Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” trong nỗi niềm sâu thẳm của Trịnh Công Sơn

Nhạc Trịnh nổi lên như một hiện tượng âm nhạc những năm cuối của thập niên 1960. Đã có thời gian khi còn là học trò, tôi thường viết lan man khi chưa có gì để viết mỗi khi mới cầm cây bút trên tay câu hát: “Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại”…

Trịnh không chỉ trình bày lên khuông nhạc cuộc tình xa của mình, mà ông đã dàn trải hết những cuộc tình xa của nhân thế bằng những giai điệu và ca từ tài hoa, không lẫn lộn với bất cứ nhạc sĩ nào.

Tôi nghe nhạc Trịnh suốt gần nửa thế kỷ, có từng chặng thời gian tùy theo tâm cảnh của mình, mới đôi khi ngộ được từng ý chữ của nhạc sĩ viết  khi tác giả tuổi mới vừa đôi mươi. Mạn nghĩ là trong chút sát na, tinh anh phát tiết của thiên tài nhạc sĩ đã bộc lộ nỗi niềm trong tâm cảm sâu thẳm của mình, hẳn có điều gì đó để cho người đời sẽ đồng cảm ở mai sau.

Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa…

Khi bước chân ta về, đêm khuya nhìn đường phố,
Thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình
Làm sao em biết đời sống buồn tênh…

Đôi khi ta lắng nghe ta,
Nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá
Hồn ta gió cát phù du bay về…

Đôi khi trên mái tình ta nghe những giọt mưa,
Tình réo tình âm thầm,
Sầu réo sầu bên bờ vực sâu

Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè
Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê…
Từ một ngày tình ta như núi rừng cúi đầu
Ôi tiếng buồn rơi đều,
nhìn lại mình đời đã xanh rêu…


Nghe Khánh Ly hát Tình Xa

Ngày tháng vàng son ấy rồi cũng đã ra đi, chỉ còn mình ta ngồi lại trong quán vắng nghe từng kỷ niệm gõ đau dấu thời gian rêu phong màu ngói cổ phai úa nắng tàn. Cuộc tình kia rồi cũng xa tít nghìn trùng, còn ghế bàn cũ ở mãi nơi đây nhặt từng hòn đá cuội từ ký ức lăn cuối dốc dài xa vắng…

Những dòng sông nhỏ dần trôi đi như những người tình lần lượt bước lên chuyến tàu định mệnh của cuộc đời. Lời hẹn thề sẽ ra đi theo dâu bể phai nhòa và cũng sẽ ở lại vây quanh từng cơn mỗi khi nỗi nhớ quay về gặm nhấm…

Những dòng sông sẽ trôi đi, kỷ niệm thì ở lại. Năm tháng sẽ trôi đi, hương màu thời gian thì bàng bạc ở lại, đó là giọt cứu rỗi thánh thoát cho người đời nguôi đi nỗi sầu trần ai, là hương liệu cho tác giả làm nên một tác phẩm để lại cho đời.

Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa… 

Phố trở nên hoang vu khi ta vừa xa cuộc tình. Như “đồng lúa mới gặt xong” rạ rơm hoang hoải nằm nhớ tiếng cười đùa ngày mùa thơm hương lúa chín.

Đường khuya lối nhỏ nghe gót giày gõ vọng về cơn mưa xa tắp bước chân về. Làm sao em biết đời sống cô đơn màu buồn tênh trên từng viên đá vỉa hè, trên từng ngọn cây bờ cỏ khi ngỡ ngàng cánh chim từ thiên đường núi cũ chắp cánh bay cao.

