Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện đánh bạc trong cổ sử Việt Nam

Dưới chế độ phong kiến, không ít quan lại, người dân, thậm chí là cả bậc vua chúa sa đà vào tệ nạn cờ bạc. Trước vấn nạn này, một số triều đại phong kiến Việt Nam đưa ra những quy định nhằm nghiêm trị tội đánh bạc.

Vua chúa cũng đánh bạc tiêu khiển

Không ít người dân, quan lại thời phong kiến ham mê cờ bạc. Thậm chí, có những lúc đánh bạc được tổ chức ở nhiều nơi. Không những vậy, ngay cả bậc vua chúa Việt cũng tìm đến các trò đỏ đen để tiêu khiển, mua vui khiến muôn dân cực khổ.

Một trong số những vua chúa mê đánh bạc là vua Trần Dụ Tông (1336-1369). Sử sách ghi lại rằng, Dụ Tông là vị vua thông tuệ, học vấn cao minh, chăm lo việc võ, sửa sang việc văn khiến thần dân đều phục. Đời Thiệu Phong (niên hiệu đầu tiên của Trần Dụ Tông) chính sự tốt đẹp nhưng càng về sau càng đổ đốn.

Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” kể rằng nhà vua “chiêu tập các nhà giàu trong nước ở làng Đình Bảng (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), làng Nga Đính thuộc Quốc Oai (Hà Nội ngày nay)… vào trong cung đánh bạc làm vui”.

Theo đó, Dụ Tông ngang nhiên tổ chức đánh bạc, thích rượu chè, bắt nhân dân xây cất cung điện, vườn hoa, hồ cá khiến cuộc sống của người dân lâm vào cảnh khổ cực.

Trước sự việc này, sách “Việt sử tiêu án” đã phê phán Trần Dụ Tông: “Làm vua một nước mà mở sòng bạc để lấy hồ thật đáng bỉ”. Thêm nữa, “Đại Việt sử ký toàn thư” dẫn lời nhà sử học Phan Phu Tiên đưa ra quan điểm: “Dụ Tông công nhiên làm bậy, gọi những nhà giàu vào cung đánh bạc để rồi sau người trong nước bắt chước cái dở ấy không thể ngăn cấm được nữa cuối cùng vì tệ đánh bạc mà mất nước”.

Nghiêm trị tội đánh bạc

Trước những hệ lụy to lớn từ việc đánh bạc, một số triều đại phong kiến đã đưa ra một số hình phạt nghiêm khắc để xử lý tệ nạn xã hội này.

Cụ thể, Đại Việt sử ký toàn thư kể rằng, năm Hưng Long thứ tư đời Trần Anh Tông (1296), vào tháng ba, khi biết quan thượng phẩm Nguyễn Hưng đánh bạc, vua đã ra lệnh “đánh chết”.

Sau khi thắng giặc, năm 1429, vua Lê Thái Tổ ban chỉ dụ trị tội những kẻ đánh bạc, du thủ, du thực, đàn đúm, chơi bời… nhằm động viên nhân dân chăm chỉ làm ăn, tái thiết đất nước. “Kẻ nào du thủ du thực, đánh cờ đánh bạc thì quan ty và quân dân bắt nộp để trị tội. Đánh bạc thì chặt năm ngón tay, đánh cờ thì chặt một phân ngón tay”, chỉ dụ viết.

Khi nhà Lê đã ổn định quyền lực, Bộ luật Hồng Đức ban hành dưới đời Lê Thánh Tông (Lê triều hình luật) có điều 188 quy định phạt nặng kẻ tổ chức đánh bạc. Điều luật này quy định ai tụ tập đánh bạc bị đánh 70 trượng, phạt ba quan tiền. Người tố cáo vụ đánh bạc sẽ được nhận thưởng.

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, triều Nguyễn cũng đã ra lệnh nghiêm trị hành vi đánh bạc để động viên nhân dân chí thú làm ăn, xây dựng đất nước giàu mạnh. Theo đó, kẻ nào mở sòng tụ tập nhau đánh bạc bị tố giác, bị bắt được quả tang thì gia tài của chủ chứa đánh bạc bị kê biên sung vào công quỹ. Tiền bắt được tại chiếu bạc và tiền riêng của những người cùng đánh bạc được trích ra mỗi người 10 quan để thưởng cho người cáo giác. Kẻ can phạm đều xử tội mỗi người bị đánh 100 roi, phải làm phu phục dịch 3 năm… Người mở sòng bị tịch thu địa điểm để sung công quỹ.

