Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hoài niệm về chợ thiệp Sài Gòn xưa

Hồi những năm 1970-1980, Sài Gòn từng có một “chợ” bán thiệp quanh năm nhưng từ khoảng đầu tháng 11 mới trở nên tấp nập, rộn ràng và tươi vui muôn vàn màu sắc.

Đấy là thời gian Sài Gòn bắt đầu có những ngọn gió se se mát lạnh vào chiều tối, hơi sương lảng bảng quanh những ngọn đèn đường. Những đường phố khu trung tâm, hình ảnh ông già Noel đã xuất hiện sớm trên cửa kính quán xá, nhắc nhở người qua đường mùa Giáng sinh đang đến, năm dương lịch sắp hết. Một thành phố phóng khoáng và mang nhiều nét Tây phương như Sài Gòn thì mùa lễ hội cuối năm thường kéo dài từ Noel đến tết âm lịch. Từ lúc này chợ thiệp ở trước Bưu điện trung tâm bắt đầu vào mùa cao điểm bán thiệp xuân.

Những chợ thiệp như thế này mới đây thôi đã mau chóng đi vào ký ức. Ảnh minh họa.

Ngày thường nơi đây có những sạp bán bao thơ, bưu ảnh, giấy viết thư… Thời ấy người ta còn viết thư tay, bỏ bao thơ dán tem và gửi bưu điện. Tại đây bán các loại bao thơ đủ màu trắng xanh hồng tím, hoa văn in nổi in chìm, đậm nhạt đủ kiểu. Mỗi xấp là chục 12 chiếc cùng một màu hoặc nhiều màu, đơn giản nhất là bao thơ viền sọc xanh đỏ in chữ “par avion”. Bao thơ làm bằng loại giấy mịn màng, dày vừa đủ kín đáo nhưng cũng mỏng vừa đủ là “cánh thư”.

Còn giấy viết thư là từng xấp mỏng, có kẻ hoặc không, góc tờ giấy cũng in màu nhạt và hoa văn chìm… Thời mới hòa bình, những dòng chữ trên những tờ giấy đẹp như thế đã nối liền biết bao gia đình trong Nam ngoài Bắc. Rồi thiệp sinh nhật, thiệp chúc tốt lành… loại nào khi mua cũng được người bán cho vào chiếc bao nylon trong suốt và kèm theo bao thơ trắng tinh, làm người mua không thể chỉ mua một chiếc.

Vào mùa thiệp tết, sạp bán thiệp nở rộ trên vỉa hè và khoảng trống xung quanh nhà thờ Đức Bà. Mỗi sạp đơn giản là một chiếc bàn, hai bên đóng cái khung gỗ treo những chiếc khánh màu đỏ rực rỡ, màu vàng lấp lánh xen lẫn những mẫu thiệp mừng Giáng sinh và mừng năm mới của ta lẫn Tây: Giáng sinh an lành, Merry Christmas, Cung chúc tân xuân, Chúc mừng năm mới, Happy New Year, Bonne Année…

Vài năm sau tháng 4-1975 còn có cả С Новым годом theo trào lưu học tiếng Nga… Thiệp Tây thì có ông già Noel và xe tuần lộc, ngôi nhà ấm áp ngọn đèn trong đêm mưa tuyết, cây thông xanh lấp lánh trang kim… Thiệp tết truyền thống có hình hoa đào hoa mai, cây nêu bánh chưng tràng pháo…, dần dần có thêm nhiều thiệp vẽ bụi tre nhà lá, dòng kinh cầu dừa, thiếu nữ khăn rằn áo dài tóc bay theo gió… Là để gửi cho những người đã ra đi một chút hình ảnh quê nhà.

