Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao Cá chép không thể ‘hoá Rồng’?

Tương truyền, tại vùng đất Thần Châu có một dòng sông linh thiêng được gọi là Hoàng Hà. Nếu nhìn từ trên cao, sông Hoàng Hà trải dài từ tây sang đông tựa như một con rồng đang uốn lượn giữa mây ngàn.

Ở vùng trung du Hoàng Hà có một ngọn núi tên là Long Môn, nghĩa là “cửa rồng”. Vì sao lại có tên gọi này? Tục truyền rằng, khi Đại Vũ trị thủy, ông đã xẻ núi cho nước chảy xuyên qua đá, tạo nên một cảnh tượng tráng quan hùng vĩ. Vì chỉ có Thần Long mới có thể vượt qua vách núi ấy nên dân gian gọi đó là “Long Môn”.

Người ta nói, cá chép trên sông Hoàng Hà nếu có thể nhảy qua Long Môn thì sẽ hóa rồng. Nhưng Long Môn là vách đá cao sừng sững, sông Hoàng Hà đổ đến đây tuôn trào như thác, dòng nước ào ạt dội xuống mãnh liệt tựa thiên binh vạn mã. Cá chép muốn bơi ngược thác nước hùng vĩ ấy mà nhảy qua Long Môn thì quả thực còn khó hơn lên Trời.

Bởi vậy, đó phải là con cá chép có phẩm chất siêu phàm, tích xưa kể rằng trong miệng con cá chép ấy có ngậm một hạt thần châu. Có lẽ phải mất hàng ngàn năm, hàng ức vạn năm mới có thể xuất sinh một con cá chép như vậy.

Bức phù điêu “cá chép vượt Long Môn” (ảnh: Facebook).

Vì thế mà có câu chuyện dưới đây:

Chuyện kể rằng, kể từ ngày Cá Chép hóa Rồng, rất nhiều cá chép khác trên sông Hoàng Hà phấn khích mà kết bầy bơi ngược dòng đến dưới Long Môn. Bất quản dòng nước Hoàng Hà hung hãn thế nào, luôn có vô số con cá chép liều mình nhảy lên, và cho dù có rơi xuống đến trầy da tróc vảy chúng cũng không hề bỏ cuộc.

Thế nhưng đã rất nhiều năm trôi qua, không một con cá chép nào có thể chạm đến Long Môn. Chúng quá thất vọng bèn kéo nhau đến gặp vua Thủy Tề, xin Thủy Tề vương hãy hạ Long Môn thấp xuống, bởi nếu không sẽ chẳng có con cá nào thành rồng được.

Sau một hồi tranh luận làm rung chuyển thủy cung, cuối cùng vua Thủy Tề cũng đồng ý hạ Long Môn thấp xuống để tất cả cá chép đều có thể dễ dàng nhảy qua. Lẽ dĩ nhiên, tất cả chúng đều được trở thành rồng.

Lúc đầu, đàn cá chép rất hân hoan vui sướng vì cuối cùng chúng đã toại nguyện – đó quả là kỳ tích mà phải trải qua hàng ức vạn năm mới có thể xuất hiện một lần.

Nhưng sau một thời gian, chúng nhìn nhau và tự hỏi: Rốt cuộc thì làm rồng và làm cá chép có gì khác nhau? Tất nhiên không con nào có thể trả lời được vì tất cả chúng đều giống y hệt như nhau.

Thế là đàn cá chép lại cùng nhau gặp vua Thủy Tề để than vãn, rằng chúng phải nhọc sức vượt Long Môn để hóa rồng, vậy mà khi trở thành rồng rồi lại chẳng có gì thú vị hơn khi làm cá chép.

Thủy Tề vương cười lớn và nói rằng:

“Kỳ thực trong các ngươi chưa có ai trở thành rồng cả. Long Môn mà các ngươi dễ dàng nhảy qua thật ra lại là giả. Ta thấy các ngươi đáng lẽ phải nỗ lực một phen gian khó, nâng cao tiêu chuẩn bản thân… vậy mà không những không cố gắng lại còn đến gặp ta kêu ca. Bởi vậy ta đã che đi Long Môn thật và dựng lên Long Môn giả để các ngươi thỏa nguyện. Chứ Long Môn thật được tạo thành bởi linh khí của trời đất, đừng nói là ta, ngay đến Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng không hạ xuống cho các ngươi được đâu.”

Cuối cùng, vua Thủy Tề nói:

“Nếu tất cả cá chép đều thành rồng dễ dàng thì ‘rồng’ rốt cuộc cũng chỉ là một tên gọi khác của loài cá chép mà thôi. Nếu các ngươi muốn biết rồng thật sự khác cá chép thế nào, thì chỉ có một cách duy nhất là bằng mọi giá vượt qua Long Môn thật. Khi đó, ai chỉ là cá còn ai là Rồng thì các ngươi sẽ phân biệt ra ngay.”

Tranh minh hoạ cá chép hóa rồng (ảnh: Pinterest). 

