Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Về chiếc khèn trong văn hóa Việt

Chúng ta thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè. Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ nước Lào. Nhưng cũng không ít người ngần ngại và hoài nghi. Đó là trường hợp của nhà nghiên cứu Pháp Noël Péri của Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO). Đối với ông nầy, nếu người dân Việt không dùng nhạc cụ nầy như người Lào nhưng nhạc cụ mà được trông thấy thường ở người Mường, một dân tộc rất gần gũi với người Việt về văn hóa và tập quán và người Hmong, cũng giống như khèn bè của người Lào.

Hơn nữa nhạc khí nầy được thể hiện không những ở trên các trống và thạp đồng mà còn ở các vật dụng của văn hóa Đồng Sơn. Đó là trường hợp cái cán của một cái môi bằng đồng được trang trí với một nhân vật nam giới ngồi đang thổi khèn bè và được trưng bày hiện nay ở bảo tàng viện lịch sử ở Saïgon.

Chúng ta dẫn đến đến kết luận và khẳng định một cách quả quyết là nhạc khí nầy có từ thời đồ đồng (giữa 2000 năm và 200 năm trước công nguyên ở Đông Nam Á) và được sáng chế bởi người thuộc chủng Nam Á (Austroasiatic) trong đó có các dân tộc Lào, Hmong, Mường, Việt Nam và Mnong v.v… mà chúng ta thường gọi là đại tộc Bách Việt. Cũng không nên quên có một thời điểm nào trong quá khứ dân tộc nhánh Tai-Kadai (chi nhánh Tây Âu) và dân tộc Việt (chi nhánh Lạc Việt) cùng nhau hiệp sức trong việc thành lập nước Âu Lạc của Thục Phán và chống cự lại quân Tần của Tần Thủy Hoàng. Theo bà khảo cứu Pháp Madeleine Colani thì các khèn bè nầy không bao giờ vượt qua dãy núi Hy Mã Lạp Sơn và thung lũng Bramahpoutre của Ấn Độ. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ.

Đó là trường hợp các khèn bè của dân tộc Dayak ở đảo Bornéo (Nam Dương) vì trước khi họ định cư trên đảo nầy, họ đã sống trước đó dọc theo bờ biển phía đông của đất Bách Việt. Dựa trên khèn bè của người thuộc chủng Nam Á, người Trung Hoa cũng sáng chế một nhạc cụ thường gọi là lusheng mà được nhắc đến trong kinh nhạc của Khổng Tử.

Theo nhà nghiên cứu Victor Goloubew, người Đông Sơn tức là tổ tiên của người Việt hiện nay cũng biết thổi khèn bầu.

Khèn bè được xuất hiện dưới nhiều hình dạng mà theo bà Madeleine Colani thi khèn bè của dân tộc Lào xem là óng chuốt và tao nhã nhất. Nói chung thì cây khèn bè thông thường có một cấu tạo ống theo số chẵn, làm bằng tre và ở mỗi cái ống có một lỗ nhỏ thường gọi là lỗ thổi và bên trong ống có một lưỡi gà bằng đồng hay bạc giát mỏng. Các ống nầy được lắp ráp theo cặp với chiều dài giống nhau, theo thứ tự và giảm dần từ miệng của cái bầu khèn được cung cấp không khí bởi hơi thổi của người chơi khèn. Chiều dài của các ống xác định độ cao của nốt. Cây khèn càng dài thì âm điệu càng thấp. Số ống dùng để thổi không có cố định và còn có liên hệ đến truyến thống văn hóa của mỗi dân tộc. Như người Hmong ở các dãy núi phiá bắc Việtnam hay là người Mnong ở Tây Nguyên, thì trên cây khèn chỉ có thấy 6 ống mà thôi. Còn với người Thái ở vùng Mai Châu, số ống lên đến 14.


Khèn có 6 ống (hay Mbuot) của dân tộc Mnong ở Tây Nguyên

Còn khèn của người Lào thì số ống có thể biến đổi: hoặc 6 ống với chiều dài có thể lên đến 40 cm thì gọi là khène hot hoặc là 14 ống với khène jet hoặc là 16 ống với khène baat. Khèn nầy được trọng dụng nhiều nhất ở Lào. Để phát âm tiếng, nguời chơi khèn phải giữ giữa hai bàn tay nhạc cụ mà ở nơi đó có miệng khèn dùng để thổi và đưa không khí vào khèn, xem như là nơi để tụ không khí. Cùng lúc đó người thổi khèn phải bịt ở đầu các ống với các ngón tay khiến làm rung chuyển các lưỡi gà phù hợp qua sự hít vào hay thở ra của mình.


