Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tìm hiểu nguồn gốc xe kéo tay ở Việt Nam thời thuộc địa

Trong suốt nhiều thập niên, xe kéo tay đã trở thành biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của giới thượng lưu Việt Nam thời thuộc địa. Ngược lại, người người làm nghề phu kéo xe bị coi là thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.


Xe kéo tay là một phương tiện di chuyển đặc trưng ở Việt thời thuộc địa. Ảnh tư liệu.


Loại xe này có cấu tạo khá đơn giản, với ghế ngồi và hay tay kéo đặt trên hai bánh xe. Xe vận hành bằng sức kéo của người, có thể chở một hoặc hai hành khách. Ảnh tư liệu.


Về nguồn gốc xe kéo tay, theo các nhà nghiên cứu, xe kéo tay xuất hiện lần đầu ở Nhật Bản vào khoảng năm 1868, đầu thời Cải cách Minh Trị. Hơn một thập niên sau đó, chúng nhanh chóng xuất hiện tại nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Ảnh: Bến xe kéo ở Hà Nội năm 1884. Ảnh tư liệu.

Đọc thêm :  Chùm ảnh quý về bà Trần Lệ Xuân


Năm 1883, xe kéo tay xuất hiện lần đầu tại Hà Nội do Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho nhập khẩu từ Nhật Bản. Gần 15 năm sau, loại xe này mới có mặt trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Bến xe kéo tay ở Sài Gòn những năm 1901-1905. Ảnh tư liệu.


Năm 1884, một nhà thầu Pháp cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe kéo cung cấp cho cả miền Bắc. Từ đây, chiếc xe kéo dần dần trở nên quen thuộc tại Hà Nội. Sau đó, một hãng cho thuê xe kéo được thành lập. Ảnh: Xe kéo tay ở Hà Nội năm 1940. Ảnh: Harrison Forman. Ảnh tư liệu.


Chỉ những người có địa vị trong xã hội mới sử dụng xe kéo. Vì vậy, trong suốt nhiều thập niên, xe kéo tay đã trở thành biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền của giới thượng lưu Việt. Ảnh tư liệu.


Ngược lại, người người làm nghề phu kéo xe bị coi là thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Ảnh: Bến xe kéo tay ở Chợ Lớn thập niên 1940. Ảnh tư liệu.


Từ đầu thập niên 1940, xe xích lô xuất hiện và trở nên thịnh hành tại Việt Nam. Vai trò của xe kéo tay dần dần trở nên mờ nhạt. Ảnh tư liệu.


Sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945, xe kéo tay đã bị chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cấm sử dụng và nhanh chóng biến mất khỏi đời sống. Ảnh: Xe kéo tay ở Hà Nội năm 1940. Ảnh: Harrison Forman.


Xe kéo tay của người Việt xuất hiện trong hội chợ Quốc tế Paris 1889. Ảnh tư liệu.


Người phu xe kéo xem người đàn ông đứng trên thang kẻ bảng tên đường trên đường Sài Gòn – Biên Hòa, thập niên 1920. Ảnh tư liệu.


Xe kéo tay hoạt động trên phố Tàu ở Hải Phòng thời thuộc địa. Ảnh tư liệu

Kỷ niệm về Viện Đại học Đà Lạt

Cuối năm 1967, tôi vào học tại Viện Đại học Đà Lạt, sau khi đã hoàn tất năm Dự bị Văn khoa (nhiệm ý Triết học) tại Sài Gòn.Viện Đại...

Tản mạn về bánh Màn Thầu

Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu, cổ nhân đã bắt đầu chưng hấp bột mỳ sau khi lên men mà ăn. Tới thời nhà Hán, thức ăn chế biến...

Vì sao cả đời Petrus Ký vẫn áo dài khăn đống, không chịu nhập tịch Pháp?

Khi Đốc phủ Trần Tử Ca gởi thơ hỏi tại sao ông không vào Pháp tịch, Petrus Ký đã trả lời: “Tại sao tôi không vô dân Tây? Tôi lấy...

Ảnh hưởng của Chiêm Thành trong âm nhạc Việt

Về phương diện âm nhạc, chúng ta đã chịu ảnh hưởng rất lớn của âm nhạc Chiêm Thành về cả hai mặt: ca vũ điệu và nhạc khí. Đại khái,...

Cái nghĩa của bậc liệt nữ

Tình với nghĩa cùng là quí, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận, lúc tình nặng hơn nghĩa,...

Vì sao gần một nửa người Việt cùng mang họ Nguyễn?

Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại sao...

Những thủ thuật giao tiếp dễ dàng tạo thiện cảm

Bạn không cần phải trở thành một bậc thầy đọc vị người khác, chỉ cần sở hữu những kiến thức về nghệ thuật giao tiếp cơ bản sau đây cũng...

Chai dầu “trị bách bệnh” từng khiến người Sài Gòn mê mẩn

Dầu Nhị Thiên Đường một thời từng được người dân gọi là “dầu trị bá bệnh”. Đau đầu, đau bụng, đau răng, cảm lạnh sổ mũi… người ta đều dùng...

Bán đảo Sơn Trà năm 1966-1967

Trong thời chiến tranh Việt Nam, bán đảo Sơn Trà là nơi tập trung nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở Đà Nẵng. Cùng xem những hình...

Câu chuyện phía sau những chiếc hộp quẹt Zippo

Hồi còn trẻ, tôi rất thích sưu tầm của lạ. Tôi “mê” nhiều thứ, từ những bài thơ tình thời tiền chiến đến những danh ngôn bất hủ; từ những...

Ảnh quý giá về một số địa phương miền Bắc năm 1900

Phố Hàng Đào ở Hà Nội, thành Bắc Ninh, núi Kỳ Lừa ở Lạng Sơn… là loạt ảnh tư liệu quý giá mà nhiều người chưa từng được xem về...

Mưa bay trên tầng tháp cổ

Chắc rằng nhiều người biết đến những giai điệu tha thiết, lãng mạn trong ca khúc Diễm xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giai điệu thì biết nhưng có...

Exit mobile version