Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xe điện Sài Gòn Xưa

Hệ thống xe điện Sài Gòn tồn tại trước năm 1945, xe chạy suốt con đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) từ Sài Gòn vô Chợ Lớn mà hai trạm chính là ga Nancy (Nguyễn Văn Cừ bây giờ) và ga Arras (đường Cống Quỳnh).

Lúc đó, có lẽ do hình dáng na ná với xe lửa đầu máy hơi nước chạy tuyến Sài Gòn – Đà Lạt hay Sài Gòn – Mỹ Tho (do Sở Hỏa xa Đông Dương quản lý), xe điện ở Sài Gòn được dân chúng gọi cũng bằng tên “xe lửa”.

Tuy vậy, xe điện hình dáng thon gọn hơn, màu sơn đẹp hơn. Trên đầu xe có cái cần câu điện bằng thép cao khoảng 2 mét hình chữ U lật ngược, khi xe chạy thì rà theo đường dây điện chạy dọc theo đường rầy, xẹt ra tia lửa xanh xanh đỏ đỏ vui mắt.

Chiếc xe chỉ có một toa, vừa là đầu máy vừa là toa chở khách. Toa xe có hai đầu, không có đuôi. Hai bên thành xe còn có hình quảng cáo, phổ biến nhất là: “Một viên Cửu Long Hoàn bằng 10 thang thuốc bổ” của nhà thuốc Võ Văn Vân, thuốc dưỡng thai Nhành Mai, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín và kem đánh răng Hynos.

Bên trong xe có hai dãy ghế bằng gỗ nằm dọc theo chiều dài xe. Khoảng trống ở giữa khá rộng nên hành khách – đa số là giới bình dân – kẻ đứng người ngồi chồm hổm. Xe chạy khá chậm, sắp tới trạm nào thì kêu leng keng.

Khách lên xe phải mua vé bằng tấm bìa cứng, màu xanh đậm, hình chữ nhật, khổ cỡ ba phân, dài sáu phân. Lên xe đưa cho nhân viên soát vé, họ xé ở một cạnh hình tam giác, coi như vé đã dùng xong. Ngày đó vé là thứ đồ chơi phổ biến của con nít Sài Gòn, đứa nào cũng thích sưu tầm cả xấp để chơi tạt giấy. Đặc biệt là vé mua ở ga nào thì có hình logo của ga đó vẽ trên một tấm bảng trắng bằng kim loại tráng men, theo kỹ thuật làm đồ pháp lam vốn chịu được mưa nắng nhờ lớp men phủ bảo vệ kim lọai bên trong. Ga Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga An Bình có hình con khỉ, ga Arrat Cống Quỳnh hình… cây cào cỏ và ga Chợ Lớn có hình… cái xe bồ ệch (theo tiếng Tây brouyette tức là xe cút kít).

Vào trong xe, khách có thể thấy một ông tài xế không lái xe mà luôn luôn đứng, không ngồi như tài xế thông thường, làm nhiệm vụ giật cái gọng xe điều khiển xe dừng lại hay chạy tới. Phía sau lưng ông có một cái bảng bằng men trắng chữ đen ghi rõ bằng ba thứ tiếng Pháp, quốc ngữ và bằng chữ… Nôm. Nội dung “Xin đừng nói chuyện với người coi máy”. Do có hai đầu, khi xe đi theo chiều ngược lại, ông tài xế trở qua đầu kia lái tiếp. Do tốc độ chậm, khách đi xe thường nhảy ra khỏi xe khi gần đến ga. Kinh nghiệm là lúc đó phải bước xuống bậc thấp nhất, quay đầu nhìn về phía cuối xe và bước xuống.

Các tuyến xe điện Sài Gòn

Theo ông Phụng Nghi, trong cuốn Sài Gòn trong mắt tôi xuất bản tại hải ngoại thì Sài Gòn có các tuyến xe điện: Tuyến “xe lửa mé sông” chạy từ Sài Gòn đến Bình Tây, dọc theo các đường Bến Chương Dương, Bến Hàm Tử, đường Trần Văn Kiểu (theo mé sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, kinh Tàu Hủ, kinh Bến Nghé).

