Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những hình ảnh về thuở sơ khai của Dinh Độc Lập

Là công trình mang nhiều ý nghĩa gắn liền với hàng loạt biến cố lịch sử của Sài Gòn, trong gần 1 thế kỷ, Dinh Độc Lập nổi tiếng từng mang một tên gọi khác với một diện mạo khác hoàn toàn so với ngày nay.


Đây là một trong những bức ảnh xưa nhất của Dinh Độc Lập, chụp năm 1875. Công trình này được hoàn thành năm 1871, ban đầu mang tên là Dinh Norodom (tên Quốc vương của Campuchia), được dùng làm nơi làm việc của Thống đốc Nam Kỳ. Ảnh: Photo by Emile Gsell


Dinh Norodom trên một tấm bưu thiếp thời xưa. Đây là một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, mang phong cách kiến trúc thuộc địa, nằm trong một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Ảnh tư liệu.


Một bức ảnh chụp toàn cảnh Dinh Norodom từ máy bay. Ảnh tư liệu.


Dinh Norodom trong tấm bưu thiếp in năm 1914. Ảnh tư liệu.


Khu vực cổng dinh Norodom thập niên 1920. Ảnh tư liệu.


Phòng tiếp tân của Dinh Norodom thập niên 1920. Ảnh tư liệu.


Lầu bát giác trong vườn Dinh Norodom, thập niên 1920. Công trình này ngày nay vẫn còn. Ảnh tư liệu.


Toàn quyền Alexandre Varenne chụp ảnh lưu niệm cùng các quan chức tại Dinh Norodom ngày 18/11/1925. Ảnh tư liệu.


Tượng đài Gambetta nằm ở ngã tư Norodom – Pellerin (nay là ngã tư Lê Duẩn – Pasteur), phía trước Dinh Norodom. Ảnh tư liệu.


Dinh Norodom năm 1950. Ảnh: Life.


Từ năm 1955, Dinh Norodom được đổi tên thành Dinh Độc Lập. Trong ảnh là Dinh Độc Lập trên một bưu thiếp in sau năm 1955. Ảnh tư liệu.


Ngày 26/2/1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã nổi loạn, lái hai máy bay AD-6 ném bom vào Dinh Độc Lập, làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. Ảnh: Douglas Pike.


Bà Trần Lệ Xuân đứng cạnh đống đổ nát của Dinh Độc Lập sau vụ ném bom. Do không thể khôi phục công trình, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ảnh: Life.


Dinh Độc Lập mới khi sắp được xây dựng hoàn thành, năm 1966. Công trình này sau đó đã trở thành một biểu tượng lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, tên gọi chính thức của Dinh là Hội trường Thống Nhất. Ảnh: Rayr8

Ảnh tư liệu quý về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội năm 1898, chợ Đồng Xuân 1931, Hồ Hoàn Kiếm 1938… là loạt ảnh tư liệu quý về Hà Nội xưa của các nhiếp ảnh gia Pháp. Loạt...

Ngày Tết, thử bàn về một tấm tranh Tết

Những ai thích tranh Tết Việt Nam chắc đều biết hai tấm Đám cưới chuột và Trạng chuột vinh quy. Hai tấm tranh cùng mô tả một đám rước có đủ cả cờ...

Bồn Kèn – bùng binh đầu tiên của Sài Gòn

Bùng binh ở ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi (quận 1) xây năm 1920 là vòng xoay đầu tiên của cả Việt Nam và Sài Gòn. Nằm ở khu...

Sài Gòn và Giai Cấp trong xã hội năm xưa

Nguồn gốc danh từ Saigon phát sanh khi người Pháp đặt chân lên mảnh đất miền Nam Việt Nam, được phiên âm theo tiếng Quảng Đông đọc là SICUNG, tiếng...

Chuyện “ngự thiện” của các vua nhà Nguyễn

Ông cố và ông nội tôi (cụ Nguyễn Đắc Tiêu) suốt đời ở trong ban Nhạc chánh của Nam triều nhà Nguyễn. Đời bác tôi (ông Ngũ Vọng), lại làm...

Bàn về thuyết: Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

Dư luận từng xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những...

Bàn chuyện PHỞ ở Sài Gòn

Rất lạ là đất hủ tíu Sài Gòn lại có nhiều quán phở nổi tiếng. Có quán nổi tiếng vì trước 1975, có lần Chủ tịch UB hành pháp trung...

Độc đáo món canh Kiểm Nam Bộ

Kiểm là món ăn chay truyền thống của đồng bào Phật tử ở Nam Bộ. Trong những ngày rằm hay mồng một, mỗi nhà đều nấu món này như là...

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp được miêu tả là con của Kronos và Rhea. Vị thần này là người em út trong số các anh chị em. Thần...

Mâm cơm gia đình, đâu đơn giản chỉ là đồ ăn thức uống

Ngày còn thơ bé, mãi đi chơi nên không về ăn cơm với gia đình, ai cũng bị mẹ bắt ép ngồi ăn, còn phụng phịu không chịu ăn. Đến...

Tác giả bài hát “Tháng Sáu Trời Mưa” là ai?

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm là tác giả của nhiều tình khúc bất hủ ở hải ngoại như Tháng Sáu Trời Mưa, Lời Tình Buồn, Trả Lại Thoáng Mây Bay,...

“Cửu Long Giang” – Ai đã đặt tên cho dòng sông nầy?

Diện mạo Cửu Long Giang Sông Cửu Long, mà quốc tế gọi là sông Mekong, là con sông lớn vào hàng thứ 7 của châu Á, hàng thứ 12 của...

Exit mobile version