Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Loạt ảnh ‘không đụng hàng’ về Việt Nam năm 1997

Xích lô chở “loa phường”, giới trẻ “đi bão”, dây chuyền kiểm tra chất lượng bao cao su… là loạt ảnh không thể quên về Việt Nam năm 1997 được ghi lại qua ống kính phóng viên ảnh kỳ cựu Hoàng Đình Nam.

Ảnh: Hoang Dinh Nam / AFP via Getty Images.

Người lái xích lô đi qua Nhà hát Lớn Hà Nội khi công trình này đang được sửa chữa, Hà Nội ngày 11/9/1997.

Loa phóng thanh công suất lớn, thường gọi là “loa phường”, được chở trên xích lô ở Hà Nội ngày 6/5/1997.

Một người phụ nữ ngồi bên quầy hàng bán những chiếc áo sơ mi Pierre Cardin, Hà Nội ngày 4/6/1997. Những chiếc áo này được một nhà máy may mặc địa phương sản xuất với sự hợp tác của nhà thiết kế Pháp Pierre Cardin, giá khoảng 10 USD  mỗi chiếc vào thời điểm đó.

Chiếc xe đạp địa hình được trưng bày trước một cửa hàng ở Hà Nội, 6/5/1997, nằm trong chiến dịch quảng cáo – khuyến mãi “đổi nắp chai lấy xe đạp” của Coca-Cola. Chiến dịch này sau đó bị báo chí chỉ trích vì khiến trẻ em tốn tiền và thời gian để tìm kiếm đủ bộ nắp chai (trong đó cái nắp “số 4” hình yên xe đã trở thành “truyền thuyết đô thị” vì không ai tìm nổi).

Một cậu bé đứng bán đèn ông sao truyền thống trong dịp Tết Trung, Hà Nội ngày 15/9/1997.

Một hàng bán miến chân giò dạo phục vụ thực khách trên nền đất bên một con đường ở Hà Nội vào ngày 10/12/1997.

Giới trẻ Hà Nội “đi bão” ngày 14/10/1997, sau khi Việt Nam lọt vào vòng bán kết môn bóng nam đá tại Đại hội thể thao Đông Nam Á được tổ chức tại Jakarta. Việt Nam đã “lách qua khe cửa hẹp” khi Lào bất ngờ đánh bại Malaysia với tỷ số 1-0.

Cán bộ tòa án đổ thêm xăng khi đốt 31,5 kg thuốc phiện và 8,5 kg heroin tại một sân vận động ở Hà Nội vào ngày 28/8/1997. Số ma túy này bị thu giữ và tiêu hủy sau những nỗ lực chống ma tuý được tăng cường trước tình hình buôn bán ma tuý gia tăng nhanh chóng.

Một phụ nữ kiểm tra kết nối Internet tại Hà Nội, cuối tháng 11/1997. Vào ngày 19/11, chính quyền đã thông báo rằng người dùng Internet Việt Nam sẽ được sử dụng đường truyền tốc độ cao từ ngày 1/12.

Người phụ nữ làm việc tại dây chuyền kiểm tra chất lượng bao cao su ở Nhà máy Cao su Y tế, TP HCM ngày 26/5.

Một người phụ nữ ngồi bán mũ Giáng sinh trên vỉa hè TP HCM, 7/12/1997.

Một công nhân đang chuẩn bị nâng chiếc Toyota Corolla trong dây chuyền lắp ráp của Nhà máy Toyota Việt Nam tại tỉnh Vĩnh Phúc, 6/10/1997.

Ba chiếc xe đạp chở đầy nơm cá bằng tre rời làng Tất Viên, tỉnh Hưng Yên, ngày 13/8/1997. Làm nơm cá là nghề truyền thống, giúp các gia đình trong làng có thêm khoản thu khoảng 15 USD hàng tháng, bên cạnh thu nhập từ hoạt động trồng lúa.

Nền giáo dục miền Nam ngày trước

GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-1967, Thứ...

Nguồn gốc của câu “Mặt người dạ thú”

Có xuất xứ từ câu “Nhân diện thú tâm” Trong cuộc sống, câu thành ngữ này thường được dùng để chỉ loại người có phẩm chất đạo đức kém, những...

Đôi Guốc Sài Gòn

Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội. Theo ông Hoàng Đạo Thúy...

Nét độc đáo của gốm Vĩnh Long

Vĩnh Long là một tỉnh  nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 140km. Như một món quà của thiên nhiên ban tặng, mảnh đất...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 1 – Định Kỳ – Phép Thi

Thi Hương là kỳ thi quan trọng cấp đầu để lấy người đỗ Cử-nhân ra làm quan, cũng gọi là Trung khoa (Ðại khoa tức thi Hội, thi Ðình, là khoa thi...

Sài Gòn xưa – Những nhiếp ảnh gia đầu tiên

Sau khi bức ảnh đầu tiên được chụp ở Pháp vào năm 1826 bởi nhà phát minh Joseph Nicéphore Niépce, những nhà nhiếp ảnh tiên phong người Pháp đã mang...

Lo trời đổ

Ngày nay, chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được, thế mà lo khi trời đổ, đất...

Nấm mộ hoang lạnh của công tử Bạc Liêu

Trái ngược với sự nổi tiếng lúc sinh thời của Công tử Bạc Liêu, nơi an nghỉ của vị thiếu gia này không được nhiều người biết đến. Mộ Công...

Việt Nam năm 1992 qua 80 bức ảnh của Wolfgang Kaehler

Phóng viên Đức Wolfgang Kaehler đã ghi lại nhiều hình ảnh đặc sắc trong hành trình xuyên Việt của mình năm 1992. Ảnh: Wolfgang Kaehler / Getty Images. Góc phố...

Cháo lòng Sài Gòn

Bây giờ đi ăn cháo lòng tôi rụt rè gọi tim thôi, không dám rờ tới gan, ruột, dồi gì hết mà vẫn vừa ăn vừa hồi hộp. Cả cơ...

Vẻ đẹp mộc mạc của phụ nữ Việt Nam 100 năm trước

Dù đã trải qua một thế kỷ, vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của phụ nữ Việt Nam vẫn thu hút người xem. Bức ảnh "Thiếu nữ Sài Gòn" của...

Vài tập tục thú vị tại Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước giàu truyền thống văn hóa và có những phong tục tập quán độc đáo. Bởi vậy trước khi đi Nhật du lịch,...

Exit mobile version