Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trường Lycée Yersin ở Đà Lạt xưa

Với những du khách Đà Lạt, người Đà Lạt, hay là những ai yêu quý xứ sở sương mù đều quen thuộc với tòa nhà màu gạch đỏ với tháp chuông hình cây viết vươn cao ở trên một ngọn đồi nhìn xuống Hồ Xuân Hương thơ mộng. Ngày xưa, khi chưa có nhà cao tầng mọc lên, thì ở bất kỳ nơi đâu ở trong thị xã Đà Lạt (thuộc tỉnh Tuyên Đức trước 1975) cũng đều nhìn thấy được ngọn tháp tòa nhà.

Đó chính là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (Trước 1975 mang tên Lycée Yersin), là công trình kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường đã từng là điểm tham quan nổi tiếng ở xứ sương mù, nhưng từ vài năm nay đã không cho khách vào tham quan nữa.

Trường được xây dựng trong vòng 8 năm, hoàn thành năm 1927 và mở cửa đón học sinh nội trú từ ngày 7 tháng 1 năm 1928. Tên gọi đầu tiên của trường là Petit Lycée Dalat, là trường tiểu học và trung học chuyên dành cho việc giảng dạy con em người Pháp và Châu Âu.

Tuy nhiên sau đó vùng đất Đà Lạt ngày càng thu hút nhiều gia đình trong giới thượng lưu người Việt đến sinh sống, nên trường cũng nhận luôn con em người Việt. Hoàng đế Bảo Đại hoặc quốc vương Kampuchea Norodom Sihanouk cũng đều đã từng có một thời gian học tại đây.

Năm 1932 trường được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935 trường mang tên là Lycée Yersin để tưởng nhớ tới bác sĩ người Pháp gốc Thụy Sĩ là Alexandre Yersin, người đã có công tìm ra cao nguyên Lâm Viên để rồi sau đó khai sinh ra Đà Lạt. Cái tên Lycée Yersin được giữ nguyên cho đến năm 1975.

Điểm nhấn của trường là dãy lớp học hình vòng cung và tháp chuông cao. Gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, còn mái được lợp bằng ngói cũng của Pháp (nhưng sau đó đã được trùng tu lại nên mái ngói hiện giờ không còn là nguyên thủy).

Tòa nhà chính cao ba tầng uốn lượn hình vòng cung có 24 phòng, với tháp chuông cao 54 mét. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có một đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ. Du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn quả chuông do bị tháo dỡ đã lâu.

Ngôi trường này được kiến trúc sư Paul Moncet thiết kế và giám sat xây dựng. Ông muốn đưa một số đường nét kiến trúc quê hương của bác sĩ Yersin vào (kiến trúc của thành phố Morges ở Thụy Sĩ), do đó trường có tháp chuông, mái đứng, vòm hành lang chạy quanh và uốn cong.

Sau năm 1975, trường Lycée Yersin đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Hùng Vương, rồi sau đó là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt như hiện nay, là nơi chuyên bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Mời các bạn xem lại những hình ảnh xưa và nay của Lycée Yersin:

Ảnh: Xuân Nguyễn
Ảnh: Xuân Nguyễn

Hà Nội từng có 21 cửa ô

Người Hà Nội vốn chỉ quen với Ô Quan Chưởng, nhưng sử sách ghi xưa kia đô thị này từng có tới 21 cửa. Kiến trúc cửa ô phổ biến...

Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt: Nhìn lại một nỗi đau

Sau 1975 tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt bị phá. Các đầu máy bán lại cho Thụy Sĩ rẻ như phế liệu và đau đớn thay....

Một số quận huyện trên đất Lĩnh Nam thời Hán – Căn nguyên của một số ngộ nhận lịch sử

Những nghi ngờ về vị trí các quận huyện của Giao Châu đời Hán và Lục triều Hiện nay, dù muốn hay không thì người ta vẫn phải thừa nhận...

Thử tìm một định nghĩa thế nào là người học thức?

Lễ Ký có nói: “Ngọc bất trác, bất thành khí; nhân bất học, bất tri lý”. Có người dịch như vầy: “Ngọc chẳng mài, chẳng ra chi. Người mà chẳng...

Chữ “Cà” trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, chữ “cà” là một trong những chữ thuộc loại đa dạng vì có nhiều tiếng đôi. Vì có một số độc giả thuộc giới trẻ lớn lên...

Tiếng Việt và nguồn gốc ngôn ngữ loài người

TIẾNG MẸ (MOTHER TONGUE) Rất nhiều nghiên cứu về nguồn gốc ngôn ngữ loài người đưa ra nhiều bằng chứng và nhiều giả thuyết. Trong đó giả thuyết dựa trên...

Những điều thú vị về hội họa truyền thống Trung Hoa

Vì sao các bức tranh của Trung Quốc thường không được đóng khung? Vì sao các bức hoạ của Trung Quốc lại thường chỉ dùng màu trắng và màu đen?...

Tư Duy Trong Thơ Nguyễn Khuyến

Hơn nửa thế kỷ vừa qua, trong chính sách văn hóa, chính quyền toàn trị đã thuyên chuyển Nguyễn Khuyến vào ngạch văn công yêu nước, thơ Nguyễn Khuyến trở...

Trên dòng sông Sài Gòn: 1991- 1993

Ảnh do nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện từ năm 1991 – 1993, được đăng tải trên trang web Hpgrumpe.d Từ sân thượng của khách sạn Caravelle...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 2/10 – Ông chủ của những ông trùm

Nắm chắc tình hình của Tín Mã Nàm, A Chó kể với Đại Cathay rằng từ sau khi đọat vợ của tay đàn em Xú Bá Xứng, Tín Mã Nàm...

Chuyện “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trong tâm thức người Việt

Nhiều nhà nghiên cứu văn học hiện nay cho rằng Hồn Trương Ba, da hàng thịt là câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thể loại cổ tích, nếu đặt...

Câu chuyện về lòng tử tế

Chiều đi ăn với mấy đứa bạn xong đi học về đói bụng ghé tiệm xôi chay ở trên Nguyễn Văn Đậu. Đang vừa đợi mua xôi cầm điện thoại...

Exit mobile version