Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vẽ Sài Gòn xưa bằng tình yêu của người trẻ

Sách ảnh “Sài Gòn xưa” của tác giả Trọng Lee tái hiện Sài Thành đầy ngọt ngào, thơ mộng qua đôi mắt của một người trẻ đến lập nghiệp và trót yêu thành phố phương Nam này.

20141222-sot-mang-tranh-ve-sai-gon-xua-cua-kien-truc-su-tre-6a2655135-3dff-4ca8-bf2c-365863242ee9

aJZFxJG4

Mot-Sai-Gon-xua-rat-khac-8

Tái hiện hình ảnh thành phố đầy lãng mạn

Trọng Lee tên thật là Lê Hưng Trọng (sinh năm 1983), tốt nghiệp khoa Kiến trúc, trường Đại học Văn Lang, TP. HCM. Dù sinh ra ở Phan Rang (Ninh Thuận) nhưng sau 13 năm học tập và làm việc ở Sài Gòn, Trọng coi mảnh đất này là quê hương thứ hai của mình.

Anh chia sẻ: “Ngày tôi còn nhỏ, được vào Sài Gòn chơi là một cái gì đó hấp dẫn, xốn xang. Thời sinh viên, cà phê bệt Nhà thờ Đức Bà, các kiến trúc Sài Gòn xưa gắn bó với sinh viên Kiến trúc tụi mình trong những môn học, giờ vẽ thực tế. Sài Gòn là không gian cho tất cả, dù bạn là ai đi nữa…”.

Bìa cuốn sách của Trọng Lee

Ý tưởng về dự án “Sài Gòn xưa” xuất hiện cách đây 3 năm khi anh có cơ hội đi du lịch tại một số quốc gia. “Mỗi lần đặt chân đến một vùng đất mới, tôi thường bị ấn tượng và cuốn hút bởi những bức hình quảng bá về đất nước bạn. Sau nhiều lần như vậy, tôi nghĩ, tại sao mình không thử làm một món đồ gì đó để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Hơn nữa, Sài Gòn là mảnh đất tôi gắn bó nhiều năm liền. Dự án của tôi ra đời từ khi ấy”, tác giả bày tỏ.

Để có những bức tranh ấn tượng về Sài Gòn xưa, Trọng bỏ công sưu tầm tư liệu cũ về các công trình kiến trúc. Chàng trai còn tìm những chú thích ngắn gọn, khúc chiết.

Trọng kể: “Tôi đang làm thiết kế và trang trí cho nhiều công trình để kiếm sống. Những lúc có thời gian và có cảm hứng, tôi bắt tay vào vẽ. Thời gian vẽ bộ tranh kiến trúc Sài Gòn hết 3 năm, đầu tư cũng kỳ công. Tính tôi kỹ lưỡng nên bản phác thảo và bản chính thường là một. Bức tranh đầu tiên của dự án là vẽ Nhà thờ Đức Bà. Lúc ấy, tôi đang làm việc ở Hà Nội. Sau giờ làm, tôi về nhà, nghe một vài bản nhạc về Sài Gòn và vẽ. Những bức khó, tôi vẽ trong khoảng 1 tuần”.

Nhà thờ Đức Bà được vẽ cách điệu. Đây là một trong những bức tranh khiến Trọng ấn tượng và tâm đắc nhất

Tính mới mẻ, công phu và đầy chi tiết là nhận xét của nhiều người khi xem tranh của Trọng. Cũng là Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Thương xá Tax, bến Nhà Rồng, Bưu điện Thành phố, chợ Bến Thành… nhưng qua tranh của Trọng, hình ảnh như đang nói thành lời lời.

Trọng cho biết: “Mỗi người nhìn vào tranh sẽ có những cảm nhận khác nhau về các công trình Sài Gòn xưa. Tôi đưa vào mỗi công trình rất nhiều hình ảnh. Chẳng hạn, trong loạt tranh về chợ Bến Thành, tôi đưa vào rất nhiều sản phẩm như: cá, chuối, dừa, sầu riêng, các bức tranh trên cổng chợ… Về Thương xá Tax, là những hình ảnh nhỏ được bố cục trong hình ảnh con gà, vì con gà là biểu tượng chính của công trình này. Trong tranh vẽ Nhà thờ Đức Bà, ngoài những nét hoa văn, tôi còn đưa vào những biểu tượng mang yếu tố thần tiên, như khinh khí cầu chẳng hạn. Chính yếu tố thần tiên trong cách thể hiện artline làm cho những công trình khác lạ, lung linh hơn, người già hay người trẻ đều có thể tiếp nhận”.

Thương xá Tax và chợ Bình Tây

Tác giả chia sẻ, anh nhìn Sài Gòn theo con mắt hiện thực huyền ảo, nghĩa là mọi thứ vẫn tồn tại ngay trước mắt ta nhưng đâu đó chất chứa những ước mơ, khát vọng về một Sài Gòn to lớn hơn, vĩ đại hơn. Trong suy nghĩ của chàng họa sĩ, khi người ta thấy Sài Gòn đẹp, họ sẽ yêu thương, nâng niu, trân trọng và sẽ biết cách để giữ gìn vẻ đẹp của thành phố cho muôn đời sau.

Gìn giữ cho tương lai

“Sài Gòn xưa lại là sự kết hợp giữa hội họa lẫn nhiều kiến thức về lịch sử. Hơn nữa, tôi lại là một người khó tính với bản thân, nên mọi bức vẽ tôi đều rất tỉ mỉ. Riêng điều này cũng tốn khá nhiều thời gian”, Trọng cho biết.

