Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn

Kỳ thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ về sĩ phu và nhân dân Bắc Hà chăng?

Khoa sau, năm 1813, Gia Long mới cho thiết lập một trường thi ở Kinh đô Huế và một trường ở Gia Định thành (trường Gia Định). Trường Gia Định được duy trì từ năm 1813 cho đến năm 1858, tổ chức được 19 kỳ thi Hương. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), trường An Giang (1864) thay thế cho trường Gia Định.

Tất cả 20 kỳ thi Hương ở Nam Kỳ (1813-1864) tuyển chọn được 274 cử nhân. Kỳ lấy đỗ cao nhất là 20 cử nhân vào các năm 1847, 1848 và thấp nhất là 8 cử nhân ở kỳ thi Hương đầu tiên (1813).

Có một sự kiện lạ lùng ít ai lưu tâm tìm hiểu và biết đến là 274 cử nhân thi đậu tại các trường thi Gia Định và An Giang, duy nhất chỉ có Lương Khê Phan Thanh Giản là đạt được học vị Tiến sĩ! Nếu kể thêm các cử nhân gốc Nam Kỳ thi ở các trường khác thì trước sau Nam Kỳ, suốt thời kỳ khoa cử dưới triều Nguyễn chỉ có 3 vị Tiến sĩ. Ngoài Phan Lương Khê đậu năm 1826, ba mươi năm sau mới có vị thứ hai là Phan Hiển Đạo (1856). Phan Hiển Đạo thi cử nhân ở trường Thừa Thiên vào năm Đinh Mùi (1847), đậu thứ ba và thi Hội, đậu Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1856). Vị tiến sĩ thứ ba là Nguyễn Chánh, người thôn Phú Mĩ Tây, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Nguyễn Chánh đậu giải nguyên tại trường Thừa Thiên khoa Mậu Ngọ (1858) và đậu Tiến sĩ (thứ 4) khoa Nhâm Tuất (1862), làm quan đến chức Thượng thư bộ Hình và Tổng đốc Thanh Hóa.

Có đôi điều đáng suy nghĩ:

Thứ nhất, tại sao các sĩ phu Nam Kỳ ít người đạt đến bậc cao nhất của Khoa cử dưới triều Nguyễn. Chỉ tính cùng thời gian từ năm 1822 đến năm 1865 thì toàn quốc có 280 tiến sĩ trong khi Nam Kỳ cùng thời gian trên chỉ có 3 tiến sĩ và trong số 274 cử nhân thi Hương tại Nam Kỳ chỉ có một tiến sĩ duy nhất đó là Phan Thanh Giản! Phan Thanh Giản là người khai khoa và trong suốt 30 năm (1826-1856), Phan là người trí thức tiêu biểu nhất của Nam Kỳ trong khoa cử và cũng là vị đường quan cao nhất ở Nam Kỳ trong triều đình Huế.

Phải chăng vua Tự Đức không có lựa chọn nào khác khi cử vị tiến sĩ đầu tiên và cũng là duy nhất trong số 274 sĩ tử Nam Kỳ đậu cử nhân, làm Khâm sai đại thần để ký kết với thực dân Pháp một hòa ước liên quan đến số phận ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862)? Và cũng chính ông, chứ không ai khác được cử đi Paris và Madrid để chuộc lại Ba tỉnh miền Đông. Hòa ước Aubaret ký kết năm 1864 bị Pháp phủ nhận và Phan Thanh Giản lại được cử vào chức Kinh lược sứ tại Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ.

Phan Lương Khê có thể có chọn lựa nào khác là chén thuốc đắng khi Ba tỉnh Miền Tây mất vào tay Pháp năm 1867!

Thứ hai, chúng ta cần ghi nhận là sĩ tử Nam Kỳ đáng cho chúng ta tự hào khi đã cùng nhân dân xả thân bảo vệ đất nước. Một số cử nhân đã đi vào lịch sử dân tộc như Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, cáa cử nhân Trương Gia Hội, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Thành Ý, Âu Dương Lân, Trương Minh Giảng, Trương Văn Uyển, , Trần Xuân Hòa, Đỗ Trình Thoại, Phan Văn Đạt, Lưu Tấn Thiện, Đinh Văn Huy …

So với những vị khoa bảng ở các vùng khác, các sĩ phu xuất thân từ khoa cử ở Nam Kỳ, trong công cuộc đấu tranh giữ nước, xứng đáng là niềm tự hào của nhân dân Nam Kỳ và nhân dân cả nước.

Bảng thống kê sau đây cho chúng ta biết thêm về khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn :

Tổng cộng 20 kỳ thi Hương, lấy đỗ 274 cử nhân.

