Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tiếng Hát Thái Hiền

Chiều Chủ Nhật 22 tháng trước có buổi nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Lê Uyên Phương, được tổ chức tại Star Performing Art Center trong thị xã Fountain Valley của Quận Cam. Nghệ sĩ đứng trong cánh gà bên cạnh sân khấu, đợi đến phiên mình hát thì… bước ra. Chỉ vì xưa kia rạp hát là rạp chiếu bóng, không có phòng trang điểm, ghế ngồi, và không có cả… toilet nữa! Thấy Quỳnh Giao bước tới, stage manager của chương trình là Janine Nguyễn lịch sự nhường chỗ. Cám ơn Janine nhé!

Đang ngồi xuống bỗng thấy đứng ngay bên cạnh là Tuấn Ngọc với áo veston chỉnh tề chờ đến lượt mình.

Như thói quen ít nói, Tuấn hỏi ngay: “Cụ có khoẻ không”. “Cụ” ở đây là thân mẫu của người viết. Lắc đầu: “Không khỏe lắm, và quên nhiều rồi. Thế ông cụ khỏe không?” Tuấn hỏi về danh ca Minh Trang, người viết hỏi thăm nhạc phụ của Tuấn Ngọc, nhạc sĩ Phạm Duy!

Tuấn gật đầu: “Yếu đi nhiều, nhưng vẫn tốt!”

Đối thoại cứ như trong truyện Thanh Tâm Tuyền! Ngắn gọn mà nhiều ý….

Quỳnh Giao lại hỏi tiếp: “Tuấn có hát với Thảo hôm nay không? Không khí này và nhạc của anh Lộc rất thích hợp với đôi vợ chồng”. Tuần lắc đầu: “Thảo bỏ hát rồi!” Ngạc nhiên hỏi tiếp: “Tại sao lại bỏ hát? Cười: “Tại không thích hát nữa, cả Thái Hiền cũng vậy!”

Người viết không hỏi gì thêm mà chỉ thấy lòng mình buồn và… tức.

Trong lãnh vực tân nhạc, chúng tôi hiểu nhau, quý nhau và thương nhau vô cùng khi chia sẻ một nghiệp chung, và thấy một người bỏ cuộc chơi thì mình còn tiếc hơn những người “ngoại cuộc”.

Từ trước đến giờ, riêng với Quỳnh Giao, giọng Thái Hiền là viên kim cương quý của nền nhạc Việt.

Thái Hiền có chất giọng “mezzo soprano” đúng nghĩa. Lên cao rất tròn và xuống thấp rất dầy. Không giống như một số ca sĩ khi lên cao thì nhọn mà mỏng, xuống thấp thì nghẹt và tối – nghe không rõ lời nữa. Cách phát âm của Thái Hiền là chuẩn mực cho người học hát. Nàng nhả chữ rõ ràng, không luyến láy bậy bạ, và nhất là không diễn tả quá lố. Điều gì mà tác giả viết ra, Thái Hiền cứ thế trình bầy rất đẹp, không quằn quại đau khổ hơn mà cũng chẳng gào thét để phô trương sức khỏe của mình, hay nỗi niềm của ai khác mà mình không cảm được gì.

Giọng Thái Hiền tự nhiên, giản dị mà mạnh mẽ vững vàng.

Nhạc trưởng khét tiếng Leonard Bernstein có câu phát biểu để đời, là “Thà làm ít hơn là làm lố!” Nói nôm na là đừng diễn tả quá mức. Thà cứ chân phương mà hay hơn.

Thái Hiền là người có sắc đẹp sang quý đến độ khỏi cần điểm trang mà vẫn lộng lẫy, nếu người trần mắt thịt biết nhìn lại một lần nữa. Nàng đẹp như Laura Linney trong phim ảnh Mỹ, nét đẹp của sự thông minh đến độ có thể… uể oải với cái đẹp.

Nhưng, trên sân khấu tân nhạc thì người yêu nhạc và có trình độ thẩm âm cần đến thanh âm hơn là nhan sắc, và thanh âm của Thái Hiền lại là một nét đẹp khác.

Quỳnh Giao buồn khi nghe Thái Hiền không còn muốn hát. Mà tức là vì Thái Hiền còn trẻ quá, không thể về hưu khi giọng đang sung mãn. Nếu lớn tuổi như Kim Tước, Mai Hương mà thấy chán chường thì đôi khi mình còn thông cảm. Thái Hiền còn trẻ hơn Khánh Ly và Lệ Thu cả chục tuổi trở lên, thì cớ sao như vậy?

Có nhiều lý do khiến các ca sĩ của mình chán không muốn hát.

Nhưng nếu bảo là vì thính giả không còn thích loại ca khúc mình trình bày thì cũng không đúng lắm. Không khí và sự thành công của buổi nhạc Lê Uyên Phương cho Quỳnh Giao cảm giác là thính giả vẫn yêu cách hát và loại nhạc nghệ thuật ngày trước.

