Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá thú vị về nghề nghiệp xưa ở Việt Nam qua ảnh

Những thước ảnh quý giá này đang được lưu truyền rất nhiều trên mạng xã hội, giúp cho giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa của ông cha.

Hầu hết những bức ảnh này được chụp vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hầu như chúng không còn bản quyền, không rõ ai là tác giả. Những thước ảnh quý giá này đang được lưu truyền rất nhiều trên mạng xã hội, giúp cho giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa của ông cha.


Một quán bán đồ ăn dạo.


Những sạp đồ gốm ở ven đường tại Hà Nội xưa. Gốm được bày bán chủ yếu là bình,
chậu hoa, chum, chĩnh,…


Gánh trầu cau bán dạo.

Ăn trầu là một tục lâu đời của người Việt, có từ thời Hùng Vương. Hình ảnh phụ nữ Việt với bộ răng đen nhánh đã gắn liền với lịch sử của dân tộc. Nhai trầu vừa giúp thơm miệng, vừa là một biện pháp để bảo vệ răng của người xưa.


Lấy ráy tai dạo tại Hà Nội. Chỉ cần một que sắt và một chiếc ghế đẩu, người đàn
ông này đã có thể hành nghề.


Hớt tóc dạo ở Sài Gòn xưa.


Thợ mộc đang xẻ gỗ ở một xưởng mộc.


Một thiếu phụ bên khung dệt.


Một người làm nghề thu tiền với cuốn sổ ghi chép trên tay.


Ảnh chụp những người thợ trong một xưởng làm giấy. Thời xưa, giấy được làm từ vỏ cây,
ngâm, giã, ép,… qua nhiều công đoạn.


Người thợ săn tại Nam Kỳ xưa với vũ khí tự chế.


Một gánh phở rong. Người bán hàng gánh cả bếp lò, nồi nước sôi đi khắp nơi.


Một họa sĩ ở làng tranh dân gian Hàng Trống.


Xưởng thợ rèn làm từ căn nhà tranh.


Dàn nhạc biểu diễn ở Nam Kỳ…


… và ở Hà Nội xưa.


Ảnh chụp một đoàn xe chở thư từ Sài Gòn về Cần Thơ.


Một xe đưa thư chuyến từ Sài Gòn về Tây Ninh.


Trái với hình ảnh hiện đại bên trên, một đoàn vận chuyển thư và bưu chính bằng chân.


Họ nghỉ đêm trong rừng ở một chỗ trú chân giản đơn.


Một phụ nữ hành nghề thầy bói ở chợ.  Bức ảnh được chụp vào năm 1921. Ngày xưa,
có rất nhiều người mù hành nghề thầy bói, họ thường đeo kính
đen hoặc dùng mạng che mặt.

Một cửa hàng ở phố Hàng Thiếc, Hà Nội.


Cửa hàng bán đồ đồng thau ở Bắc Kỳ xưa, với đủ loại vật dụng: lư hương
mâm, nồi, chảo, ấm,…


Nghề đan nón rơm.


Thợ khảm tại Bắc Kỳ ngày xưa.


Thợ làm mành.

Ngày xưa, mành được sử dụng để ngăn nắng mưa, gió bụi, chống côn trùng. Mành thường được làm từ tre, trúc, cỏ lau,…


Một cửa hiệu sửa và bán giầy dép làm thủ công.


Lớp dạy nghề khảm ở trường dạy nghề Hà Nội xưa.


Một người đàn ông đan phên trên phố Hàng Mành. Phên được đan từ tre, nứa, thường được dùng để ngăn phòng, hoặc che cửa,…


Một cụ già làm nghề in tranh.

Ở các làng tranh dân gian, người ta dùng các bản in có sẵn để tạo nên các bức tranh. Thợ in phải in từng loại màu, phơi khô rồi mới tiếp tục in màu khác. Khi in phải ấn bản in đều tay, để màu đều, không bị loang làm mờ đường nét.


Một nhà làm lọng. Nghề làm lọng của nước ta bắt đầu từ thời nhà Lê. Lọng là dụng cụ thường dùng cho các quan lại và vua chúa hoặc được sử dụng trong đình, chùa,…


Ảnh được chụp ở một xưởng thuộc da. Những người thợ đang làm công đoạn phơi da.