Lời bàn Đại Kỷ Nguyên:

Tất cả cá chép đều có cơ hội trở thành rồng, nhưng thành hay bại lại là do bản thân nỗ lực như thế nào, chứ không phải là bởi tiêu chuẩn ấy có hạ thấp hay không. Nếu quả thực tiêu chuẩn được hạ thấp rồi, thì dẫu có “đạt”, vẫn chỉ là mang một tên gọi khác của chính mình mà thôi.

Do đó, cá chép muốn hóa rồng thì chỉ còn cách là nỗ lực bơi ngược dòng mà nhảy qua Long Môn. Một bậc cao nhân từng giảng, đại ý rằng: xã hội nhân loại cũng giống như dòng chảy lớn. Người ta nếu cứ xuôi theo dòng thì vĩnh viễn sẽ chìm ngập trong vũng lầy ô trọc nơi trần thế. Bởi vậy, cá chép cần phải “bơi ngược dòng”, còn con người thì cần “phản bổn quy chân”, rũ bỏ những cái xấu xa bại hoại mà tìm về với bản tính ban sơ của mình, đó là Chân, Thiện, Nhẫn.

Con người từ khi sinh ra ai ai cũng mang trong mình những phẩm chất ấy. Nhưng cùng theo sự phát triển của xã hội, ai cũng cho rằng mình đang tiến lên nhưng kỳ thực là thụt lùi. Khi đạo đức không còn, chuẩn mực của bản thân bị hạ thấp, thì con người sẽ mãi mãi giống như loài cá, chịu hạn chế trong sông hồ mà không thể thoát ra ngoài.

Bởi vậy, cũng giống như cá chép muốn hóa rồng thì phải vượt qua Long Môn, con người muốn nhảy thoát khỏi nơi trần thế để trở thành một sinh mệnh cao tầng thì phải tu luyện. Quá trình tu luyện là một chặng đường gian khổ, giống như Đường Tăng trải qua 81 kiếp nạn sang Tây Trúc thỉnh kinh. Vì khó khăn gian khổ như thế nên cánh cửa tu luyện dẫu rộng mở vẫn chỉ có rất ít người dám đặt chân vào. Nhưng khi khó khăn qua đi thì huy hoàng sẽ tới. Người chân tu cuối cùng sẽ đắc Đạo, thăng thiên, như cá chép hóa rồng, được tận hưởng những điều mỹ diệu của thế giới nơi Thiên quốc. Đó là điều mà người bình thường không thể hiểu hay cảm nhận cho được. Người phàm chỉ có thể biết thế giới mình đang sống chứ không thể cảm thụ được cảnh giới cao hơn của sinh mệnh…

Rốt cuộc thì, cá bơi dưới nước, Rồng bay trên Trời. Long Môn vẫn luôn ở đó, cơ hội hóa rồng vẫn dành cho bất cứ ai, chỉ có điều cá có đủ dũng khí để vượt qua hay không…

Thiếu Lâm tự: Sự ra đời của chốn tu hành linh thiêng

Tung Sơn, một trong những ngọn núi thiêng cao đẹp hùng vĩ và trùng điệp bậc nhất Trung Hoa cổ đại, nổi tiếng với ngôi chùa Thiếu Lâm tự. Ngoài...

Cư tang là gì ?

Thời xưa, dẫu làm quan đến chức gì, theo phép nước, hễ cha mẹ mất đều phải về cư tang 3 năm trừ trường hợp đang bận việc quân nơi...

Chương trình Đố vui để học xưa

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình Đố vui để học được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê, đến giờ,...

Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?

Người Việt Nam ta từ nhỏ đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đã quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đầy đủ...

Xe lam, Xe của kỷ niệm

Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ đã tiến hành một chương trình mang tên “Hữu sản hóa” nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những...

Hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc

Vấn đề chữ viết thời Hùng VươngCách đây hơn mười năm, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được nêu ra trong các cuộc hội nghị nghiên cứu...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 6

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Thái Bình cổ lục liệt truyện

Đôi lời bộc bạch: Người góp nhặt năng nhặt chặt bị sử phẩm, giai thoại, dữ kiện, tài liệu trong sách vở, trên mạng lưới, cũng như tư liệu qua...

Câu nói của người đánh cá

Vua Văn Công(1) nước Tấn(2) đi săn ham đuổi một con thú mải theo quá chân, thành lạc vào trong cái chầm(3) lớn không biết lối ra. Vua gặp một...

So sánh giữa bom Nguyên tử và bom Hạt nhân

Bom Nguyên tử - atomic bomb, sau đó là bom Hạt nhân- nuclear bomb, bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo vào cuối Thế Chiến thứ Hai, nhằm tạo...

Quý ông Sài thành cùng lịch sử những đôi giày Tây

Những năm 1920, giày da kiểu phương Tây bắt đầu phổ biển cho nam giới ở miền Nam. Trước đó, loại giày được nhiều người mang nhất là giày hàm...

Tranh làng Sình

Cạnh ngã ba Sình, điểm hợp lưu giữa sông Bồ với sông Hương, có một làng chuyên nghề in tranh mộc bản, tạo nên một dòng tranh nổi tiếng ở...

Exit mobile version