STT Khoa Số cử nhân Thủ khoa Ghi chú thêm
1 1813 8 Nguyễn Bảo Bang Khoa Hương đầu tiên ở Nam Kỳ
2 1819 12 Trương Hảo Hiệp Trương Minh Giảng
3 1821 16 Nguyễn Văn Kỳ (cùng khoa)
4 1825 15 Trương Phước Cang Trương Văn Uyển
5 1828 16 Mai Hữu Điển Phan Thanh Giản
6 1831 10 Đinh Văn Huy Hy sinh ở Campuchia, được lập đền thờ. Con là Đinh Văn Khoa, hy sinh ở Hà Tĩnh, cũng được lập đền thờ
7 1835 9 Bùi Hữu Nghĩa Cùng khoa
8 1837 11 Nguyễn Văn Triêm Trần Xuân Hòa
9 1840 11 Nguyễn Hoài Vĩnh Trần Thiện Chánh
10 1841 15 Hồ Đăng Phong Đỗ Trình Thoại
11 1842 16 Võ Duy Quang Phạm Hữu Chánh
(Án sát An Giang)
12 1843 15 Phạm Văn Trung Lưu Tấn Thiện
13 1846 18 Nguyễn Xuân Ý
(Bố chánh An Giang)
Phan Văn Đạt
(hy sinh, được lập đền thờ)
14 1847 20 Nguyễn Công Hài
(Án sát Hà Tiên)
Nguyễn Thông đậu thứ hai
15 1848 20 Nguyễn Đức Hoành Phan Văn Trị
16 1849 17 Võ Thế Tri Trương Gia Hội
17 1852 13 Nguyễn Hữu Huân Nguyễn Nùng Hương
18 1855 13 Nguyễn Tánh Thiện Nguyễn Thành Ý
19 1858 9 Lê Đình Sâm Âu Dương Lân
20 1864 10 Võ Doãn Xuân Thi ở trường thi An Giang

Tổng cộng 20 kỳ thi Hương, lấy đỗ 274 cử nhân.

Nhớ về Saigon Departo

Trên báo Xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H. Thủy Ba bộ mặt của Tết Sài Gòn có nêu: "Đi đến đường Tự Do mà không ghé...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 3/25 – Những đảo âm nội bộ trong chủng Mã Lai

Chương này vẫn cứ nghiên cứu về ngôn ngữ, nhưng nó sẽ đưa ta về dân tộc học, và chúng tôi phải điên đầu với những nhận xét sau đây,...

Tại sao gọi nước Nhật là Phù Tang

Tại sao lại gọi nước Nhật là Phù Tang? Phù Tang nguyên là tên một loại cây mà Thuyết văn giải tự của Hứa Thận giảng là “cây huyền thoại”,...

Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách ở nhà Khai Trí xưa để học

Nếu tôi nhớ không lầm, đó là vào khoảng giữa năm 1959 hay 1960, báo chí đăng tin về một cậu học sinh khoảng chừng 14 -15 tuổi, gương mặt...

Chùm ảnh: Khác biệt “nhìn tận mắt” về đám cưới xưa và nay

Nhìn lại có thể bạn sẽ giật mình vì sự khác biệt rất đỗi rõ nét ở đám cưới xưa và nay… “Thiệp hồng” Giai đoạn 1960 – 1970, người...

Trần Hữu Trang – Cuộc đời và tác phẩm

Soạn giả cải lương Trần Hữu Trang quê ở xã Phú Kiết, tỉnh Tiền Giang (trước đây là tỉnh Mỹ Tho, trước nữa là tỉnh Định Tường). Soạn giả là...

Những ngộ nhận về áo dài Cát Tường

Càng ngày áo dài truyền thống càng phổ thông hơn ở nước ta và trên thế giới. Đến nỗi đã có vài luận án tiến sỹ ở Mỹ và Úc...

Bàn chuyện “Sến” trong âm nhạc – Sài Gòn xưa

“Sến” không chỉ được gói gọn trong phạm trù những ca khúc, mà nó còn bàng bạc trong nhiều mặt như: ăn mặc, hành vi, lời nói, phong cách của...

Ai đã thiết kế Bưu điện Saigon?

Theo Tim Doling -sử gia UNESCO, nói và viết tiếng Việt, tác giả nhiều sách về lịch sử thành phố Việt Nam- thì chính tài liệu "Hướng dẫn thuyết minh...

Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc

"Thọ mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo Chu Công gia lễ tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc nhưng không rập khuôn theo Tầu....

Đời người luôn Có: 2 việc không thể đợi, 2 thứ không thể sợ, 2 điều không thể lựa chọn

Nhân gian vô thường, thế sự khó lường, vật đổi sao dời, con người cũng chỉ đang mò mẫm trong cõi nhân sinh. Đời người ngắn chẳng tày gang, vậy...

Tết xưa của người Tràng An

Tết xưa của đất Tràng An mang phong vị rất riêng, ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ. Tết nay đến rồi, dư âm của Tết...

Exit mobile version