Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tò he cụ bán mấy đồng? Con mua một chiếc cho chồng con chơi

Chẳng biết từ bao giờ tò he đã trở thành một trò chơi của trẻ em Việt, dân gian ta còn lưu truyền những câu đồng dao cổ về món hàng độc đáo này như sau:

Tò he cụ bán mấy đồng?
Con mua một chiếc cho chồng con chơi.
Chồng con đánh hỏng thì thôi,
Con mua chiếc khác con chơi một mình.

(Ảnh qua mrgakon95.wordpress.com)

Xưa kia, tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ… Cái tên “tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La, xã Phượng Dực, Phú Xuyên – Hà Tây. Theo lời một cụ già trong làng, nghề nặn tò he đã có lịch sử hơn 300 năm. Nhưng đến nay, vẫn chưa có tư liệu chính xác về việc tò he có từ bao giờ.

Nghệ nhân nặn Tò He. (Ảnh qua langvietonline.vn)

Hơn ba phần tư người dân làng Xuân La biết làm tò he. Từ những ông, bà tóc bạc đến những em bé chưa biết đọc, biết viết, tất cả đều biết nặn tò he. Người ta kể rằng trước kia, những người dân làng Xuân La có đôi tay khéo léo, thường dùng bột gạo để nặn các loại hoa quả trên mâm ngũ quả và con giống (trâu, bò, lợn, gà…) để làm đồ cúng lễ với màu sắc tự nhiên. Vì những thứ làm ra đều có thể ăn được nên ở một số vùng miền Bắc, người ta còn gọi là “con bánh” hay “đồ chơi chim cò”. Vì chúng tương đối giống đồ thực, lại có pha thêm chút đường nên trẻ con và người lớn đều rất thích.

Nặn tò he tết Trung Thu. (Ảnh qua beathatay.com )

Về sau, những vật phẩm này thường được gắn với một chiếc kèn ống sậy, đầu kèn có dính kẹo mạch nha, nguyên liệu làm bằng bột gạo hấp chín, màu sắc tươi rói và có nhiều chủng loại. Kèn có thể phát ra một thứ âm thanh hấp dẫn, khi thổi lên có tiếng kêu ngắt quãng tò… te… tò… te. Có lẽ vì thế người ta gọi là “tò te”, sau nói chệch thành “tò he”.

Làm nguyên liệu nặn tò he cũng không đơn giản. Khâu làm bột là bí quyết chính của nghề. Nếu làm bột không tốt thì khi bột khô dễ bị tróc, lở khỏi que. Nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo tẻ có trộn ít nếp theo tỉ lệ mười phần gạo, một phần nếp. Nếu thời tiết nóng, hanh khô thì cần phải cho thêm nhiều nếp để giữ được độ dẻo của tò he. Bột được trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay.

Màu tạo ra từ nguyên liệu cơ bản để nặn to he. (Ảnh qua dulichvn.org)

Sau rồi, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng. Bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, đen, xanh. Trước đây, người ta sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với một ít bột: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng… Các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu này. Bây giờ, màu thực phẩm công nghiệp được sử dụng vì tiện lợi hơn.

Tò he có sức hấp dẫn kỳ lạ, không chỉ đối với trẻ nhỏ mà còn đối với rất nhiều người ở đủ mọi lứa tuổi. Chỉ cần ít bột nếp màu với một que tre nhỏ, dài chừng 40 cm, là bàn tay tài hoa của người thợ sẽ khiến những hình ảnh trong trí tưởng tượng của mọi người phút chốc trở thành hiện thực. Theo dõi những động tác vê vê, nắn nắn những mẩu bột đủ sắc màu một cách khéo léo, mới thấy hết sức hấp dẫn của trò chơi này.

Với một bộ đồ nghề đơn giản gồm một con dao nhỏ, vài cái que tre và một chút sáp ong, những người thợ nặn tò he đến khắp các làng quê Việt Nam trong những ngày phiên chợ, lễ hội, để bán những sản phẩm mà mình làm ra.

