Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vua Việt Nam thời xưa mặc gì?

Trên phim ảnh Việt Nam hiện tại, trang phục vua chúa chưa hoàn toàn được chính xác. Sau đây mình chỉ xin phép được giới thiệu qua 6 bộ trang phục của hoàng đế Việt mà họa sĩ Thanh Huyên đã vẽ lại trong sách Việt Sử Diễn Họa.

Lưu bản nháp tự động
Trang phục các bậc Đế Vương Việt Nam qua các triều đại

1. Cổn Miện Lý – Trần.

Lễ phục tối cao của vua theo quy tắc cũng như sử sách còn lưu lại tới nay là Miện phục. Trang phục này được dùng vào ngày đăng cơ, các ngày lễ Tết, ngày triều hội, các sự kiện tế lễ linh thiêng…Miện phục bao gồm Mũ Miện + Áo Cổn. Mũ Miện xưa nay mà vua Việt đội không bao giờ là loại có 4 dây lưu như các bộ phim cổ trang Việt mà chúng ta thường thấy mà luôn là loại có 12 dây lưu với 12 viên ngọc gắn trên, loại mũ 4 lưu chỉ là sản phẩm tưởng tượng.

Lưu bản nháp tự động
Tranh minh họa: Phác thảo Cổn miện Lý – Trần dựa trên công trình khảo cứu của đội ngũ Đại Việt Phong Hoa
Họa sĩ: A Nùng

Các triều đại của Việt Nam ta chủ trương “nội đế ngoại vương”, xưng thần và nhận sắc phong vương của Thiên tử Trung Hoa nhưng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia cũng như trong mối quan hệ bang giao với các vương quốc láng giếng thì vẫn luôn thể hiện vị thế của hoàng đế, bởi vậy quy chế Cổn phục của “Nam đế” cũng sẽ đầy đủ như của quân chủ Trung Quốc, bao gồm mũ miện (còn gọi là mũ Bình Thiên), trên miện bản đính 12 dây lưu, áo cổn có đủ 12 chương (hoa văn) bao gồm: Nhật (日- mặt trời), Nguyệt (月- mặt trăng), Tinh Thìn (星辰- chòm sao), Tảo (藻), Phấn mễ (粉米- gạo trắng), Phủ (黼- rìu), Phất (黻- thể hiện hai mặt tốt-xấu), Long (龍- rồng), Hỏa (火- lửa), Sơn (山-núi), Hoa trùng (華蟲- chim trĩ), Tông di (宗彝- Cặp cốc có hình con hổ và con khỉ, là đồ dùng trong lễ tế xưa) và các phụ kiện như thụ, tế tất, thường, đai, phương tâm khúc lĩnh…

2. Bạch Bào Lý – Trần

Minh họa Trần Thái Tông mặc bạch bào, họa sỹ: Quan Gia

Mỗi triều đại của nước ta đều bị ảnh hưởng bởi các triều đại tương ứng bên Trung Quốc trong đó có cả trang phục. Nhà Lý tương ứng với nhà Tống, nên quy chế áo mũ của nhà Lý chịu ảnh hưởng áo mũ của 2 triều Đường – Tống trong đó có cả thường phục của nhà vua. Dựa vào các quy chế trang phục trên của nhà Tống có thể kết luận thường phục của vua Lý có thế có 2 dạng là Hoàng Bào và áo bào trơn màu Trắng, Đỏ. Mũ miện mà vua đội thì tài liệu khá mù mờ nên mình thường vẽ vua nam thì đội mũ phù dung dáng hoa sen nở, cài trâm vàng. Còn vua nữ Lý Chiêu Hoàng mình đã tự chế mũ miện riêng, chỉ mang tính tham khảo, không hoàn toàn chính xác.

3. Giao lĩnh màu vàng là thời Trần

Toàn thư mô tả vua Trần Minh Tông ” vua mặc áo giao lĩnh màu vàng là, đội mũ, thắt dây thao”. Minh họa lại theo sách Ngàn năm mũ áo, vua Trần Minh Tông mặc giao lĩnh màu vàng kết hợp với Đường Cân, thao và Đại đới.

