Cùng chiêm ngưỡng một loạt bản đồ Sài Gòn xưa và các tấm ảnh panorama về Sài Gòn.
15 tấm bản đồ quý giá
Việc định hình quá trình khai mở vùng đất Nam kỳ và thành lập thành phố Sài Gòn, 15 tấm bản đồ xưa theo thứ tự niên đại lưu hành (cả bản in và vẽ tay) vào các năm: 1799, 1860, 1864, 1870, 1875, 1878, 1881, 1882, 1893, 1895, 1898, 1911, 1920, 1922,…
Trong đó, có những tấm bản đồ quan trọng như bản đồ Sài Gòn năm 1878, in màu, với các chú thích ghi rõ: Dinh thống đốc, Tháp nước và các giếng, Tòa giám mục, Trường trung học bản xứ, Nhà in quốc gia, Kho bạc, Phòng đăng ký ruộng đất và tài sản, Dinh giám đốc nội vụ, Sở nội vụ…
Xưa hơn còn có tấm bản đồ Sài Gòn niên đại 1799 với hình vẽ chi tiết tòa thành và các ghi chú vị trí cung vua, cung hoàng hậu, cung hoàng tử, bệnh xá, kho thuốc súng, quảng trường diễu binh…
Hoặc bản đồ Sài Gòn năm 1870 đã xuất hiện các cơ quan như cơ quan chính quyền thống đốc (nay là trường Trần Đại Nghĩa), chỗ ở của quan Pháp, Sở lục lộ, Sở giao dịch chứng khoán, Câu lạc bộ sĩ quan…; về sau có bản đồ Sài Gòn và vùng phụ cận năm 1911, được Trung sĩ Pernel thuộc Binh chủng Bộ binh thuộc địa dưới sự chỉ đạo của Đại úy Công binh Genez dựng và vẽ, in tại Nha Địa dư Đông Dương…
Đây là những bản đồ nằm trong bộ sưu tập gồm 80 bản đồ cổ được tạp chí Xưa & Nay sưu tầm từ hơn 10 năm qua. Về nguồn gốc các tấm bản đồ do Thư viện Pháp, ông Lê Phỉ (Đà Lạt), bà TS. Phan Thị Minh Lễ (Paris) cung cấp và ủy quyền cho tạp chí Xưa & Nay sử dụng.
Bản đồ sông Sài Gòn 1859 do Bộ Hải quân Công binh Pháp vẽ; Bản đồ Sài Gòn 1860 của Trinh sát Công binh Pháp ngày 19/7/1860; Bản đồ Sài Gòn 1861 về Chiến tuyến Kỳ Hòa và phác đồ vị trí các đồn và các tàu Pháp ở Nam kỳ (tháng 11/1861); Bản đồ cảng Sài Gòn 1863 của chuẩn Đô đốc Grandière; Bản đồ Sài Gòn 1866 của Hải quân Pháp.
Những tác phẩm kiến trúc tuyệt đẹp của một thời
Loạt hình panorama chụp cảnh Sài Gòn xưa cũng từ sưu tập của tạp chí Xưa & Nay lần đầu được công bố, công chúng sẽ được nhìn các khoảng không gian rộng của Sài Gòn cùng các công trình tiêu biểu như:
Bưu điện trung tâm Sài Gòn, chụp năm 1895; vòng xoay Boulevard Bonnard (Lê Lợi) cắt Boulevard Charner (Nguyễn Huệ) trước Tòa Đốc lý (UBND TP.HCM); cột cờ Thủ ngữ lúc tòa nhà Wang-tai (trụ sở Hải quan) đang xây dựng.
Đó còn là Công trường Lam Sơn trước Nhà hát lớn năm 1915; chợ Bến Thành năm 1920; Dinh Toàn quyền Đông Dương (nay là Hội trường Thống Nhất); quảng trường Quan thuế (một đoạn đường Tôn Đức Thắng sau này); bệnh viện của Bang Phúc Kiến tại Chợ Lớn (nay là bệnh viện Nguyễn Trãi); đoạn phố Catinat nơi có khách sạn Continental; một buổi tan lễ ở Nhà thờ lớn….
Đặc biệt là toàn cảnh Dinh thượng thơ tại địa chỉ 59-61 phố Lagrandière nay là Sở Thông tin và Truyền thông (59-61 Lý Tự Trọng) với nhóm phu xe kéo đang đứng chờ bên đường gợi lại không gian đậm đặc của một Sài Gòn thời Pháp.
Xem loạt ảnh bản đồ và ảnh panorama Sài Gòn xưa
Sài Gòn xưa
Bản đồ Sài Gòn năm 1878, in màu – Ảnh: Ban tổ chức
Bản đồ Sài Gòn năm 1799 với vị trí tòa thành và các ghi chú vị trí cung vua, cung hoàng hậu, cung hoàng tử – Ảnh: Ban tổ chức
Hình Pháp đánh Sài Gòn:
Bản đồ Sài Gòn 1861 về Chiến tuyến Kỳ Hòa và phác đồ vị trí các đồn và các tàu Pháp ở Nam kỳ
Bản đồ sông Sài Gòn 1859 do Bộ Hải quân Công binh Pháp vẽ
Bản đồ Sài Gòn 1860 của Trinh sát Công binh Pháp – Ảnh: Ban tổ chức
Bưu điện thành phố năm 1895
Cụm hình panorama về Sài Gòn xưa
Quảng trường Quan thuế
Giao lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ
Một buổi tan lễ nhà thờ
Phố Catinat
Dinh toàn quyền Đông Dương
Dinh Thượng Thơ
Công trường Lam Sơn
Chợ Bến Thành
Bệnh viện Phúc Kiến
Cột cờ Thủ ngữ