Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tượng đài có số phận đặc biệt nhất xứ Huế

Được đúc từ thập niên 1970, phải đến năm 2012 tượng đài nhà yêu nước Phan Bội Châu ở Huế mới chính thức được khánh thành. Vì sao lại như vậy?

Nằm ở vườn hoa số 19 đường Lê Lợi, thành phố Huế, tượng đài nhà yêu nước Phan Bội Châu có một số phận lịch sử khá đặc biệt.

Việc đúc tượng cụ Phan đã được một số nhân sĩ trí thức (họa sĩ Vinh Phối, họa sĩ Phan Đăng Trí, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, giáo sư Bửu Ý, giáo sư Trần Viết Ngạc…) khởi xướng vào năm 1973 nhằm duy trì và cổ vũ phong trào yêu nước.

Vị trí đặt tượng mà những người tổ chức mong muốn là ở bên bờ sông Hương, bên trục đường Lê Lợi.

Giới trí thức, văn nghệ sĩ, các ban đại diện học sinh sinh viên Huế và gia đình cụ Phan đã đóng góp và quyên góp tiền từ nhiều nguồn trong dân để đúc tượng. Nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn, khi ấy đang thỉnh giảng ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế nhận trách nhiệm tạo hình tượng.

Lê Thành Nhơn đã hoàn thành bản thiết kế tượng trong năm 1973 và bắt tay thực hiện ngay ở một xưởng tại Phường Đúc. Theo đồ án, tượng cụ Phan Bội Châu được làm từ 12 mảnh đúc đồng và khi ghép lại tượng cao 4,5 m, rộng 3,5m và dày 2,5m, nặng khoảng 7 tấn.

Biểu cảm khuôn mặt tượng bộc lộ nhiệt huyết, khí chất khẳng khái của một nhà ái quốc. Bên phải tượng là phù điêu diễn tả cuộc đấu tranh của dân chúng, mặt bên trái tượng miêu tả ước vọng cảnh sống thanh bình. Đây là pho tượng lớn nhất ở Huế từ trước tới nay.

Tượng đang đúc dở thì Huế có sự thay đổi của bối cảnh chính trị. Và trong khoảng 10 năm sau đó, bức tượng vẫn nằm trong xưởng ở phường Đúc.

Đến cuối năm 1987, UBND TP Huế chính thức xin tỉnh cho tiếp tục hoàn thiện bức tượng. Trong khi chờ tỉnh quyết định vị trí đặt tượng, xin tạm đưa về khu nhà lưu niệm cụ Phan ở Huế để làm tiếp phần còn lại. Ý kiến này đã được tỉnh chấp nhận.

Trong khoảng 15 năm, tượng cụ Phan đã hoàn chỉnh và đặt trang trọng tại vườn nhà cụ Phan. Nhưng không gian chật hẹp ở nơi đây không chứa nổi quy mô của một bức tượng đồng quá lớn. Đến ngày 25/3/2012, bức tượng được đưa về đặt tại điểm xanh 19 đường Lê Lợi. Điều này cũng phù hợp với ý nguyện của những người khởi xướng việc đúc tượng.

Vào ngày 5/4/2012, tượng đài cụ Phan Bội Châu tại Huế chính thức được khánh thành giai đoạn 1. Việc di dời và đặt tượng cụ Phan tại vị trí mới nhằm phát huy giá trị tác phẩm, đồng thời khẳng định vai trò và đóng góp của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, sự kính trọng về một con người đã sống hết mình cho quê hương, đất nước.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, tượng cụ Phan Bội Châu ở Huế hiện là bức tượng đầu có kích cỡ lớn nhất Đông Nam Á, có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật. Tượng đã được xem là một bộ phận vùng quần thể di sản văn hóa cần được bảo tồn tại Huế dưới sự bảo tồn của UNESCO.

Vào năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, hiệp hội ASABA (Nhật bản) đã lập một tấm bia cạnh tượng đài để tưởng nhớ việc cụ Phan Bội Châu đã dựng bia tưởng niệm bác sĩ Asaba Sakitaro – người đã có công hỗ trợ cho phong trào Đông Du của người Việt do cụ Phan khởi xướng ở Nhật Bản.

Cuộc cải cách để bành trướng toàn cầu của quân đội Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu cải cách cùng với cả đất nước này từ cuối thập niên 1970. Động cơ khác thúc đẩy cải cách quân đội là...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 1/10 – Giang hồ đại chiến

Giang Hồ Đại Chiến Hơn 50 năm trước - quãng đầu thập niên 1960 - Trương Văn Cam, tức Năm Cam, còn đứng gác cửa và lắc tài xỉu cho...

Xứ sở của những diệu kỳ

Viết tặng em - cô nữ sinh Đồng Khánh Huế ! Tôi từ quan qui ẩn khi chưa đến tuổi già. Không phải vì năng lực công tác kém cỏi...

Sự kế thừa và phát triển của nhã nhạc triều Nguyễn

Vương triều nhà Nguyễn từ khi mới lập nghiệp ở phương Nam đã sớm biết sử dụng nghệ thuật âm nhạc để "di dưỡng tinh thần" và để biện chính...

Điều thú vị về logo của các hãng xe ô tô nổi tiếng thế giới

Đằng những logo của các hãng xe ô tô nổi tiếng thế giới như Toyota, Mitsubishi, Rolls Royce… là một quá trình phát triển dài cùng với những câu chuyện...

Ngôi trường của các tiểu thư Pháp ở Hà Nội xưa

Nữ Trung học Hà Nội là cơ sở học tập dành cho các tiểu thư Pháp ở Hà Nội thời thuộc địa. Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý hiếm...

Cây đa ở làng

Nói đến làng quê Việt Nam không thể không nhắc đến hình ảnh cây đa đầu làng. Cách đây gần 70 năm (1952), khi sáng tác nhạc phẩm Làng tôi,...

Tiêu Tán Đường, Tiêu Tán Thòn là gì?

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ...

Tên thật của vua Gia Long là Nguyễn Anh hay Nguyễn Ánh?

Trên Thế giới mới, số 193, trong bài “Một số sai lệch về tên thật các vua, chúa Nguyễn” (tr. 12 - 14), tác giả Nguyễn Tâm đã đính chính...

Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội?

Kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội là câu chuyện chưa bao giờ lỗi thời. Làm thế nào để cư xử đúng mực trên môi trường trực tuyến? Mời...

Hà Nội Và Tiếng Leng Keng Tầu Điện Xưa – Thu Hằng

Trong suốt nhiệm kỳ toàn quyền (1897-1902), Paul Doumer bỏ nhiều công sức để cải tiến cấu trúc thuộc địa và phát triển cơ sở hạ tầng tại Đông Dương....

Chai dầu “trị bách bệnh” từng khiến người Sài Gòn mê mẩn

Dầu Nhị Thiên Đường một thời từng được người dân gọi là “dầu trị bá bệnh”. Đau đầu, đau bụng, đau răng, cảm lạnh sổ mũi… người ta đều dùng...

Exit mobile version