Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lều chõng của sĩ tử Việt xưa

Ngày xưa, khi tham gia các kỳ thi Hương, thị Hội, thi Đình… thí sinh phải mang theo lều, chõng, thức ăn… lặn lội xa xôi lên các trường thi ở kinh thành hoặc các đô thị lớn. Vậy lều chõng trông như thế nào?

Người ta hay ví von chuyện thi cử của học sinh thời nay với cảnh lều chõng của sĩ tử xưa. Nhưng không phải ai cũng biết “lều chõng” là thế nào. Trong trưng bày “Lều chõng của thí sinh trong kỳ thi Đình” tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, câu hỏi này được giải đáp bằng hiện vật trực quan.

Theo đó, ngày xưa, khi tham gia các kỳ thi Hương, thị Hội, thi Đình… thí sinh phải mang theo lều, chõng, thức ăn… lặn lội xa xôi lên các trường thi ở kinh thành hoặc các đô thị lớn.

Tại đây, lều chõng chính là nơi làm bài, đồng thời là nơi “cư trú” của thí sinh vào ngày cuộc thi diễn ra. Trong đó, lều làm bằng cót được cố định bằng khung tre, trở thành mái nhà che nắng mưa.

Chõng là vật dụng giống cái bàn đóng bằng tre, dùng để ngồi làm bài, cũng là nơi để nghỉ ngơi. Chõng tre ngày nay vẫn là một dụng được sử dụng phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.

Ngoài lều chõng, các thì sinh còn mang theo một chiếc hòm gỗ to, dùng để đựng quần áo, giấy bút, nghiên mực, thức ăn và các đồ dùng thiết yếu khác trong kỳ thi. Khi làm bài thi, chiếc hòm cũng trở thành bàn viết.

Một chiếc nghiên mực bằng gỗ đặt trên rương. Thời xưa sĩ tử viết bài bằng bút lông và mực tàu. Nghiên mực dùng để mài các thỏi mực với nước thành mực viết.

Bảng vàng ghi danh những người đỗ đạt trong kỳ thi. Cảnh lều chõng gắn với nền khoa cử Nho học chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa. Nền khoa cử ấy đã gặp thách thức lớn vào thời thuộc địa, khi văn minh phương Tây tràn vào.

Trước ưu thế vượt trội của nền khoa học châu Âu, Nho học không còn thích hợp nữa, từng bước nhường chỗ cho học thuật mới theo nền giáo dục của người Pháp.

Với sự cáo chung của nền khoa cử có bề dày nghìn năm, cảnh lều chõng cũng trở thành dĩ vãng. Ở miền Bắc, việc thi cử theo Nho học kết thúc năm 1915, và ở miền Trung kết thúc vào năm 1918.

Trong cuốn “Lều chõng” phát hành năm 1941, nhà văn Ngô Tất Tố viết: “Ngày nay nghe đến hai tiếng “Lều”, “Chõng” có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những vật ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay…”.

Phê phán mặt trái của nền thi cử kiểu lều chõng, Ngô Tất Tố cho rằng: “Lều Chõng […] đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hoặc vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đã đưa nước Việt Nam đến cõi diệt vong”.

Dù vậy, ngày nay lều chõng cần được nhìn nhận như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt với giá trị cốt lõi là tinh thần coi trọng học vấn, điều cần được phát huy trong bối cảnh hiện tại cũng như trong tương lai.

Tìm hiểu quá trình mở rộng lãnh thổ của người Việt xuống phía Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cương giới lãnh thổ luôn là một vấn đề thiêng liêng của từng quốc gia, từng dân tộc. Việc phân định ranh giới giữa các quốc...

Đèn Hoa Kỳ của Việt Nam!

Ở xứ Việt có một loại đèn dầu được gọi tên là đèn Hoa Kỳ. Đèn Hoa Kỳ có phải của Mỹ hay không? Nếu không phải, tại sao nó...

Ga Hàng Cỏ – một mảnh ký ức về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội trước đây gọi là ga Hàng Cỏ. Người Hà Nội rất thích cái tên thân thuộc nôm na này. Có lẽ đây là một tên do nhân...

Học nói chỉ vài năm nhưng phải học cả đời để ngừng nói

Cổ nhân xưa vẫn có câu dạy chúng ta rằng “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Quả thật, ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công...

Quyền được tôn trọng dù học “dốt”

Trong xã hội Việt Nam, xưa nay đi học thường chỉ có người học giỏi được khen ngợi, vinh danh. Học sinh nào không may học kem kém một chút...

Lúc đi trắng, lúc về đen

Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn...

Tổ đình Giác Lâm – ngôi chùa lâu đời nhất Sài Gòn

Tồn tại gần ba thế kỷ, Tổ đình Giác Lâm vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm, là một thắng tích thu hút đông đảo người dân và du...

Giặc Cờ từ phương Bắc – Kỳ 2/3 – Giặc Cờ Vàng

Quân Cờ Vàng (黃旗軍, Hán Việt: Hoàng Kỳ quân) là một đảng cướp thổ phỉ, có nguồn gốc từ tàn quân của phong trào Thái Bình Thiên Quốc (Trung Quốc) kéo sang...

Đã một thời như thế: Hiện tượng Phạm Công Thiện

Có lẽ “người duy nhất” được Phạm Công Thiện kính nể và tôn sùng là Henry Miller. Tôi nghĩ rằng có thể từ chỗ gặp Henry Miller ở California, rồi...

Tòa tháp xưa độc đáo bị lãng quên của Sài Gòn

Rất ít người biết đến sự tồn tại của tòa tháp xưa này, dù công trình chỉ nằm cách hồ Con Rùa nổi tiếng khoảng 100m. Trong khuôn viên Tổng...

Phẩm trật ông quan, phẩm giá con người

Phẩm trật (1) ông quan là phẩm trật có một đời, phận (2) có, khắc có. Phẩm giá con người là phẩm giá lưu truyền trăm đời, tự mình không cố...

Tiếng lóng và ngôn ngữ chợ búa trong tiếng Việt

Tiếng lóng (slang) là ngôn ngữ của các băng đảng, lưu manh côn đồ, cờ bạc, đĩ điếm, hoặc bọn du thủ du thực nói chuyện với nhau để không...

Exit mobile version