Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tảng đá độc Nasu Sessho-seki – Hóa thân của cáo chín đuôi

Sessho-seki hay sát sinh thạch là một tảng đá độc đáng sợ nằm gần khu đất trống hoang vu của lòng sông Sanzu khô cằn thuộc khu suối nước nóng Nasu-yumoto (tỉnh Tochigi, Nhật Bản), có lai lịch âm ám từ oán khí của một con hồ ly chín đuôi.

Câu chuyện về tảng đá Sessho-seki đã được chuyển thể thành nhiều chủ đề giải trí truyền thống của Nhật Bản như kịch Kabuki và các thể loại kịch sân khấu Nhật Bản khác. Tuy nhiên, dù ở thể loại nào thì nó vẫn luôn được trình bày giống với câu chuyện sau đây.

Tại Trung Quốc và Ấn Độ

Truyện kể rằng năm 1000 TCN tại Trung Quốc, Hoàng hậu của triều đại nhà Thương là hiện thân của một con hồ ly tinh độc ác. Bà ta mê hoặc nhà vua khiến ngài chểnh mảng việc cai trị đất nước, do đó vương triều của ngài đã bị lật đổ.

Sau đó, con hồ ly này đã đến Ấn Độ, trở thành người vợ đầu tiên của Hoàng tử nước này. Ả xúi giục Hoàng tử chém đầu hàng ngàn người dân. Tuy nhiên, cuối cùng, một trong số các thuộc hạ của Hoàng tử đã phát hiện và vạch trần sự thật, ả lộ nguyên hình cáo chín đuôi của mình và lập tức biến mất.

Tảng đá Sessho-seki (Sát sinh thạch) là hóa thân của cáo chín đuôi. (Ảnh: Epoch Times)

Năm 753, con hồ ly tà ác này đã biến thành một thiếu nữ và lẻn lên tàu của các phái viên Nhật đang trên đường từ lãnh thổ Đại Đường trở về Nhật Bản.

Tại Nhật

Sau khi đặt chân đến đất nước Nhật Bản, ả hồ ly đã im lặng chờ đợi suốt 360 năm. Sau này, ả biến thành một đứa trẻ kháu khỉnh bị bỏ rơi, chờ ai đó phát hiện ra, giúp đỡ và nuôi nấng mình. Và điều đó đã sớm xảy ra. Ả ta lớn lên trở thành một người con gái xinh đẹp, thông minh và quyến rũ. Khi được 18 tuổi, ả bắt đầu phục vụ tại Tòa án Hoàng gia ở Kyoto thời cổ đại và tự nhận mình là ‘Tamamo-no-Mae’.

Con hồ ly tiếp cận Hoàng đế Toba khiến và được ngài sủng ái. Phải lòng hồ ly không lâu thì Hoàng đế đột ngột ngã bệnh không rõ nguyên do và tình trạng này cứ ngày một tệ hơn.

Tuy nhiên, cuối cùng nhà tiên tri Abe Yasunari đã phát hiện được bản chất thật của ả hồ ly tinh và vạch trần âm mưu hủy hoại đất nước của ả ta. Họ đã quyết đấu một trận sinh tử khiến ả hiện nguyên hình chín cái đuôi cáo của mình và phải trốn khỏi Kyoto.

Một thời gian sau, phát hiện con hồ ly chín đuôi này đã bắt cóc nhiều phụ nữ và bé gái ở huyện Nasu, Hoàng đế Nhật khi ấy đã cử một đội quân hùng mạnh khoảng 80.000 binh lính đến nơi đây truy tìm và giết cho bằng được con cáo chín đuôi này.

Hồ ly tinh đã chống trả dữ dội, nhưng cuối cùng quân đội đã dồn ả vào một ngõ cụt. Sau đó, một người lính giương cung bắn tên về phía ả hồ ly. Con hồ ly chín đuôi liền biến thành một tảng đá khổng lồ và tỏa ra một thứ chất cực độc, chỉ cần đi gần tảng đá này thì dù là con người hay động vật đều sẽ mất mạng…

Cũng chính vì nguyên nhân này mà bao lâu sau, vùng đất quanh khu vực này trở nên hoang vắng, xơ xác tiêu điều, không còn chim chóc, không có côn trùng và cũng chẳng có lấy 1 bóng cây….

Khí độc tỏa ra từ đá Sessho-seki – sát sinh thạch

Nhìn cảnh tượng hoang tàn trên, nhiều pháp sư không khỏi xót xa nên đã cố gắng xoa dịu hận thù của tảng đá hồ ly nhưng vẫn không thể khiến chất độc biến mất.