Khi bước chân ta về, đêm khuya nhìn đường phố,
Thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình
Làm sao em biết đời sống buồn tênh…

Làm sao em biết “ta lắng nghe ta”, độc thoại với chính mình khi nẻo đời xa vắng không còn ai để trút hết nỗi vơi đầy, nghe âm ba tiếng sóng âm u dội vào đời buốt giá. Và cũng nghe “hồn ta gió cát phù du bay về”. Khi cô đơn vây khốn lấy đời mình, hơn bao giờ hết ta mới nhận ra hơn ý nghĩa của cơn phù du gió cát cuộc đời bay về vỗ về cơn mộng ảo…

Đôi khi ta lắng nghe ta,
Nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá
Hồn ta gió cát phù du bay về…

Làm sao em biết những giọt mưa vẫn reo hoài trên mái tình ngày nao ngỡ miên trường nắng ấm. Tình âm thầm réo gọi tình vĩnh cữu lên ngôi. Sầu réo gọi sầu bên bờ vực sâu nghe tiếng dội vách đá nghìn năm cô đơn

Đôi khi trên mái tình ta nghe những giọt mưa,
Tình réo tình âm thầm,
Sầu réo sầu bên bờ vực sâu

Sớm mai này nhìn quanh, ta còn gì khi em đã về nơi nghìn trùng xa cách, thôi ta chỉ còn lại bạn bè dăm ba đứa để “quàng tay cho ấm cuộc rong chơi”. Tìm vui trong từng giọt rượu cay sao tình xa sương khói mà vẫn u mê từng vòng tay hò hẹn với chớp bể mưa nguồn

“Tình ta như núi rừng cúi đầu”. Nghe từng giọt mưa buồn rụng rơi trên chon von đỉnh trời, nghe từng giọt nắng dưới hố thẳm trầm ngâm hoài tưởng bóng hình tình vời vợi xa.

Và nghe đời chợt đã xanh rêu:

Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè
Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê…
Từ một ngày tình ta như núi rừng cúi đầu
Ôi tiếng buồn rơi đều,
nhìn lại mình đời đã xanh rêu…

Đặc điểm tâm ý của phần nhiều nhạc tình của Trịnh là không oán trách người tình dẫu mình là người bị tình phụ, cho thính giả một thái độ đầy tính khí trượng phu sau khi thưởng thức và cảm thụ. Vô hình trung hình bồi đắp thêm khí chất của cả một thế hệ mới ban đầu lắng nghe và thẩm thấu dòng nhạc tình kinh điển không chỉ cho riêng mình. Mà cho đến mai sau dù ở hố thẳm nào ngang trái xót xa của cuộc đời, ý niệm thời nguyên sơ vẫn còn thốt lên: “Áo xưa dù nhau vẫn xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”, chắc vẫn mãi còn là khúc hoan ca viết trên vách đá cheo leo…

Sáng nay nghe lại bản nhạc Tình Xa, một thời đã làm tôi mê thêm nhạc Trịnh dẫu ngày đó tôi chưa có Tình để Xa. Nghe lại mới thấm đẫm hơn câu: “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”…

Đầu thập niên 1960, khi còn ở Huế, Trịnh Công Sơn thường lui tới nhà Ngô Vũ Bích Diễm – người mà ông đã viết tặng ca khúc Diễm Xưa. Lúc ấy, Dao Ánh là em gái Diễm – vẫn là một cô gái bé nhỏ.

Khi mối tình Trịnh Công Sơn và Diễm không thành, Dao Ánh đã viết thư an ủi Trịnh Công Sơn. Bức thư đầu tiên họ gửi cho nhau vào năm 1964, khi ấy, Trịnh Công Sơn 25 tuổi, vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, lên dạy học ở Blao (Bảo Lộc, Lâm Đồng). Còn Ngô Vũ Dao Ánh khi ấy 16 tuổi, nữ sinh trường Đồng Khánh.

Trong những bức thư, Dao Ánh giãi bày tình cảm, an ủi nhạc sĩ sau khi ông chia tay Diễm. Thư qua lại, họ nảy sinh tình cảm, và dường như những gì mà Trịnh Công Sơn dành cho Dao Ánh sâu đậm hơn mối tình với chị gái của bà.

