Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện ít người biết về chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành có lẽ không ai không biết dù có thể chưa có dịp ghé thăm. Nhưng ngôi chợ này vẫn có nhiều điều có lẽ ít người biết đến như từng có cầu vượt đầu tiên, từng mang tên chợ Quách Thị Trang…

Cầu nổi 1 trước chợ Bến Thành trước 1975, sau thấy không hiệu quả (ít người đi, chính quyền Sài Gòn lúc ấy đã phá bỏ) – Ảnh tư liệu

Từ những thập niên đầu thế kỷ 18, trên vùng đất Sài Gòn, phủ Gia Định xưa đã hình thành các khu chợ buôn bán như: chợ Điều Khiển, chợ Tân Kiểng, chợ Nguyễn Thực…

Đặc biệt khu chợ Lớn của người Hoa được hình thành trong khoảng năm 1679 đến năm 1731 là một khu vực buôn bán sầm uất thời bấy giờ.

Kế đến là chợ Bến Thành nằm trên vàm Bến Nghé – sông Sài Gòn, gần thành Gia Định. Tên gọi chợ Bến Thành bắt nguồn từ vị trí này của chợ.

Năm 1913, chợ Bến Thành bị giải tỏa, nhà lồng chợ nhường lại cho Tổng nha Ngân khố, nay là Kho bạc Nhà nước nằm trên đường Nguyễn Huệ, quận 1.

Khu vực chợ mang tên chợ Cũ nằm ở góc đường Tôn Thất Đạm – Hàm Nghi hiện nay vốn là chợ Bến Thành trước đây.

Tòa Bitexco Financial Tower xây dựng từ năm 2004 đến năm 2014, cao 262m, gồm 68 tầng, là tòa nhà cao nhất ở TP.HCM thời điểm đó, tọa lạc ngay vị trí trung tâm của chợ Bến Thành cũ.

Cửa nam cửa chính chợ Bến Thành năm 1965 – Ảnh tư liệu

Chợ Bến Thành mới

Chợ Bến Thành mới được xây dựng ở một vị trí rộng rãi hơn, gọi là chợ Bến Thành mới hay chợ mới Sài Gòn.

Chợ Bến Thành lúc mới khai thị tháng 3-1914 – Ảnh tư liệu

Trước mặt chợ Bến Thành là công trường Quách Thị Trang – trước kia là cái ao sình lầy gọi là Bồ-Rệt (Marais Boresse) do viên xã Tây lúc ấy (tức thị trưởng) tên Eugène Cuniac cho lấp năm 1912 và xây lên chợ Mới Sài Gòn.

Ao Bồ Rệt (Boresse) trước chợ Bến Thành hiện nay – Ảnh tư liệu

Lúc đầu gọi là bùng binh Cu-nhắc (Rond – point Cuniac) rồi lần lượt đổi tên là công trường Diên Hồng và nay là công trường Quách Thị Trang.

Thời Pháp thuộc, khu đất công cộng mặt tiền chợ được gọi chính thức là Place d’Eugène Cuniac (“công trường Eugène Cuniac”), theo tên của thị trưởng thành phố Sài Gòn là François-Jean-Baptiste Cuniac (1851-1916). Một tên gọi thường được dân chúng sử dụng là Place Marché (“công trường Chợ”).

Năm 1955, chính quyền quốc gia cho đổi tên địa điểm này thành công trường Diên Hồng. Ngày 25 tháng 8 năm 1963, trong cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ, chống thiết quân luật tại công trường, nữ sinh Quách Thị Trang bị cảnh sát bắn chết. Tháng 8 năm 1964, một hội sinh viên đã quyên góp tiền để tạc và dựng tượng Quách Thị Trang, từ đó người dân Sài Gòn bắt đầu gọi khu vực này là công trường Quách Thị Trang (hay bùng binh Quách Thị Trang).

Chợ Bến Thành những năm đầu tiên với bùng binh Cu-nhắc (Rond – point Cuniac) – Ảnh tư liệu

Chợ Bến Thành năm 1921, 7 năm sau ngày khai thị – Ảnh tư liệu

Cửa chính của chợ Bến Thành là cửa Nam, rất phù hợp với tiêu chí mở cửa chính trong kiến trúc Việt: Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam.

Mặt Bắc chợ mới là đường D’Espagne (nay là đường Lê Thánh Tôn). Mặt Tây chợ mới là đường Schroeder (nay là đường Phan Chu Trinh). Mặt Đông chợ mới là đường Viennot (nay là đường Phan Bội Châu).

Theo văn bản chính thức, tin đăng trên báo Le Nouvellistecochinchinois ngày 31-3-1914 thì dự án xây cất chợ trong quá trình từ năm 1894, nhưng mãi đến năm 1913 mới thực hiện

Chi phí xây cất chợ Bến Thành mới tổng cộng là 975.000 quan Pháp. Nhà thầu xây dựng chính chợ mới là Công ty hỗn hợp Brossard và Mausin (về sau giải thể, thành Công ty gạch bông Thanh Danh ở đường Cống Quỳnh).

Chợ Bến Thành mới xây xong làm lễ khai thị vào lúc 17g ngày 28-3-1914 và diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30-3-1914.

Lễ khai thị chợ Bến Thành mới được các giới hưởng ứng, đặc biệt là người Hoa đang nắm nhiều sạp trong chợ.