Cuối cùng, pháp sư Genoh quyết định chiến đấu cùng tảng đá. Ông thanh tẩy cơ thể và linh hồn mình trong dòng suối nước nóng trước trận chiến. Sau đó, ông bắt đầu tụng một loại kinh Phật đặc biệt và cứ liên tục tụng miệt mài ngày qua ngày.

Bao quanh Sessho-seki là cánh đồng hoang vắng, khu vực đá được rào chắn lại cẩn thận để du khách tham quan. (Ảnh qua vnexpress)

Hồ ly 9 đuôi Tamamo-no-Mae sau đó đã xuất hiện trong một làn khói trắng rồi dần dần tan biến. Riêng tảng đá khi ấy đã bị vỡ làm ba. Hai phần của tảng đá bay đi và một phần vẫn nằm lại. Mặc dù đã suy yếu hơn trước nhưng phần tảng đá đó vẫn còn tỏa ra khí độc.

Phần tiếp theo của câu chuyện

Đến nay, mặc dù làn khí cực độc của hòn đá Sessho-seki này đã phát ra được khoảng 1000 năm, nhưng độc tố của nó không hề giảm đi. Tuy vậy, nhiều người dân hàng ngày vẫn kéo nhau tới nơi đây để được nhìn tận mắt tảng đá này. Sự tò mò của họ đã vượt  qua cả nỗi sợ hãi.

Cũng chính vì vậy mà vào năm 1336, một người đàn ông trẻ tuổi tên Kyoden đã đến đây cùng bạn bè và bị chất độc tỏa ra từ tảng đá cướp đi sinh mạng.

Một điều cần lưu ý là nếu bạn định ghé thăm hòn đá Sessho-seki thì hãy chắc chắn rằng mình đã tắm nước nóng ở Nasu-yumoto trước để thanh lọc cơ thể và tâm hồn. Nếu không, bạn có thể sẽ rơi vào cái bẫy độc ác của ả hồ ly tinh chín đuôi và mất đi mạng sống của mình.

(Theo Tinh Hoa)

Phụ Nữ Trong Vương Triều Nhà Lý

Lý Công Uẩn sáng lập ra vương triều nhà Lý thay nhà Tiền Lê, lên làm vua dưới danh hiệu là Lý Thái Tổ năm 1010 và để lại dấu...

Nhà Đốc Phủ Hải – Nét kiến trúc đặc sắc của Gò Công

Nhìn từ bên ngoài, nhà Đốc Phủ Hải là một dinh thự cổ nguy nga kiểu phương Tây. Khi vào bên trong, nhiều người không khỏi kinh ngạc trước những...

Kim Vân Kiều – Cuốn phim truyện đầu tiên sản xuất tại Việt Nam

Khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, các bộ phim chiếu rạp ở Việt Nam chủ yếu nhập từ Pháp. Bắt đầu từ thập niên 1920 về sau, các đạo...

Hà Nội năm 1930 nhìn từ máy bay

Cùng khám phá mọi ngóc ngách của Hà Nội thập niên 1930 qua loạt ảnh đặc sắc do người Pháp chụp từ máy bay. Khu vực phía Tây hồ Hoàn...

Kinh đô Huế qua ảnh xưa

Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ. Nơi đây từng là điểm giao thoa của hai nền văn hóa phương...

Luật ngã , hỏi

Trong khi viết quốc ngữ, người Đàng Trong hay lẫn lộn về dấu ngã dấu hỏi cũng như người Đàng Ngoài hay lẫn lộn về x với s, ch với...

Bé gái 10 tháng tuổi bị người thân đâm 12 cây kim đâm vào người

Mặc dù đã trải qua nhiều năm, nhưng câu chuyện về bé gái 10 tháng tuổi ở Sơn Đông bị 12 cây kim đâm vào người năm ấy vẫn khiến...

Vụ án 4 người bị sát hại gây chấn động nước Mỹ

Đã có rất nhiều kẻ tình nghi, bao gồm cả những kẻ giết người khét tiếng nhất nhưng cuối cùng cảnh sát vẫn không thể tìm ra được kẻ đã...

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 gợi cảm xúc bồi hồi

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 dưới đây chắc hẳn sẽ gợi cảm xúc bồi hồi cho bạn đọc. Những người yêu Hà Nội dù đi đâu về...

Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đình, người cha quyết định mọi...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 4/5 – Chùa Ao và chùa Kiểng Phước

Bản đồ Sài Gòn và khu vực đồn Chí Hòa trong cuộc tấn công ngày 24 và 25.2.1861 cho thấy, trong bốn ngôi chùa thì Kiểng Phước nằm xa đường...

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối” có ý nghĩa gì?

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối”, hiện nay thường được phát âm là “Môn đăng hộ đối”, cho rằng trai gái đến với nhau, điều kiện kinh tế, địa...

Exit mobile version