Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trường thi Gia Định xưa ở giữa thành Gia Định

Ở Việt Nam, thời nhà Nguyễn, khoảng ba, bốn năm, triều đình tổ chức thi Hương, thi Hội và thi Đình, tuyển chọn nhân tài giúp nước.

Trường thi Gia Định là nơi Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký hòa ước Sài Gòn với Pháp ngày 5-6-1862. Coi tranh chúng ta có thế hình dung nơi ký khá tạm bợ với khung vải phía sau treo tạm cho kín đáo, nghiêm túc – Tranh tư liệu

Ở Bắc bộ và Trung bộ, có khi là một tỉnh, có khi là hai, ba tỉnh được lập một trường thi Hương. Riêng các tỉnh ở khu vực Nam bộ chỉ có một trường thi ở Gia Định; là tụ hội sĩ tử lục tỉnh Nam kỳ về dự kỳ thi Hương để thực hiện ước mơ giúp dân giúp nước.

Người Gia Định học làm người chứ không phải học làm quan

Gia Định là tên gọi chung của vùng đất từ Bình Thuận trở vào Nam, dưới thời các chúa Nguyễn và thời kỳ đầu nhà Nguyễn.

Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần nhận xét: “Có một thời gian tương đối dài, người Việt ở Gia Định theo học chỉ là để học phép đối nhân xử thế, học làm người chứ không phải học làm quan” .

Năm 1807, vua Gia Long hạ chiếu nêu rõ: “Nhà nước cầu nhân tài, tất do đường khoa mục. Tiên triều ta chế độ khoa cử đời nào cũng có cử hành… Nay thiên hạ cả định, Nam Bắc một nhà, cầu hiền chính là sự cần kíp”.

Khoa Đinh Mão (1807) là kỳ thi Hương đầu tiên triều Nguyễn.

Vốn gắn bó với đất Gia Định, vua Gia Long nhận xét về con người của vùng đất này như sau: “Người Gia Định tánh vốn trung nghĩa, nhưng ít học, nên hay ưa khích khí, nếu được kẻ học giỏi làm thầy, đem lễ nhượng mà dạy, thời dễ hóa làm thiện, mà thành tài được nhiều”.

Tháng 7 (âm lịch) năm Quý Dậu 1813, Trường thi Hương Gia Định được vua Gia Long sắc cho thành lập (và đây là trường duy nhất), để dành cho các sĩ tử từ Bình Thuận trở vào Nam kỳ.

Trường thi Gia Định

Quốc sử quán triều Nguyễn mô tả Trường thi Gia Định trong sách Đại Nam nhất thống chí, phần “Tỉnh Gia Định”, như sau: Trường nằm trên đất thôn Hòa Nghĩa, phía tây thành Gia Định, có “chu vi 193 trượng 6 thước (khoảng 850m), tường cao 4 thước 5 tấc (gần 2m)”.

Nhìn vào bản đồ thành Gia Định, chúng ta có thể thấy Trường thi Gia Định tương ứng với khu vực của Nhà văn hóa Thanh niên (số 4, đường Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) ngày nay.

Trong Cổ Gia Định phong cảnh vịnh cũng có 4 câu nói về Trường thi Gia Định:

“…Chốn thi trường lẩy lẩy nhu phong,

Đền sĩ chí hộc hồng, một thuở bảng vàng lăm chiếm;

Nhà quốc học dầy dầy sĩ tử,

Gắng gia công đèn sách, mười thu nghiêng sắt chuyên mài…”

Năm Tự Đức thứ nhất (1848), khu vực làm việc của các quan trường trong Trường thi Gia Định đều lợp ngói, 4 vi trong trường thi đều được phân cách bằng tường hoa.

Vị trí Trường thi Hương Gia Định trên bản đồ Trần Văn Học 1815 – Ảnh: Địa chí Văn hóa TP.HCM 1987

Sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (4 Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM) là một trong hai hồ nước trong khuôn viên Trường thi Gia Định xưa. Phải chăng đây là khu vực sĩ tử tắm giặt sau khi lều chõng vô trường thi (“nội bất xuất, ngoại bất nhập) – Ảnh: HỒ TƯỜNG

Sĩ phu Gia Định chuộng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài

Trường thi Gia Định cứ ba năm thì tổ chức một kỳ thi gọi là thi Hương. Quy cách thi thời xưa phải qua 4 kỳ (hay còn gọi là 4 trường): kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; kỳ đệ nhị thi chiếu, chế, biểu; kỳ đệ tam thi thơ, phú; kỳ đệ tứ thi văn sách.

Sĩ tử qua được 4 trường gọi là Hương cống (sau gọi là Cử nhân); qua được 3 trường gọi là Sanh đồ (sau gọi là Tú tài). Cả Hương cống và Sanh đồ đều được nhà nước tha thuế thân (giống như thuế thu nhập cá nhân ngày nay). Tuy nhiên, các vị đỗ Hương cống sẽ được ban áo mão và đãi yến tiệc gọi là Lộc minh yến.

