Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vi vu tiếng sáo diều

Sáo diều là nhạc cụ họ hơi, chi hơi lùa của dân tộc Việt. Đây là một thú chơi truyền thống lâu đời, xuất xứ từ vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, được chơi phổ biến ở Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh… Khi diều bay lên, sáo phát ra tiếng kêu như bản nhạc du dương. Gió càng mạnh thì diều càng lên cao, tiếng sáo càng vang xa.

Diều bản thân nó đã là thú tao nhã, chơi mùa nào cũng được, nhưng mùa hè và thu là mùa diều. Diều có nhiều loại, nhiều màu sắc, hình hài, thả lên trời tạo nên cái thú ngắm nhìn con diều bay lượn uyển chuyển trên không.

(Ảnh: HoangPhu.vn)

Diều truyền thống thường cố định khung, được làm bằng tre, phết giấy gió và không có đuôi, có hình dáng như trăng lưỡi liềm cong đều khi lên. Tre làm xương diều phải là tre già, nhẹ, chắc. Giấy diều là giấy bản, nhẹ và dai. Thời xưa để tạo nên thứ keo dán diều tốt, người ta dùng quả hồng mới lớn, giã nhuyễn, ngâm nước, tạo ra một thứ hỗn hợp màu nâu. Thứ keo này giúp các mảnh giấy dính chặt vào khung, tạo nên cánh diều căng, chịu sức gió.

(Ảnh: Lí Học, Facebook Làng Việt xưa & nay)

Diều hiện đại thì chất liệu có thể tốt hơn, lại có thêm bánh lái giúp diều lên ổn định, có nơi còn thiết kể để diều xếp được vào, mang đi mang lại rất tiện.

Làm sáo diều thì còn khó hơn nữa. Người làm sáo diều tốt phải là người hiểu nhạc lý, lại phải khéo tay, kiên trì, tâm huyết.

Chọn ống sáo thì dùng cây mai, vầu, giang hoặc cây dùng già. Nếu may mắn kiếm được đoạn ống tre mà kiến làm tổ trong ống tạo nên độ sần sùi thì sáo sẽ cứng cáp, không bị vỡ cũng như sẽ dễ lấy tiếng sáo hơn so với các loại khác.

Miệng sáo thì sử dụng các cây gỗ có dạng xoắn thớ như mít vườn hơn 30 năm trở lên, lõi to, già, đảm bảo dai, rắn để khi khoét sáo, đục đẽo không bị vỡ. Bên cạnh gỗ mít có thể dùng gỗ sến, người cầu kỳ thì làm miệng sáo bằng sừng trâu.

Từng ống sáo ngăn đôi, mỗi đầu mang một mũ sáo, miệng sáo đón gió sẽ cất tiếng thanh tiếng trầm. Dàn sáo gắn thành hình tháp, có nhiều ống sáo khác nhau: 2, 3, 5, 7, có nơi lên đến 9, 11 hay 13 chiếc. Ống sáo có thể xếp theo thứ tự thang âm, cũng có nơi xếp sáo bỏ khuyết một thang, tùy thuộc vào mong muốn của người nghệ nhân làm sáo diều.

(Ảnh: Lí Học, Facebook Làng Việt xưa & nay)
(Ảnh: Lí Học, Facebook Làng Việt xưa & nay)
(Ảnh: Lí Học, Facebook Làng Việt xưa & nay)
(Ảnh: Lí Học, Facebook Làng Việt xưa & nay)

Sáo đổ chậm, dài tiếng, ngân vang thì được coi là sáo hay. Ngoài ra, việc phối hợp âm thanh cũng quan trọng. Có những bộ sáo mà người ở cách hàng chục cây số vẫn nghe thấy tiếng.

(Ảnh: Thegioidisan.vn)

Sáo diều thường ngân vang trên xóm làng quê hương, trên cánh đồng bát ngát, vào những chiều hè gió mát, những đêm trǎng sáng, hay trong các dịp vui của làng.

An Nhiên

Chú Hỷ Ông vua ngành logistics đường thủy ở Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Có thực mới vực được đạo là gì? Hiểu thế nào cho đúng?

Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có một số câu không phải dễ dàng, để có thể hiểu hết được ý nghĩa thực sự của nó. Do một số biến...

Vĩnh Long Xưa – Một địa chí văn hóa thu nhỏ của đất Nam Bộ

1. Vài nét về địa lý hành chính của Vĩnh Long xưa: Cũng như bao tỉnh miền Tây khác, Vĩnh Long vốn do đất phù sa cấu tạo, phì nhiêu...

Tại sao nút nguồn các thiết bị điện tử đều là biểu tượng này?

Nút nguồn của các thiết bị điện tử đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nút nguồn lại là...

Bùi Viện – Người phát triển thủy quân dưới triều Nguyễn

Bùi Viện (1839 - 1878) là danh sĩ đời Tự Đức, hiệu Mạnh Dực, người làng Trình Phố, huyện Kiến Xương (nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh...

Những người có công với sách cũ miền Nam

Sách vở, báo chí miền Nam trở thành món ăn tinh thần là do công sức của các nhà văn, nhà phê bình, giáo sư đến các học giả. Điều...

Miếu Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn xưa

Miếu Bà Thiên Hậu hay còn gọi là Hội quán Quảng Triệu. Là một trong các công trình cổ có kiến trúc đẹp mắt của người Hoa ở Sài Gòn...

Thế nào là “Xui nguyên giục bị” ?

“Xui nguyên giục bị” có nghĩa là để chỉ hành vi xúi bẩy người này, kích động người kia, làm cho hai bên vốn đã mâu thuẫn lại càng mâu...

Nghề bán báo năm xưa

Khi nhận đủ báo trong ngày, cha tôi dồn tất cả vào hai túi đệm lác to treo hai bên tay cầm xe đạp. Phần còn lại dồn vào hai...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương hai: Trường thi

Thi Hội là kỳ thi chung cho sĩ nhân toàn quốc nên trường thi Hội bao giờ cũng ở kinh đô. I - TRƯỜNG THI TRƯỚC THỜI NGUYỀN 1- NHÀ...

Liều với liệu – Bồ kết, Bồ hòn

Xin cho hỏi: 1. “Liều” trong “liều lĩnh”, “liều mạng” thì liên quan như thế nào với liêu 聊? 2. Đâu là từ nguyên của “bồ hòn”, “bồ kết”? “Bồ...

Ca dao và sự phản ánh lịch sử Việt Nam

Ca dao là sự phản ảnh một phần nào dư luận của quần chúng Việt Nam đối với các hiện tượng trong xã hội ở thời kỳ các phương tiện...

Exit mobile version