Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hình phạt với quan gây án oan thời nhà Nguyễn

Điều 374 Luật Gia Long quy định: Quan xử án sửa đổi khẩu cung, cố ý thêm bớt tội cho người thì bị cách chức, khiến người bị oan phải chết thì xử tử ngay.

Hình phạt với quan gây án oan thời nhà Nguyễn

Ai định án cẩu thả, sử dụng chứng cứ không có cơ sở, làm “cong vẹo pháp luật” cũng bị cách chức.

Theo Đại Nam thực lục, thời Minh Mệnh, Huyện thừa huyện Văn Giang là Đặng Đình Tuấn tha cho thủ phạm mà buộc tội oan người khác. Cha Tuấn là Đặng Đình Dương làm Thiêm sự Hình tào đã che giấu việc này. Vũ Đức Thông khi làm Trưởng Hình tào tiếp tay bằng việc xét xử không hỏi rõ ngọn ngành, mập mờ kết án.

Người bị oan cầu cứu tới kinh thành. Vua sai Thiêm sự Hoàng Văn Đản và Lang trung Phạm Đình Học xét lại hồ sơ, gửi Bộ Hình duyệt lại. Bộ Hình bàn, tâu lên vua xin xử Tuấn tội lưu (đày đi xa), Dương tội đồ (đày khổ sai), Thông xử trảm giam hậu (giam chờ ngày chém đầu).

Vua phán rằng các án đều phải xét rõ lẽ. Thông gặp vụ án oan nghiêm trọng lại cùng cha con Đặng Đình Dương thông đồng che giấu. “Tội ấy kể sao cho xiết. Theo luật mà xử, chẳng quá đáng đâu”.

Theo luật thời đó, mỗi sai phạm của quan trong hoạt động xét xử đều có chế tài tương ứng: xử phạt hành chính, giáng truất phẩm trật, bãi chức, phạt lương hoặc điều động đi nơi khác. Ai vi phạm nặng sẽ bị phạt tội đồ, lưu và tử (giết chết).

Châu bản triều Nguyễn cho hay, ngày 19 tháng 7 năm Tự Đức thứ 31 (1878), căn cứ Bộ Hình tâu lên, tỉnh thần Quảng Nam đệ trình bản án Đỗ Văn Hân. Đây là vụ án tranh chấp ruộng đất khiến hai người bị xét xử oan. Các quan trong triều sau đó yêu cầu điều tra người hành vi tham nhũng, ăn hối lộ mà xét án oan để trừng trị thật nặng. Ai vô can cần phóng thích, không được giam cầm tràn lan để người vô tội chịu oan…

Nhà làm luật triều Nguyễn quy định trong xét xử nếu thấy có sự oan uổng, quan các nha môn ở Kinh đô hay ở tỉnh phải có trách nhiệm biện minh cho họ, phải kê khai đầy đủ việc oan uổng với chứng tích có thật để tâu lên vua. Nếu biết rõ họ bị oan mà không biện pháp thì quan sẽ bị xử lý về hành vi cố ý thêm tội cho người khác. Quan lại không tư lợi mà do nhầm lẫn xét xử sai thì hình phạt chủ yếu là giáng phẩm trật, lưu nhiệm, điều đi nơi khác.

Cũng theo Châu bản triều Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), tỉnh Hưng Hoá trình vụ án “vô cùng trái lệ” do Nguyên Án sát Trần Ngọc Lâm thụ lý. Người bị bắt đã kêu oan song không được làm rõ. Thời gian giam giữ lâu đến nỗi người vô tội đã chết. Sau khi quan trên xem xét, Lâm bị giáng một cấp.

Ngoài xử oan, bớt tội cũng bị coi là làm trái luật và không thể tha thứ. Người vi phạm sẽ bị phạt đánh 100 trượng, lưu đày khổ sai 3 năm. Nếu vụ việc khó biện lý thì cho phép trình lên vua, chờ phiên tòa ở triều đình. Ai có oan uổng, có chuyện đáng thương thì thỉnh ý vua để xin định đoạt.

Nhớ về rạp xi-nê Rex, rạp tối tân nhất Đông Nam Á trước 1975

Chúng ta phải nói đến một rạp của người Việt mà quy mô về mọi mặt của nó có thể nói đứng đầu cả Đông Nam Á, đó là rạp...

Về các loại dấu triện kim bảo trên sắc phong thần 1428- 1945

Trong nhiều di tích lịch sử văn hóa đình, đền, miếu thờ ở nước ta còn lưu giữ nhiều đạo sắc phong thần do các triều vua Lê, Mạc, Tây...

Bảng đối chiếu các triều đại Việt Nam và các triều đại Trung Quốc

Bảng đối chiếu các triều đại Việt Nam với năm dương lịch và các triều đại Trung Quốc là nước láng giềng có quan hệ mật thiết với lịch sử...

Trường Quốc gia Hành chính Đà Lạt những ngày đầu thành lập

Trường Quốc gia Hành chính Đà Lạt (về sau Trường đổi tên là Học viện Quốc gia Hành chính, dời về đường Alexandre de Rhodes, Sài Gòn) được thành lập...

Tục đa thê

Chúng ta đều biết rằng người An Nam có bổn phận rất thiêng liêng, đó là thờ cúng tổ tiên - một nhiệm vụ chỉ được giao cho nam giới....

Hình chim trên trống đồng Lạc Việt

 1. Xuất xứ của chữ “Lạc” Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ 雒 (lạc) trong danh từ 雒越 (Lạc Việt/Lo Yueh), cho đến ngày nay...

Tị nạn Trung Hoa tại Đại Việt và Champa cuối thời nhà Tống

Tháng 2/1276, thủ đô nhà Nam Tống tại Lâm An (tức Hàng Châu ngày nay) rơi vào tay quân Mông Cổ, và vị hòang đế cuối cùng của nhà Tống,...

Đà Lạt một thế kỷ trước

Hồ Xuân Hương hoang sơ, khách sạn Palace tráng lệ, chợ Đà Lạt sầm uất… là loạt ảnh Đà Lạt thời thuộc địa qua ống kính nhà địa lý Pháp...

Những cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của “Tàu”

Phải nói là có nhiều thuyết khác nhau về nguồn gốc của từ Tàu này. Từ Tàu để chỉ người hay nước Trung Hoa đã xuất hiện từ rất lâu...

Cầu Bông, một phần lịch sử của Sài Gòn thuở sơ khai.

Theo nhà văn Sơn Nam, Cầu Bông được xây dựng từ thế kỷ 18, lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên, một thời gian sau, cầu Cao Miên đổi...

Biên Hòa trong trận lụt Nhâm Thìn 1952

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng người dân Biên Hòa vẫn còn truyền tai nhau về trận lụt năm Nhâm Thìn 1952. Năm ấy không riêng gì Biên Hòa mà...

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thất Tịch

Ngày Thất Tịch là ngày 7 tháng 7 Âm lịch, gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ. Ngày nay, lễ Thất Tịch đã có mặt ở nhiều nước...

Exit mobile version