Năm 1967, nhạc sĩ chủ động chia tay Dao Ánh vì nghĩ không thể mang lại hạnh phúc như người yêu mong muốn. Trong lá thư ngày 25/4/1967, Trịnh nói:

“Anh cam đành làm kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố đóng cho trọn vai của mình. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua.

“Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây”. Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả. Và bên sau quyết định này là một lối ngõ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả.

Tất cả đã rõ như một khoảng trắng.

Cũng đành vậy thôi.

Anh đang nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thủy triều. Quyết định như không thuộc về anh.

Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cám ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được.

Để vĩnh biệt nhau trong tình yêu đó anh chỉ muốn khuyên Ánh trong tương lai hãy tự tin hơn và bớt suy tính.

Anh đã bất lực không cứu vãn được gì nữa cho tình yêu của mình. Thêm một lần đánh mất và thất lạc những vàng son.

Đã viết quá dài ngoài ý muốn nhưng nói một lần mà cho tất cả về sau.

Cầu mong thật nhiều bình an cho Ánh và đời đời hạnh phúc trong những dự tính mới ở tương lai…”

Tuy nhiên đó không phải lá thư cuối cùng mà họ gửi cho nhau. Đúng 2 năm sau, 3/4/1969, Trịnh Công Sơn gửi một lá thư cho Dao Ánh với tư cách của một người anh, một người bạn. Cuối thư, ông chép gửi cho Dao Ánh ca khúc mà sau đó đã rất nổi tiếng, tên là Tình Xa: “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ…”

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 5/25 – Tài ba của Việt ngữ

Mẹ hát con khen hay thì chẳng được ai khen theo hết. Nhưng chúng tôi khen vì MẸ CHÚNG TA tài tình thật sự. Nam Dương và Nhựt Bổn đã...

Đại học Đông Dương ở Hà Nội thập niên 1920

Thành lập năm 1907, Đại học Đông Dương – thiết chế đại học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam – chính là tiền thân của Đại học Quốc gia...

Chữ xuân trong “Truyện Kiều”

Truyện Kiều là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. Nó đi vào trí nhớ tôi từ lời hát ru của bà và giọng ngâm Kiều của...

Chào em những ngày cuối đông

Này em, trời lạnh rồi đó. Buổi sáng thức dậy anh bỗng nhớ về em, nhiều hơn một chút. Chỉ còn vỏn vẹn mười lăm ngày nữa là kết thúc...

Hoạ phúc không lường

Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ(1) mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Mất ngựa...

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: 3 đại gia …

Lịch sử Chợ Lớn gắn liền với thương mại và cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 xuất hiện các nhân vật đặc biệt, để lại dấu ấn ít...

Lễ khánh thành cầu Đume – Nguyễn Khuyến gặp chuyện khó xử

Cầu Đu-me được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ cho...

Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) vài truyền thuyết

Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) (1) tự là Tiết Phu, người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Duơng, nổi tiềng học vấn uyên thâm, có tài ứng đối mẫn tiệp nhưng người thấp bé,...

Câu chuyện đằng sau bài hát ‘Ru Em Tròn Giấc Ngủ’

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân những năm giữa và cuối thập niên 1960 là một người lính hải quân hào hoa. Ông không ngại tâm sự cũng như chia sẽ...

Đời sống người Nam Kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp

Nếu thêm vào một cái rương lớn có bánh xe để cất các xâu tiền, một vài rương nhỏ hơn đựng quần áo, những câu đối dài viết trên giấy...

Về nguồn gốc địa danh Đà Lạt

Khi tìm hiểu về nguồn gốc địa danh Đà Lạt, có ý kiến cho rằng tên thành phố này xuất phát từ việc lấy những chữ cái của câu tiếng...

Cải Lương Thập Niên 50, Thập Niên 60 – Những bước đi bảy dặm

Sân khấu Cải Lương ở miền Nam VN vào thập niên 50 và thập niên 60 đã thực hiện “những bước đi bảy dặm”. Vài năm sau đó, từ 1970...

Exit mobile version