Nhận định về việc học hành của người Gia Định (bao gồm toàn miền Nam Việt Nam), Quốc sử quán triều Nguyễn đã viết trong sách Đại Nam nhất thống chí như sau: “Tục chuộng khí tiết, khinh tài trọng nghĩa, sĩ phu ham đọc sách cốt yếu cầu cho hiểu rõ nghĩa lý mà lại vụng nghề văn từ”.

Đó là lý do giải thích tại sao các sĩ phu đất Gia Định ít người đạt đến bậc cao nhất của khoa cử dưới triều Nguyễn. Chỉ tính cùng thời gian từ năm 1822 đến năm 1865 thì toàn quốc có 280 tiến sĩ; trong đó Trường thi Gia Định chỉ có một tiến sĩ duy nhất đó là Phan Thanh Giản.

20 kỳ thi Hương ở Nam Kỳ (1813-1864) tuyển chọn được 274 cử nhân, với 20 thủ khoa và 20 á khoa. Kỳ lấy đỗ cao nhất là 20 cử nhân vào các năm 1847, 1848 và thấp nhất là 8 cử nhân ở kỳ thi Hương đầu tiên (1813).

Tuy vậy, sĩ phu Nam kỳ vẫn rất đáng tự hào khi đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam, như: Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Thủ khoa Đinh Văn Huy; cùng các cử nhân: Trương Minh Giảng, Trần Xuân Hóa, Trần Thiện Chánh, Trương Gia Hội , Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Thành Ý, Âu Dương Lân, Trương Văn Uyển, Trần Xuân Hòa, Huỳnh Mẫn Đạt, Đỗ Trình Thoại, Phan Văn Đạt, Nguyễn Thánh Ý, Lưu Tấn Thiện, Nguyễn Đình Chiểu,…

Năm 1864, sau khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, nhà Nguyễn dời Trường thi Hương Gia Định về An Giang. Tuy nhiên Trường thi An Giang chỉ tổ chức khoa thi duy nhất vào năm này và lấy đỗ có vẻn vẹn 10 người. Trường thi Hương An Giang là trường thi cuối cùng ở Nam kỳ trước khi vùng đất này hoàn toàn rơi vô người Pháp.

Sau khoa thi năm Giáp Tý (1864) tổ chức tại An Giang, Trường thi Hương Gia Định đóng cửa vĩnh viễn, chấm dứt việc thi cử theo Nho giáo sớm nhất ở nước Việt Nam. Ở Bắc bộ, khoa thi Hương cuối cùng là năm 1915, ở Trung kỳ khoa thi Hương cuối cùng là năm 1918, báo hiệu cho sự cáo chung của chế độ học vấn theo Nho giáo.

Đây chính là thời điểm mà nhà thơ Trần Tế Xương đã mô tả qua hai câu thơ bất hủ: “Cái học nhà Nho đã hỏng rồi -Mười người đi học, chín người thôi…”

Châu bản thời Tự Đức về giai đoạn chống Pháp ở Nam kỳ 1859-1867

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 và Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp đã xuất bản tập sách rất có giá trị về mặt lịch sử trong giai...

Giai thoại về ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn”

Hằng năm cứ mỗi dịp gần Noel, vào độ cuối đông tiết trời se lạnh, dường như đã trở thành thông lệ, chúng ta lại nghe thấy giai điệu quen...

Chuyện ít người biết về chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành có lẽ không ai không biết dù có thể chưa có dịp ghé thăm. Nhưng ngôi chợ này vẫn có nhiều điều có lẽ ít người biết...

Chuyện phòng the của phi tần nhà Thanh

Theo sử sách ghi lại, các phi tần nhà Thanh không chỉ chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ khi tiến cung mà kể cả những...

Những điều cần biết về học thuyết âm dương ngũ hành

Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm...

Đời sống ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 qua ảnh

Pierre Dieulefils (1862-1937, người Pháp) là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Cùng xem những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội cuối thế...

Hoàng cung thời xưa giữ ấm giữa mùa đông như thế nào?

Vào thời nhà Thanh, trong vòng một năm, Bắc Kinh có tới hơn 150 ngày chìm trong thời tiết giá lạnh, thời điểm lạnh nhất có thể xuống tới âm...

Bàn về thuyết: Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

Dư luận từng xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những...

Quyền được tôn trọng dù học “dốt”

Trong xã hội Việt Nam, xưa nay đi học thường chỉ có người học giỏi được khen ngợi, vinh danh. Học sinh nào không may học kem kém một chút...

Bàn về nghệ thuật diễn xuất sân khấu

Khái niệm Nghệ thuật diễn xuất, hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn… được dùng chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn...

Buôn-Mê-Thuột  “Một Địa Danh Lịch Sử” 

LTG: - Buôn-Mê-Thuột là một thành phố có giấc ngủ lâu dài trên dãy Trường-Sơn có độ cao 536m, mà cũng là nơi có con số dân cư đông nhất...

Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ 19 qua ống kính Emile Gsell

Dinh toàn quyền khi vừa xây xong, chân dung các nghệ sĩ tuồng, trò chơi của trẻ em bốc vác… là những hình ảnh qúy giá về Sài Gòn những...

Exit mobile version