Anh tâm sự thêm: “Đã có không ít lần tôi nản chí và muốn bỏ cuộc với “công trình” này. Bởi công việc của một kiến trúc sư vốn rất bận rộn lại thường xuyên phải đi công tác. Vì thế, nguồn cảm hứng và tâm huyết của tôi cho “Sài Gòn xưa” cũng từng bị ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên, với niềm yêu thích và sự quyết tâm, cuối cùng, tôi cũng có thể gửi gắm đến người xem một tác phẩm tương đối hoàn hảo”.

Trọng Lee giới thiệu tác phẩm của mình với bạn đọc

Cuốn sách tranh về Sài Gòn của Trọng dày hơn 90 trang được ra mắt hồi đầu năm nay. Theo Trọng, với việc trình bày song ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, cuốn sách sẽ là một sản phẩm văn hóa, món quà của đất Sài Gòn khi khách du lịch đặt chân đến vùng đất này.

“Tôi thực hiện cuốn sách như một nơi lưu giữ những giá trị đã từng tồn tại, đã từng lưu dấu những kỷ niệm của tôi, của bạn, của tất cả mọi người”, Trọng bày tỏ.

“Sài Gòn xưa” là một dự án phi lợi nhuận. Toàn bộ lợi nhuận có được từ dự án này sẽ được chàng trai dành để làm từ thiện. Trọng chia sẻ: “Tôi mong có nhiều bạn trẻ cùng chung đam mê sẽ tập hợp lại, phát triển tiếp những đầu sách tương tự về Sài Gòn. Một mình làm thì chậm; nhiều bạn trẻ cùng thực hiện thì những tập sách tiếp theo sẽ có góc nhìn đa dạng và phong phú hơn”.

Bạn bè nước ngoài cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến cuốn sách ảnh

Nhà báo Phạm Công Luận, tác giả của nhiều cuốn sách có tiếng về Sài Gòn, khi xem “Sài Gòn xưa” chia sẻ: “Cuốn sách của Lê Hưng Trọng khiến tôi lạc quan khi thấy những người còn rất trẻ, lớp người tạo dựng nên Sài Gòn của tương lai, thể hiện mạnh mẽ sự tự hào và tình cảm yêu quý, gắn bó với vẻ đẹp của quá khứ trên vùng đất này, cho dù họ không hề có ký ức về một thời đã qua. Nếu họ yêu thương từng con đường, hàng cây, tòa nhà cổ, họ sẽ gìn giữ, bảo bọc, ca ngợi, phổ biến đến cộng đồng những cảm xúc này”.

An Vinh

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Mưa Huế

Mỗi lần Hà Nội đổ mưa, chị lại nhớ về Huế. Mưa Hà Nội khác mưa Huế lắm. Mưa Huế là thứ mưa thất thường, mưa dầm dề, mưa không...

“Đại tuyên” là niên hiệu của ông vua nào bên Trung Quốc

Một học sinh ở Quận 8, Thành phố Sài Gòn khi đào đất đã bắt gặp một con voi bằng đồng, dưới đế có khắc mấy chữ Hán “Đại Tuyên...

Ảnh quý giá về một số địa phương miền Bắc năm 1900

Phố Hàng Đào ở Hà Nội, thành Bắc Ninh, núi Kỳ Lừa ở Lạng Sơn… là loạt ảnh tư liệu quý giá mà nhiều người chưa từng được xem về...

Về câu “Đất có lề, quê có thói”

Đi vào bất cứ vùng quê nào, điều cần quan tâm trước hết là tập tục, phép tắc ở nơi đó. Hiểu biết, tôn trọng luật tục, thói quen của...

Câu chuyện ý nghĩa: Bác tiều phu và người học giả

Mời các bạn cùng đọc câu chuyện ý nghĩa dưới đây và rút ra cho mình bài học trong cuộc sống nhé! Người tiều phu và người học giả cùng...

Bệnh sĩ của nhiều người Việt: Mua iPhone, ăn mỳ tôm trừ bữa

Bạn bè đứa nào cũng iPhone, mình lạch cạch mấy con dế lởm thì nhục lắm, dù có phải ăn mỳ tôm trừ bữa cũng phải cố sắm một cái....

Việc gả chồng cho các công chúa triều Nguyễn

Vấn đề này quả thật không đơn giản. Trong nhân gian lấy nhau thời xưa cũng đã phức tạp rồi. Có đến 6 cái lễ chính: từ Nạp Thái, Vấn...

Hà Nội Và Tiếng Leng Keng Tầu Điện Xưa – Thu Hằng

Trong suốt nhiệm kỳ toàn quyền (1897-1902), Paul Doumer bỏ nhiều công sức để cải tiến cấu trúc thuộc địa và phát triển cơ sở hạ tầng tại Đông Dương....

Năm con rồng nói về rồng Tây rồng Ta

Không chỉ khác nhau về hình dạng mà ý nghĩa của Rồng ở hai phương đều khác nhau. Quý vị cần đọc hết bài viết để tránh những hiểu biết...

Học giả Đào Duy Anh và việc biên soạn Hán Việt từ điển

Học giả Đào Duy Anh sinh ngày 25.4.1904 tại Thanh Hóa và mất ngày 1.4.1988 tại Hà Nội. Quê gốc của ông ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai,...

Nhân quả báo ứng của người ăn mày mù lòa

Ngày nọ, một người ăn mày mù bị một đứa trẻ dùng côn gỗ đánh vào trán làm sưng lên một cái u. Anh ta dùng tay sờ lên chỗ...

Exit mobile version