Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời sống ở thủ đô chuyển mình mạnh mẽ.

Ảnh: Hoang Dinh Nam / AFP via Getty Images.

Một người lái xích lô kéo thùng TV và máy cassette để giao cho một khách hàng, 19/4/1995. Thời điểm này, hàng điện tử Nhật Bản đang tràn ngập thị trường Việt Nam do thu nhập bình quân của người dân liên tục tăng cao vài năm qua, và hàng tiêu dùng xa xỉ không còn nằm ngoài tầm với.

Một cảnh sát giao thông điều khiển phương tiện giao thông trong giờ cao điểm tại góc phố Hàng Gai – Hàng Đào, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 1/8/1995, ngày mà những mức phạt mới, từ 200.000 đồng đến 50 triệu đồng, được áp dụng cho các hành vi vi phạm luật giao thông.

Hai ông cháu xem các loại chim cảnh khác nhau được bày bán ở chợ chim Hàng Da, Hà Nội ngày 14/9/1995. Đầu thập niên 1990, thú chơi chim đã quay lại với người Hà Nội sau nhiều thập niên chiến tranh và kinh tế khó khăn.

Các cậu bé chen chúc trong tiệm trò chơi điện tử “Sega” Nhật Bản, ngày 3/7/1995. Mỗi giờ chơi tốn 2.000-4.000 đồng, tùy theo tiệm.

Trẻ em và người lớn hào hứng vây quanh một cái chậu chứa nước pha mực để quan sát hình ảnh phản chiếu của nhật thực ngày 24/10/1995.

Hai nữ sinh tập ném lựu đạn ở công viên Bách thảo, Hà Nội ngày 12/9/1995.

Một người phụ nữ cắt rau muống gần xác máy bay ném bom B-52 của Mỹ bị bắn rơi năm 1972 ở hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà, Hà Nội ngày 3/8/1995. Cuối tuần đó, Ngoại trưởng Mỹ Warren Christopher có chuyến thăm chính thức hai ngày tới Hà Nội.

Một cô gái dùng thử máy tính xách tay IBM tại Tuần lễ Công nghệ Thông tin Việt Nam lần thứ 5 tại Hà Nội ngày 1/11/1995. Các công ty máy tính hàng đầu của Mỹ như IBM, Compaq, Apple và Microsoft đã tham gia triển lãm. Lúc này giá thành laptop vẫn nằm ngoài khả năng chi trả của đại đa số người Việt Nam.

Các nhân viên một cửa hàng TV ở Hà Nội chứng kiến cảnh Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa hoàn toàn với Việt Nam, được chiếu trên kênh VTV3 vào ngày 12/7/1995.

Hai người buôn bán gia cầm chở gà vịt bằng xe đạp trên đường phố Hà Nội, 23/7/1995.

Quầy bán thuốc lá ngoại trên vỉa hè Hà Nội ngày 20/2/1995. Trong bối cảnh phải đối mặt với xu thế chống hút thuốc lá dâng cao ở Âu – Mỹ, các nhà sản xuất thuốc lá hàng đầu thế giới đã tìm thấy Việt Nam, một thị trường béo bở mới xuất hiện.

Một phụ nữ đẩy xe đạp qua một tấm pa-nô lớn cảnh báo mọi người rằng mại dâm và nghiện ma túy có thể dẫn đến bệnh AIDS. Lúc này Việt Nam đã ghi nhận khoảng 3.200 người nhiễm AIDS, trong đó có 70 ca tử vong.

Pa-nô quảng cáo cỡ lớn của các thương hiệu nước ngoài ở góc phố Hàng Đào – Cầu Gỗ ngày 11/71995.

Bức tranh giao thông tại điểm giao cắt với đường sắt ở phố Trần Phú, 19/11/1995.

Bên ngoài tòa nhà số 7 Láng Hạ vào ngày 28/1/1995, ngày tòa nhà này chính thức đi vào hoạt động với tư cách Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.

Quân nhân Mỹ khiêng quan tài chứa di hài cốt binh sĩ Mỹ mất tích thời chiến tranh ở Việt Nam trong buổi lễ diễn ra tại sân bay quốc tế Nội Bài, ngày 6/6/1995.

Quân đội Lã Mã được tổ chức như thế nào?

Một món vũ khí mới xuất hiện, có thể coi là “đặc sản La Mã” – cây lao pilum. Mỗi hastatus và princeps được trang bị 2 cây pilum, chúng...

Hoàng cung thời xưa giữ ấm giữa mùa đông như thế nào?

Vào thời nhà Thanh, trong vòng một năm, Bắc Kinh có tới hơn 150 ngày chìm trong thời tiết giá lạnh, thời điểm lạnh nhất có thể xuống tới âm...

Giai thoại về miếng thịt sống trong bát cơm cuối của tử tù Trung Quốc thời xưa

Có nhiều giai thoại liên quan đến việc hành hình tử tù Trung Quốc thời xưa như trong bữa cơm cuối cùng của họ thường có một miếng thịt sống...

Trò chơi tuổi thơ – Đánh đáo, đánh trỏng

Đánh đáo và đánh trỏng là hai trò chơi đã tuyệt thích. Một số nơi ở thôn quê thảng hoặc còn trò chơi đánh trỏng. Còn đánh đáo không tồn...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 5/Hết – Sự can trường của quân dân Nam kỳ

Sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm đại đồn Chí Hòa, quân An Nam theo đường tắt lui về đồn Thị Nghè giáp mặt Sài Gòn,...

Ai đã đặt tên cho sông Cửu Long?

Sông Cửu Long, mà quốc tế gọi là sông Mekong, là con sông lớn vào hàng thứ 7 của châu Á, hàng thứ 12 của thế giới, phát nguyên từ...

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: Những vấn đề không cần bàn cãi nhiều

Sự tranh chấp giữa hai nhà họ Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu hẳn không gây thành một vấn đề lịch sử gay gắt nếu nó xuất hiện vào...

Ca khúc “Tuổi Hồng Thơ Ngây” và tác giả khuyết danh

Những giai điệu quen thuộc của bài hát “Tuổi hồng thơ ngây” một thời đã làm xốn xang bao trái tim yêu âm nhạc, đặc biệt là giới học sinh...

Hình ảnh trắng đen quý hiếm về đường phố Sài Gòn 1970

Trong chuyến đi Sài Gòn năm 1970,  Jerry Bosworth đã ghi lại những hình ảnh để đời ở thành phố này. Đường Trương Minh Giảng. Trên đường Trần Hưng Đạo....

Ký ức xe lôi thời trước

Thời Việt Nam Cộng Hòa, người ngoại quốc mỗi khi qua miền Nam du lịch thì hứng thú nhất là ngồi trên 2 loại xe: xe xích lô và xe...

Nghề rèn An Tiêm

Nghề rèn truyền thống ở thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy được hình thành từ ngày Trần Hưng Đạo lập xưởng rèn quân khí cho quân đội...

Lịch sử China town Chợ Lớn

Nằm cách trung tâm Quận 1 chỉ 6km, Chợ Lớn từng là trung tâm thương mại sầm uất nhất Nam bộ, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế...

Exit mobile version