4.Long Bào nhà Lê (chưa rõ hoa văn)

Thời Lê sơ, trong các dịp lễ thì vua vẫn dùng Cổn Miện, tuy nhiên đến thời Lê Trung Hưng thì bãi bỏ. Long Bào trở thành trang phục cao quý nhất của đế vương nhà Lê. Đi cùng với Hoàng bào là mũ Xung Thiên Quan.

5. Hoàng bào nhà Nguyễn

Vua Nguyễn mặc áo bào làm bằng sa đoạn màu vàng, thêu các hình rồng mây, sóng nước. . . .kết hợp với mũ Cửu Long Thông Thiên. Trên mũ đính 31 con rồng vàng, 30 hình ngọn lửa, trước sau đều có bác sơn, hoành long, hốt bọc pha lê lấp lánh.

6. Cổn miện nhà Nguyễn

Tương tự các hoàng đế Đại Việt trước đây, các vua nhà Nguyễn cũng có tư tưởng Đế vương, làm bá chủ toàn cõi phương Nam. Với lãnh thổ rộng lớn chưa từng có, Minh Mạng đã cho khôi phục quy chế Cổn Miện. Áo Cổn may bằng sa mát bóng thuần chỉ, màu thiên thanh, đủ 6 chương, thêu hình rồng mây. Kết hợp với mũ Miện tế giao trên vuông dưới tròn, 12 hình rồng mây. . . Mặt trước và mặt sau có 24 dải lưu, hai bên trái phải mỗi bên 1 dải lưu xâu chuỗi bằng san hô, trân châu, pha lê và các hạt vàng, tổng cộng 300 hạt. Xung quanh có mạng kím tuyến đính kết với 400 hạt vàng ngọc

Tùng Lâm từ ca sĩ trở thành ‘quái kiệt’ của Sài Gòn trước 1975

Trong làng hài của Sài Gòn trước 1975, có một người không cần diễn, chỉ cần bước ra sân khấu là khán giả đã cười rần rần, đó là Tùng...

Lịch sử hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam

Air Việt Nam, hay Việt Nam Hàng không, là hãng bay chính thức duy nhất ở thời Việt Nam Cộng Hòa. Hãng khai thác đường bay Sài Gòn đi tỉnh,...

Me Sài Gòn

Me Sài Gòn và me Sài Gòn rất khác nhau. Me Sài Gòn gây nuối nhớ là những hàng me được trồng hai bên đường trong thành phố. Me Sài...

Kịch đường phố

Vào những năm 60, sinh viên Việt mới sang Pháp thường được dân Tây khuyên nên đi xem kịch, là cách học tiếng Pháp rất nhanh. Nhưng sinh viên thì...

Khó nhọc là phúc, an nhàn là họa

Trong thời đại vật chất ngày nay, những người giàu có thỏa sức mua sắm, coi an nhàn là chuyện hưởng thụ đương nhiên. Còn những người nghèo khổ thì...

Vua Duy Tân – Nước bẩn thì lấy máu mà rửa

Hoàng thái tử Vĩnh San là con thứ tám của Vua Thành Thái, lên ngôi năm 7 tuổi, lấy niên hiệu Duy Tân – có ý nghĩa là “Bạn của...

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các...

So sánh khả năng hàng hải giữa hai nước Trung – Việt thời Thanh – Nguyễn

Mục đích bài viết này không chỉ đơn thuần so sánh hơn thua về hải quân hai nước, đây là một công trình khoa học nhắm vạch ra điều sai...

Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Trần Thái Tông (1218-1277)

I . Tiểu sử Tên thật là Trần cảnh, là con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16-6 Mậu Dần, 1218. Năm 8 tuổi cưới Lý Chiêu Hoàng; chỉ ít...

Chuyện ít biết về người Việt giàu nhất Đông Dương thời thuộc địa

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Sài Gòn nổi lên tứ đại hào phú lẫy lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Bốn đại gia...

Chuyện về chiếc bình vôi xưa

Theo truyền thuyết, tục ăn trầu của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương thứ IV, theo đó chiếc bình vôi có thể đã có mặt từ thời...

Exit mobile version