét tiếng nhất nhưng cuối cùng cảnh sát vẫn không thể tìm ra được kẻ đã...

Lại bàn về {Nhạc Vàng}

Cách đây vài năm trong nước bỗng dậy lên cuộc tranh luận về 'nhạc sến' mà có thời còn được gọi là 'nhạc vàng', 'nhạc mùi', 'nhạc phản động' vv......

Giai thoại về Con ma nhà Họ Hứa

Báo chí từng đưa ra kiến giải, chú Hỏa bí mật đưa con gái mình đến ngôi nhà nghỉ của gia đình gần nghĩa trang gia tộc khu vực ngã...

Vẻ đẹp hiện đại và thanh lịch của phụ nữ Sài Gòn xưa với mini jupe, đầm suông, váy xòe…

Nổi tiếng là những quý cô kiều diễm, phụ nữ Sài Gòn xưa vốn đã có một kiến thức thời trang và gu ăn mặc cực chất, luôn bắt kịp...

Cuộc sống ở nông thôn Nam Bộ một thế kỷ trước qua tranh màu của Pháp

Người nông dân chăm sóc ruộng rau, thiếu niên chăn trâu, cụ ông thư giãn trên tấm phản… là loạt tranh màu được in trong cuốn sách của Pháp: “Chuyên...

Cá mắm Xứ Huế

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một...

Exit mobile version