Chợ thiệp bán từ sáng đến tối, khi bưu điện đóng cửa vẫn còn vài sạp sáng đèn. Người mua từ già trẻ lớn bé giàu nghèo, từ người Sài Gòn đến du khách… mọi người đều chọn được những tấm thiệp đẹp ưng ý lại vừa túi tiền. Những tấm thiệp không chỉ có lời chúc xã giao lịch sự mà còn gửi gắm bao nỗi niềm thương nhớ…

Sài Gòn có nhiều nơi bán thiệp, nhất là gần các nhà thờ, bắt đầu “mùa thiệp” là cho mùa Giáng sinh. Trong các bưu điện hay nhà sách, các sạp báo và đồ lưu niệm ở đường Nguyễn Huệ cũng bán bưu ảnh thiệp tết… nhưng không đâu đông đúc và nhiều mẫu thiệp đẹp như chợ thiệp ở Bưu điện trung tâm. Đó cũng là một nơi mà người Sài Gòn chí ít cũng vài lần lui tới trong năm, như đi chợ Bến Thành, đến thương xá Tax, dạo chơi bến Bạch Đằng… Nó cũng là nơi nhiều du khách nhớ đến bởi sự phong phú của văn hóa Việt tập trung ở đây qua những tấm thiệp muôn màu muôn vẻ.

Từ cuối những năm 1980 chợ thiệp vắng dần, vì chất lượng giấy làm bao thơ, làm thiệp ngày càng kém, mẫu mã đơn điệu, chất lượng in lại xấu. Dù vẫn còn nhu cầu về thiệp trong các dịp lễ, tết nhưng người ta không còn thói quen dạo chơi và mua thiệp cũng vì chợ đã bị dẹp do “lấn chiếm lòng lề đường”. Khoảng mươi năm trước chợ thiệp lại được nhóm họp ở đây với phong trào thiệp hand make: Những chiếc thiệp hình vẽ ngộ nghĩnh, trang trí không đụng hàng, trẻ trung, hiện đại… Nhưng cũng chỉ sôi nổi được một thời gian vì Internet đã phổ biến.

Bây giờ người ta viết thư gửi thiệp đều qua mạng, chẳng mấy ai còn nhớ đến những cánh thiệp xuân được bày bán bên hông Bưu điện Sài Gòn thuở trước…

7 loại vợ trong kinh Phật

Người vợ đoan chính theo như lời Phật dạy, là người phụ nữ biết cương – nhu, không ỷ thế giàu có hay xinh đẹp mà khinh mạn chồng, tướng...

Sài Gòn tứ đổ tường – Cờ bạc

Một số người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn xưa, thường có trong mình dòng máu ‘đỏ đen’ của thần đổ bác. Ngày xưa, các cụ thường ngồi ‘xoa’...

Những nghi vấn về cột đồng Mã Viện

Các bộ sử cũ đều không đề cập gì đến sáu chữ “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” như đã được lưu truyền. Vậy từ đâu mà có sáu chữ...

Lê Hoàn – Lê Đại Hành – Vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt – Đánh Tống, Bình Chiêm

Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố...

Lòng “cúc cung tận tụy” của Tô Hiến Thành

Gia Cát Lượng, quân sư nước thục thời Hậu Hán, không chỉ nổi tiếng ở tài năng mà còn ở tấm lòng trung trinh phò tá nhà Thục “cúc cung...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 18/25 – Việt = Rìu

Xin nhắc rằng trong lúc đang in quyển sử của chúng tôi thì có tin giấy sắp lên giá, nên hai biện pháp được thi hành ngay: I) Xén bớt,...

Xưng hô trong tiếng Việt

Xưng hô là một vấn đề không nhỏ trong giao tiếp hiện nay bằng tiếng Việt, dù là người Việt nói chuyện với nhau hay giữa người  nói tiếng Việt...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 2/9 – Danh từ Sài Gòn

Cuộc mở mang bờ cõi giải quyết xong, nay bắt qua tìm hiểu về lai lịch đất Sài Gòn.  Về danh từ “SÀI GÒN” Đại Nam Quốc Âm Tự vịcủa...

Vì sao chuột máy tính lại được gọi là…”chuột”?

Chuột máy tính đã trở nên quá quen thuộc trong giới công nghệ. Nhưng để phát triển được như hiện nay, thiết bị này đã trải qua một quá trình...

Hai mặt của Nguyễn Ánh – Gia Long: Kẻ tội đồ và người anh hùng

Nhìn nhận về con người này, thật không đơn giản, là một núi mâu thuẫn, mâu thuẫn do chính cuộc đời ông tạo ra, mâu thuẫn của hoàn cảnh lịch...

Bàn về hiểm họa văn hóa lai căng ở Việt Nam

Nền văn hóa nào cũng cần có sự giao lưu nhưng sự giao lưu một cách nguyên vẹn, rập khuôn mà không được Việt hóa thì đó là sự giao...

Exit mobile version