Tò he 12 con giáp. (Ảnh qua elle.vn )

Tò he từ lâu đã không còn chỉ là một thứ đồ chơi dân gian mang đậm hồn dân tộc, mà còn được xem như những tác phẩm nghệ thuật.  Nó không chỉ xuất hiện ở các hội làng, công viên, trường học mà còn có mặt ở các khách sạn, các hội chợ triển lãm, lễ hội lớn… Những người nghệ nhân đã làm ra các con tò he vô cùng sinh động, khiến du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những động tác từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành sản phẩm. Cầm con tò he trên tay, người ta không chỉ thán phục vẻ ngoài của nó, mà còn hít hà lấy cái mùi thơm mang đậm nét đồng quê tỏa ra từ bột nặn.

Bàn tay tài hoa của nghệ nhân nặn tò he. (Ảnh qua baomoi.com)

Tò he được coi là một thứ đồ chơi dân gian độc đáo. Mặc dù không sử dụng được lâu, chỉ giữ được trong khoảng từ 10 đến 30 ngày, nhưng tò he thật gần gũi với cuộc sống người Việt, với những hình ảnh giản đơn, mang cho người xem những tình cảm đặc biệt. Nó không chỉ là sự tích tụ của trí tuệ dân gian, mà nó còn mang theo cái hồn của làng quê Việt.

Thanh Phong tổng hợp

Lịch sử tà áo

Có phải em mang trên áo bay, Hai phần gió thổi một phần mây. Hay là em gói mây trong áo, Rồi thở cho làn áo trắng bay. Nguyên Sa...

Khám phá hình ảnh xưa nhất về Sài Gòn

Xem kỹ bộ ảnh, có thể thấy Sài Gòn của những năm 1865 đây là những bức ảnh cổ nhất về Sài Gòn mà chúng ta được biết đến. Đây...

Ngô Vũ Vương – Ngô Quyền – Và trận Bạch Đằng lừng danh thiên hạ

Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 12 tháng 3 năm 898 – 14 tháng 2 năm 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王) hoặc Ngô Vũ...

Những người có công với sách cũ miền Nam

Sách vở, báo chí miền Nam trở thành món ăn tinh thần là do công sức của các nhà văn, nhà phê bình, giáo sư đến các học giả. Điều...

Ô kìa! Bánh hỏi

Thú thật, bản thân tôi thuộc "tuýp" khoái xơi bánh hỏi. Cái món thơm ngon hấp dẫn ấy, tôi được thưởng thức lần đầu từ thập niên 1960. Và không...

Hai cái tháp Rùa… soi bóng hồ Gươm

- Hai cái tháp Rùa... soi bóng hồ Gươm ! Sao lại hai ? Soi bói, bóng gió gì đây? - Chả soi, bóng gì cả. Sách vở nói như...

Nhìn lại lịch sử Bách Việt

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt...

Sôi động nhịp sống Sài Gòn sau năm 1975

Sài Gòn nhộn nhịp và sôi động, khiến bất kì ai cũng cảm nhận được nguồn năng lượng bất tận khi đến đây. Có người nói rằng: Ngày xưa, ở...

Loạt tranh vẽ về đời sống ở Việt Nam xưa

Cùng xem những tác phẩm cực lý thú từ bộ tranh vẽ tay độc bản "10 bức tranh An Nam đại diện cho các ngành nghề ở xứ Bắc Kỳ,...

Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5) có những tục gì?

ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò...

Con gái Đề Thám trở thành con nuôi của Paul Doumer

Bà Hoàng Thị Thế là con nuôi của Tổng thống Pháp Paul Doumer và người làm chứng ở đám cưới là thượng nghị sĩ toàn quyền các thuộc địa và...

Khéo Dùng Tiếng Việt

Có những người bề ngoài ra vẻ thầy, ông lắm, nhưng ta đừng vội xét họ, phải đợi họ nói ít lời mới biết được giá trị của họ. Biết...

Exit mobile version