Lễ khai thị được báo chí thời đó gọi là Tân Vương Hội. Ngày khai thị có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về.

Lễ khai thị được tổ chức linh đình, có xe hoa diễu hành và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm… Trong đó có cuộc gia đấu quyết tử giữa người và hổ mà ai ai cũng phải thán phục!

Chợ Bến Thành có 16 cửa

Chợ Bến Thành có 4 cửa chính và 12 cửa phụ. Từ cửa Nam đến cửa Bắc của chợ dài 136m. Từ cửa Đông đến cửa Tây của chợ dài 96m. Đường chữ thập của chợ rộng 5m. Từ cửa Nam xuống Bắc của chợ có 22 hẻm. Từ cửa Đông xuống cửa Tây có 9 hẻm.

Cửa Nam là mặt tiền (cửa số 1) của chợ Bến Thành hướng ra công trường Quách Thị Trang. Phía Nam chợ Bến Thành ngoài cửa Nam còn có cửa số 2, cửa số 16.

Điểm nổi bật nhất của cửa Nam đó chính là tháp đồng hồ. Tháp đồng hồ có ba mặt. Tháp được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp. Phía dưới tháp đồng hồ, ở mặt tiền, có ba chữ “CHỢ BẾN THÀNH”.

Phần trên của tháp, bên trong trước đây là phòng phát thanh của Đài truyền thanh quận 1 mà tôi là một trong những thành viên từng trực tại đây để đọc những bài phát thanh hằng ngày, cung cấp tin tức và các thông báo cần thiết cho tiểu thương và khách đi chợ sau năm 1975.

Từ những năm 2000, nơi đây trở thành văn phòng ban quản lý chợ, có thiết lập thêm một trang thờ Thần chợ đáp ứng nhu cầu tâm linh của giới tiểu thương ở chợ. Bên dưới tháp là cửa chính vào chợ, gọi là cửa Nam.

Cửa Bắc (cửa số 9) của chợ Bến Thành nằm trên đường Lê Thánh Tôn.

Cửa Tây (cửa số 5) của chợ Bến Thành nằm trên đường Phan Chu Trinh. Phía Tây chợ Bến Thành ngoài cửa Tây còn có cửa số3, cửa số 4, cửa số 6, cửa số 7, cửa số 8.

Cửa Đông (cửa số 13) của chợ Bến Thành nằm trên đường Phan Bội Châu. Phía Đông chợ Bến Thành ngoài cửa Đông còn có cửa số 10, cửa số 11, cửa số 12, cửa số 14, cửa số 15.

Về đâu, những bài hát đồng dao?

Tuổi thơ chúng tôi lớn lên cùng những câu hát đồng dao giản dị, mộc mạc, chứa đựng một tâm hồn trong trẻo, một cái nhìn hồn nhiên trước cuộc...

Một gánh mì tử tế ở Hội An

Nhiều năm nay cái gánh mì Phú Chiêm của chị Cưng đã “cưa chân” để trụ ở xế phía bên kia đường của Charming Hoi An homestay 384A Cửa Đại,...

Hai Danh Tướng – Hai Hoàng Đế

Nguyễn Huệ và Napoléon Bonaparte là hai danh tướng của Việt Nam và Pháp. Nguyễn Huệ xuất thân từ ấp Tây Sơn hẻo lánh trong vùng núi của tỉnh Qui...

50 Cặp Lục Bát Hay Nhất Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Truyện Kiều là một tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du, gồm 3.254 câu. Đây là một tuyệt tác kinh điển có một không hai của nền văn học...

Ý nghĩa cuộc thắng lợi túc cầu của Trung Kỳ đối với Nam Kỳ ngày 2 june 1941

Cuộc thắng lợi túc cầu thâu về cho Hội tuyển Trung Kỳ đối với Hội tuyển Nam Kỳ ngày mồng hai tháng sáu tây vừa rồi ở sân banh Sài...

10 tài liệu lịch sử châu Âu ghi nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Cách đây nhiều thế kỷ, người Phương Tây đã soạn nhiều tài liệu liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có một số bản...

Bốn cây thần cung nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Trong dòng chảy của sử Việt, Tây Sơn là triều đại nổi tiếng về võ nghệ với những danh tướng lừng lẫy và nhiều loại vũ khí huyền thoại. Theo...

Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách” của Phạm Duy

Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ sáng tác tình khúc hay nhất của âm nhạc Việt Nam. Khi ở vào ngưỡng tuổi… U.100, nhạc sĩ thừa nhận rằng...

Lễ ba ngày (lễ tế ngu) tính từ sau khi mất hay sau khi chôn cất?

Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba ngày sau khi chôn. Xét trong điển lễ thì không có "lễ ba...

Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng

Tục nhuộm răng là tục cổ xưa của dân tộc Việt, có từ thời các vua Hùng với tục ăn trầu. Sứ thần của nước Văn Lang (giao chỉ) trả...

Vài suy niệm về Francisco de Pina và việc hình thành chữ Quốc Ngữ

Tóm tắt Xem trong các viện lưu trữ, dường như chúng ta không thể khám phá ra tài liệu quan trọng nào chưa được khai thác để tìm hiểu về...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương sáu: Chấm thi

Mục đích của thi Ðình là khảo sát lại một lần những người đã đỗ Trúng cách thi Hội rồi theo kết quả mà sắp đặt người đỗ Tiến sĩ...

Exit mobile version