Có lẽ họ thiếu dịp được nghe, và thèm được nghe lại.

Nhiều nghệ sĩ thì chua chát cho rằng thính giả của mình không còn nữa, hoặc ưa thích của lạ. Ngược lại, nhiều thính giả lại thất vọng vì các ca sĩ về sau đều thuộc loại “đồng hạng”!

Có người châm biếm mở trang quảng cáo “giải phẫu thẩm mỹ” và nói rằng người đẹp thời nay đều có cùng một cha hay một mẹ, vì cũng dọc mũi đó, cái cầm kia và đôi mắt nọ. Một nhà thơ đã lỡ yêu nhạc thì than rằng ngần ấy cô ở trong kia có lẽ học cùng một thầy hát. Vì cũng gào thét quằn quại cứ như Whitney Houston trong mọi ca khúc!

Nói theo kiểu khinh bạc của Nguyễn Đình Toàn – bệnh bắt chước những cái dở của thiên hạ là một… “dân tộc tính” – thì nhiều ca sĩ ngoài này đã lại bắt chước kiểu ấy. Cũng phải là có học “thanh nhạc”, cũng thấm điệu blues hay nhập kiểu jazz nên cũng phải tối tân như vậy thì khán thính giả mới thấy là hay.

Thái Hiền cứ đứng một cõi, chẳng cần theo ai!

Hãy cùng nhau nghe lại đi…

Thái Hiền mà hát “Bà Mẹ Gio Linh” thì không thể như Thái Thanh. Tiếng nức nở của Thái Thanh trong ca khúc bất hủ của Phạm Duy là dấu ấn tuyệt vời, hợp cách. Nhưng nếu hát bài “Ave Maria” của hai nhạc sĩ Âu Châu thì nét trang nghiêm quý phái và cách phát âm rất chỉnh của Thái Hiền mới diễn tả được nội dung của lời thánh ca.

Nghe Tuấn Ngọc nói Thái Hiền bỏ cuộc chơi buông tiếng hát, người viết bỗng thương hại người nghe. Không còn được thưởng thức nghệ thuật chân chính mà chạy ra ngoài chợ om xòm…

Ngẫm chuyện hồi xưa

Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp. Tháng 6 năm đó vua Bảo Đại ban hành chương trình cải cách giáo dục. Chương trình này do giáo sư Hoàng...

Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn…

Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà...

50 nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trong lịch sử âm nhạc thế giới

Danh sách 50 nhà soạn nhạc bậc thầy của nền âm nhạc cổ điển được chia làm 4 nhóm: Bất tử – Kiệt xuất – Thiên tài – Ưu tú....

Quốc trưởng Bảo Đại ở Lạng Sơn năm 1950

Vào ngày 3/2/1950, cựu hoàng Bảo Đại, khi đó là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp đã đến Lạng Sơn để tham dự một lễ tưởng...

Áo gấm đi đêm là gì?

Áo gấm đi đêm: đây là một câu thành ngữ với ý nghĩa phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, không đúng chỗ của một hành động nào...

Nguyên sử – Liệt truyện – Ngoại Di – An Nam

Nước An Nam, đất Giao Chỉ ngày trước vậy. Nhà Tần chiếm thiên hạ, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng. Nhà Tần mất, Nam Hải Úy Triệu Đà...

Chùm ảnh ở Kiev thập niên 1980 qua bưu thiếp Xô-viết

Đại lộ Kreshchatik, đài tưởng niệm Cách mạng Tháng Mười, nhà thờ Cổng Tam vị nhất thể… là loạt ảnh tráng lệ về thành phố Kiev thập niên 1980 được...

Chùm ảnh: Khác biệt “nhìn tận mắt” về đám cưới xưa và nay

Nhìn lại có thể bạn sẽ giật mình vì sự khác biệt rất đỗi rõ nét ở đám cưới xưa và nay… “Thiệp hồng” Giai đoạn 1960 – 1970, người...

Lăng mộ đại điền chủ Hàm Huỳnh Kỳ

Lăng mộ đại điền chủ Hàm Huỳnh Kỳ là một công trình kiến trúc độc đáo hội tụ bản sắc văn hóa của cả 4 dân tộc hiện diện ở...

Lê Thánh Tông và Lê Thánh Tôn là một

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, có con đường trước cửa UBND TP đặt tên là Lê Thánh Tôn. Còn ở TP Hà Nội, lại có con đường mang tên...

Thông điệp bất ngờ từ những chiếc bật lửa của lính Mỹ tại Việt Nam

Chiếc bật lửa Zippo là vật dụng bất khả ly thân của nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nó không chỉ là một công cụ để tạo ra lửa, mà...

Thiềm Thừ Thán

Đại diện các tộc động vật bị lôi cuốn bởi vở kịch La Grenouille Qui Veut se Faire Aussi Grosse Que Le Boeuf (Con Ếch muốn To Bằng Con Bò) dựa...

Exit mobile version