Khèn lào (16 ống)

Khèn thường có liên hệ mật thiết với các nghi lễ tôn giáo và các sự kiện quan trọng ( hội chợ, đám cưới, tang lễ vân vân …). Có thể thổi khèn một mình hay là với một nhóm người nhằm để kèm theo các điệu nhảy hay ca hát. Mỗi dân tộc có sự tích cá biệt về khèn. Tiếng khèn cũng làm cho thế giới con người đến gần với thế giới tâm linh. Đối với dân tộc Lào cũng như các dân tộc thiểu số ở Vietnam (Hmong, Thái vân vân…), cây khèn bè biểu tượng bản sắc văn hóa. Đối với dân tộc Hmong, có một cây khèn trong nhà là niềm hảnh diện được có một người đàn ông tài hoa và khí phách trong gia đình.

Trong ngạn ngữ của người Lào, muốn được xem là người Lào đích thực, thì phải biết thổi khèn, ăn cơm nếp với cá ươn (padèk) và ở nhà sàn.

Dù có một vai trò rất quan trọng như các cồng chiền Tây Nguyên (Việt Nam), cây khèn bè tiếp tục bị bỏ rơi theo ngày tháng bởi giới trẻ vì muốn thông thạo trong việc thổi khèn bè thì không những cần có sự kiên nhẫn mà cần có khiếu về âm nhạc. Bởi vậy khèn bè không phải ai cũng thổi được mà cần phải biết diễn xuất một số giai điệu căn bản và biết nhảy hòa nhịp theo tiếng khèn. Một số giai điệu có thể gợi lên các khía cạnh của thiên nhiên và cuộc sống. Có hơn 360 giai điệu dành cho tang lễ. Chính vì thế cây khèn bè có một vị trí quan trọng trong đời sống dân gian và tinh thần của các dân tộc thiểu số.


Tài liệu tham khảo

Essai d’ethnographique comparée. Madeleine Colani, BEFEO, 1936,Vol 36, N°1, pp. 214-216
Hà Văn Tấn: Nouvelles recherches préhistoriques et protohistoriques au Vietnam.
Rapport sur une mission officielle d’étude musicale en Indochine. Péri Noël, G. Knosp. BEFO. 1912. Tome 12, pp 18-2
Pour continuer d’entendre le son du khèn des Hmongs. Hoàng Hoa. Courrier du Vietnam, 24.03.2012

Đi Tìm Ý Nghĩa Tích Cực Của Chữ “Hòa” 和 Trong Tôn Giáo

Trong sinh hoạt tư tưởng, người Ki-Tô giáo thường hay nhắc tới câu nói sau đây của một ngôn sứ trong Cựu Ước có lẽ là câu nói được truyền...

Tòa tháp xưa độc đáo bị lãng quên của Sài Gòn

Rất ít người biết đến sự tồn tại của tòa tháp xưa này, dù công trình chỉ nằm cách hồ Con Rùa nổi tiếng khoảng 100m. Trong khuôn viên Tổng...

Nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ

Về tổng quan, lăng vua Lê Thái Tổ có quy mô không lớn và kiến trúc khá giản dị. Dù vậy, công trình vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm của...

Chiếc thuyền đụng chiếc đò

Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người, đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả...

Chùa Trầm – Ngôi chùa thuộc “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”

1. Chùa Trầm ở đâu? Chùa Trầm là một quần thể nhiều ngôi chùa tọa lạc trên núi Trầm, thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, chỉ cách Hà Nội...

Trường Lycée Yersin ở Đà Lạt xưa

Với những du khách Đà Lạt, người Đà Lạt, hay là những ai yêu quý xứ sở sương mù đều quen thuộc với tòa nhà màu gạch đỏ với tháp...

Hoài niệm về đường sắt Việt Nam thập niên 1980

Cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990 là thời hoàng kim của ngành đường sắt Việt Nam. Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về những chuyến tàu năm...

Ấn chương và truyền quốc ngọc tỉ

Ấn chương ( 印章) mà ta vẫn thường gọi là con dấu, hay ấn tín;tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé, nhưng lại mang tính thực dụng và nghệ thuật...

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và ca khúc “Rồi 20 Năm Sau”

Rồi 20 Năm Sau là ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng hợp soạn cùng Tấn An. Bài hát này còn có tên khác là...

Xử dụng hay Sử dụng ?

Xử dụng hay Sử dụng ? Gần đây trên diễn đàn có nhắc đến hai chữ sử dụng và xử dụng. Như chúng ta đều biết, đa số từ Việt...

Người xưa vô cùng coi trọng “nhân quả”

Cổ ngữ có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Tư tưởng nhân quả đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong văn hóa truyền thống, bao gồm...

Đặc trưng nội dung truyện truyền kỳ Việt Nam qua hai tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục và Thánh Tông di thảo”

Truyện truyền kỳ Việt Nam dù được vay mượn đề tài, thi pháp... từ Trung Quốc, đặc biệt là các tác giả trong văn học trung đại, nhưng đã sáng...

Exit mobile version