Một cửa hàng bán cân tiểu ly. Ngày xưa, người ta thường dùng loại cân tiểu ly đơn giản, được làm thủ công. Một đầu là đĩa cân, một đầu là cán khắc vạch nhỏ với quả cân. Loại cân này khó đọc và cho sai số khá cao.
Diễn viên Hồ Quảng trong đoàn ca kịch của người Hoa tại Sài Gòn. Thời xưa, ca kịch thường được diễn ở các sân khấu đất lưu động.


Nghề làm bánh đa.


Nghề phơi tằm. Tằm được nuôi để nhả tơ, dùng dệt vải may quần áo.


Hai người phụ nữ đang phơi gạch.


Phu kéo xe.

Ngày xưa, ở Đông Dương, những chiếc xe kéo có mặt tại Hà Nội vào năm 1883 do được đem từ Nhật qua. Sau đó gần 15 năm, xe kéo mới có mặt tại Sài Gòn.


Một quán nước nhỏ tại Hà Nội,


Thợ vẽ và thợ thêu ở Bắc Kỳ xưa.


Xưởng làm đồ bạc hiệu Tiến Bảo tại phố Hàng Bạc. Ngày xưa, đồ trang sức được làm thủ công, rất tỉ mỉ, tinh xảo

Về ‘nước Việt Thường’ trong lịch sử

1. Nước Việt Thường trong sử sách xưa và nay Trong cổ thư Trung Quốc, Thượng Thư (thế kỷ 3 TCN) là tác phẩm đầu tiên chép chuyện nước Việt...

Cái ti vi Denon và truyền hình nửa thế kỷ trước

Khi ba mở ti vi trong thùng ra, anh em tôi hét lên vang xóm và lập tức trẻ con trong hẻm chạy đến ngay, bu đầy cửa cái và...

“Em chưa hát ca dao một lần” (Trịnh Công Sơn)

Cách nay hơn sáu chục năm, một chiều thu Việt - Bắc heo may. Trên đường đi công tác về, gần tới ATK - an toàn khu, Tố Hữu hồ...

Chai rượu trắng – Một thời khốn khó

Hồi những năm 1960 ở miền Bắc thực hiện hợp tác xã triệt để nên ở vùng nông thôn cái gì cũng thiếu thốn, khó kiếm, khó mua. Bữa cơm...

Nga Sơn miền quê cổ tích

Ca dao xưa có câu: Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông Ngay mở đẩu ta đã nghe tới Nga Sơn, vậy đây...

Những giai thoại về cuộc đời Bùi Giáng

Cuộc đời Bùi Giáng dường như luôn được bao phủ lên bởi vô số những giai thoại ly kỳ, bất kỳ một tình tiết, câu chuyện nào liên quan đến...

Cuộc đời của Vua ngân hàng thời xưa

Không học hành, không bằng cấp, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông Nguyễn Tấn Đời đã làm chao đảo giới ngân hàng ngày xưa. Từ người buôn...

Hoa Quỳnh – Biểu tượng ý nghĩa và truyền thuyết

1- Hai Bài Thơ Hay Như Hạt Mưa Tan Bây giờ tôi với một tôi Một chân dưới mộ. Một đời phong ba Thưa em, tình đã nhạt nhòa Ngõ...

Câu Chuyện Lập Nghiệp Của Ông Chủ Rạp Hưng Đạo Xưa

Ba Ngày Tết người dân Sài Gòn hay đi coi hát cải lương ở đây nhưng ít ai biết ông chủ Rạp Hưng Đạo ngày xưa lập nghiệp như thế nào Năm 1940...

Tượng đài có số phận đặc biệt nhất xứ Huế

Được đúc từ thập niên 1970, phải đến năm 2012 tượng đài nhà yêu nước Phan Bội Châu ở Huế mới chính thức được khánh thành. Vì sao lại như...

Sông Nước Kênh Rạch Miền Tây

Xuồng ba lá lách len rừng kênh lạch Rễ tràm ken như địa võng thiên la Cô gà nước, chú trích cồ, bìm bịp Cùng bay lên cất tiếng hót...

Vì sao tha thứ không phải ban ơn cho người khác mà là tạo phúc cho chính mình?

Cuộc sống phức tạp với những va chạm, mâu thuẫn khiến ta khó tránh khỏi những lúc không hài lòng với nhau, gây tổn thương cho nhau. Tuy nhiên, người...

Exit mobile version