Một trường hợp khác là vào năm 1842, khi vua Thiệu Trị ngự giá ra Bắc, ở kinh thành có người lính vệ Hậu nhất quân Vũ Lâm tên Phạm Công Đạt đã tự tiện bỏ nhiệm vụ khi đi tuần vào ban đêm. Người này lẻn về trại ở bên trái hoàng thành mở chiếu bạc. Khi bị quan quân phát hiện và vây bắt, Phạm Công Đạt chống trả.

Khi biết chuyện đánh bạc trên, vua Thiệu Trị vô cùng rất tức giận nên xử Phạm Công Đạt với hình phạt nặng hơn mức bình thường. Hình phạt của y bao gồm: phạt đánh 80 côn đỏ, đóng gông, giải tới nhà lao chờ lệnh treo cổ. Những người liên quan vụ đánh bạc trên bị giáng 2 – 4 cấp.

Qua những điều trên có thể thấy cờ bạc được xem là một tệ nạn gây nhức nhối dư luận thời phong kiến. Những điều luật nhằm nghiêm trị tội đánh bạc đã được các triều đại phong kiến đưa ra và áp dụng triệt để để chấn chỉnh, xóa bỏ tệ nạn này.

VÔ CẢM…

Sự vô cảm bầy đàn như mãnh thú Rình rập đời rừng rú xé lương tri Mang trái tim đong đếm riết chai lì Trong sâu thẳm vẫn hoang mang…...

Nghề làm hương ở Bắc Kỳ xưa

Thắp hương là một phong tục đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Hương được thắp nhiều vào dịp Tết và những dịp quan trọng khác như lễ động...

Cuộc sống chật vật của võ sĩ sumo thời hiện đại

Nhiếp ảnh gia Issei Kato ghi lại hình ảnh ấn tượng về cuộc sống thường ngày của các đấu sĩ sumo thuộc lò võ Tomozuna ở Nhật Bản. Sumo là...

Những hệ thống chữ viết và việc hình thành văn học thế giới

Trong gần như toàn bộ lịch sử được ghi lại, văn học không được viết ra bên trong một hệ thống toàn cầu thuần nhất. “Văn chương thế giới” từng...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 8/10 – Mối thù giữa Năm Cam và Lâm Chín ngón

Báo chí đã đăng nhiều bài nói về mối thù giữa hai tay giang hồ cộm cán này. Theo đó, Lâm Chín ngón luôn tỏ vẻ "khi dễ" Năm Cam...

Vũ Nghĩa Chi – Từ cậu bé cõng em học lỏm trở thành vị trạng nguyên trung nghĩa

Đây là một vị trạng nguyên trung nghĩa, là trung thần tử tiết của nhà Lê. Tên tuổi và danh tiếng của ông đã được người đời truyền tụng, và...

Nguồn gốc truyện tích Thánh Gióng

Truyện Thánh Gióng là một câu chuyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ của người Việt, hầu như bất cứ người Việt nào, từ già đến trẻ, đều biết...

Lập đàn, đốt nhà là một trong những cách chống dịch bệnh của người xưa

Cách đây hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét...

Lời Đức Phật dạy về hôn nhân

Phật dạy hôn nhân chính là sự gặp gỡ đồng cảm giữa hai tâm hồn yêu mến nhau, quyết tâm cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc gia đình....

Tìm lại biên giới cổ của nước Việt: bằng cổ sử, triết học, di tích và hệ thống ADN

Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt...

200 năm ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Sự kiện ông Nguyễn Thế Hồng – Chủ tịch Hội Cổ vật Bắc Ninh có mua lại thành công chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ hãng Millon (Pháp)...

Việc dạy trung học ở Việt Nam trước 75 và Canada trước 79

Trừ 7 năm làm ngoại giao, cả đời hoạt động tôi làm giáo sư trung học, 14 năm ở Việt Nam và 20 năm sau tại Montréal, một thành phố...

Exit mobile version