Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đô thị Sài Gòn và cách quản trị của người Pháp

Đầu Thế kỷ 19, khi người Pháp chiếm được Nam Kỳ, họ quyết tâm xây dựng một trung tâm hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa… để phục vụ chiến lược khai thác thuộc địa ở vùng đất giàu có này. Và một đô thị hiện đại, “Hòn Ngọc Viễn Đông” dần hình thành. 

Cảng Sài Gòn năm 1866

Lục Tỉnh Nam Kỳ, nay là thuộc địa Pháp, được cai trị bởi một thống đốc, với sự trợ tá của một hội đồng tư vấn.

Trụ sở chính quyền đặt tại Sài Gòn trong tỉnh Gia Định, đây là đô thành thiết kế theo kiểu Châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám độc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục, hải quân công xưởng, sở quản trị hải quân và tài chính, sở chỉ huy bộ binh, phòng thương mại, sở điện tín trung ương v.v…

Một góc Sài Gòn xưa

Thói quen vẫn giữ cho Nam Kỳ thuộc Pháp cách phân chia các tỉnh như dưới thời quan ta. Nhưng danh xưng đó không bao hàm một nền hành chính riêng hay đặc biệt cho mỗi tỉnh như trong quá khứ. Nay sự cai trị (các tỉnh) hoàn toàn lệ thuộc vào chính quyền ở Sài Gòn. Việc cai trị bản xứ được trao cho các viên thanh tra hay tham biện, và địa bàn thuộc quyền cai trị của họ gọi là hạt thanh tra (hay là hạt). Giúp việc cho các quan Tây, còn có các quan lại bản xứ.

Việc nội trị tổng quát trong xứ thì tập trung cả ở Sài Gòn, trong các văn phòng của Nha Giám đốc Nội vụ. Tham biện các địa hạt trực tiếp thuộc quyền giám độc nội vụ; giám đốc nội vụ chuyển cho họ mọi chỉ thị và mệnh lệnh hành chính; tham biện phải báo cáo cho giám đốc nội vụ mọi sự việc và tình hình có can hệ đến việc điều hành công tác thuộc địa.

Dinh Toàn quyền tại Sài Gòn

Năm 1875, tất cả có 20 địa hạt, do các viên tham biện cai trị – chia ra như sau: Ba địa hạt ở miền Đông, tức là: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một. Sáu địa hạt ở trung tâm là: Tây Ninh, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho

Ba địa hạt ở miền Nam: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Tám địa hạt ở miền Tây: Vĩnh Long, Sa Đéc, Long Xuyên, Trà Ôn, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc, sau bãi bỏ và sáp nhập vào Hà Tiên như xưa, theo nghị định ngày 16-6-1875. Những địa hạt đó gọi theo tên lị sở chia ra tổng, tổng chia ra xã thôn.

Sau đây là bảng kê lục tỉnh và các địa hạt thống thuộc:

Gia Định: Sài Gòn, Chợ Lớn, Tây Ninh, Tân An, Gò Công.

Định Tường: Mỹ Tho.

Biên Hòa: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một.

Vĩnh Long: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.

An Giang: Châu Đốc, Long Xuyên, Trà Ôn, Sa Đéc, Sóc Trăng.

Hà Tiên: Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc (giải thể ngày 1-7-1875)

Bưu điện Sài Gòn xưa

Những địa hạt trên liên lạc với nhau bằng các trạm với Sài Gòn làm đầu tuyến và dịch vụ này do lính trạm đảm đương; và bằng các trạm điện tín bắt đầu tư Sài Gòn đến Nam Vang.

Tất cả có 26 trạm điện tín, đó là:

1. Sài Gòn

2. Cái Bè

3. Thủ Dầu Một

4. Vĩnh Long

5. Biên Hòa

6. Bến Tre

7. Long Thành

8. Sóc Trăng

9. Bà Rịa

10. Sa Đéc

11. Vũng Tàu

12. Trà Vinh

13. Trảng Bàng

14. Long Xuyên

15. Tây Ninh

16. Rạch Giá

17. Chợ Lớn

18. Châu Đốc

19. Bến Lức

20. Hà Tiên

21. Gò Công

22. Nam Vang

23. Tân An

24. U Đông

25. Mỹ Tho

26. Cần Vọt

Nhiều tuyến điện tín nữa được đặt liên lạc với đô thành. Còn địa hạt Cần Thơ là chưa có liên lạc điện tín.

Nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”

Ca khúc Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang được nhạc sĩ Ngọc Chánh viết nhạc và Phạm Duy đặt lời để làm nhạc phim chính cho bộ phim cùng tên...

Đời thường ở Đà Nẵng năm 1966-1967 qua ảnh

Chợ Hàn tấp nập người qua lại, đường Khải Định giờ cao điểm, xe khách trên tuyến Đà Nẵng – Non Nước… là loạt ảnh sinh động về Đà Nẵng...

Hoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975

Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn...

Cuộc đời Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC – Bào huynh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm

Tiểu sử Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC GIÁM MỤC TIÊN KHỞI GIÁO PHẬN VĨNH LONG Đức Cha chào đời vào ngày 06-10-1897 tại Phủ Cam, Huế trong một...

Những hình ảnh “sexy” của Korean Kittens tại miền nam Việt Nam thời chiến

Korean Kittens là nhóm nhạc nhẹ nổi tiếng với lối ăn mặc khá “mát mẻ” của Đại Hàn những năm 1960. Cùng xem hình ảnh thú vị về buổi biểu...

Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc

Bản đồ Đông Dương thuộc Pháp Tại miền Nam trước 1975, nền giáo dục phổ thông dựa trên bộ Việt Nam Sử Lược (1920) của Trần Trọng Kim. Đào sâu...

10 câu chuyện ngắn về bài học làm người giản đơn mà sâu sắc

Cuộc sống đôi khi thật đơn giản chứ không phải là điều gì cao siêu hết. Bởi đơn giản chính là trí huệ, sống đơn giản sẽ mang đến niềm vui,...

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”?

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”? Tại sao không nói “làm một giờ”, “làm hai giờ” mà nói "làm một tiếng”,...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 3)

Phần 3: Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947) nhà văn tiền phong Nam Kỳ Nguyễn Chánh Sắt là một người tự học, một nhà văn tiền phong, một dịch giả truyện Tàu nổi...

Phụ nữ tân văn 1929: Đàn bà cũng nên làm quốc sự

Đã lâu, bên nam giới hay khuyên chị em ta ra làm quốc sự. Cái luận điệu của họ như vầy: “Trai gái đều là con em của nhà nước,...

Tuổi thơ vùng Tân Định

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Bao giờ lại pháo

Về lễ hội ở Ðồng Kỵ (Bắc Ninh), thông tin Mạng của Tổng cục Du lịch Việt Nam viết sơ lược mấy dòng, đại khái nói hội làng xưa có...

Exit mobile version