Tuyến “xe lửa giữa”(vì nằm giữa hai tuyến nội đô) có lộ trình từ Boulevard de la Somme (Hàm Nghi), gần mé sông Sài Gòn chạy theo lộ trình Boulevard de la Somme, Galliéni (Trần Hưng Đạo A), Marins (Trần Hưng Đạo B), Tổng đốc Phương (Châu Văn Liêm), Bonhoure (Hải Thượng Lãn Ông) qua các ga Cuniac, Arras, Nancy, An Bình, Jaccaréo, Rodier.

Tuyến Sài Gòn – Phú Nhuận theo lộ trình: Đường Bonard (Lê Lợi), Paul Blancy (Hai Bà Trưng), qua Cầu Kiệu, đến chợ Xã Tài, nay là chợ Phú Nhuận.

Tuyến Sài Gòn – Hóc Môn qua các ga Đakao, Bà Chiểu, Bình Hòa, Gò Vấp, Hạnh Thông tây, Chợ Cầu, Quán Tre, Trung Chánh. Tuyến Sài Gòn – Lái Thiêu – Búng (nay thuộc Bình Dương)

Hệ thống này do Công ty xe điện Pháp tại Đông Dương CFTI (Compagnie Francaise Tramwayélectric Indochine) đảm trách. Hệ thống xe điện tại Hà Nội cũng thuộc Công ty này.

Xe điện Sài Gòn tồn tại đến thới ông Diệm thì bị dẹp. Có người cho rằng các ông trong chính phủ làm ăn mở hãng taxi nên dẹp xe điện khiến nhiều người ngèo luyến tiếc một phương tiện giao thông thân thiện.

Hoa Quỳnh – Biểu tượng ý nghĩa và truyền thuyết

1- Hai Bài Thơ Hay Như Hạt Mưa Tan Bây giờ tôi với một tôi Một chân dưới mộ. Một đời phong ba Thưa em, tình đã nhạt nhòa Ngõ...

Du lịch Miền Nam trước 1975

Hồi hơn mười tuổi, tôi thường đến chơi bóng bàn với đứa bạn con một bác hàng xóm mà cả xóm gọi là ông Thầu vì bác làm nghề thầu...

Hà Nội xưa: Leng keng tiếng tàu điện

Âm thanh leng keng thân thuộc của tàu điện đã từng là một biểu tượng của Hà Nội. Hình ảnh phố phường Hà Nội xưa với những chuyến tàu điện...

Làm lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào?

Vấn đề này đã có lệ từ xưa, chẳng có gì mới mẻ. "Họ nào đã có nề nếp sẵn thì cứ theo lệ cũ tiến hành". Đối với những...

Một gánh mì tử tế ở Hội An

Nhiều năm nay cái gánh mì Phú Chiêm của chị Cưng đã “cưa chân” để trụ ở xế phía bên kia đường của Charming Hoi An homestay 384A Cửa Đại,...

Không ở đâu xa, Cực lạc và Niết bàn nằm ngay trong hiện tại

Những người không hiểu Phật pháp thường cho rằng tu theo đạo Phật là hướng đến một thế giới khác, đó là cõi Cực lạc hay Niết-bàn. Do nhận thức...

Giai thoại về miếng thịt sống trong bát cơm cuối của tử tù Trung Quốc thời xưa

Có nhiều giai thoại liên quan đến việc hành hình tử tù Trung Quốc thời xưa như trong bữa cơm cuối cùng của họ thường có một miếng thịt sống...

Hoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975.

Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn...

Đanh đá cá cày là gì?

Câu này thường để chỉ những người phụ nữ có tính ương ngạnh, không được hiền lành, dịu dàng. Tuy nhiên, do ngôn ngữ vùng miền nên nhiều người đọc...

Luận về khí tiết

Ở xã hội ta bây giờ mà nói đến khí tiết, người khá nghe thì lấy làm ngại, người xoàng nghe thì cho là đồ vứt đi. Người khá vẫn...

Đệ nhất cung điện của các vua nhà Nguyễn

Không chỉ là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn, điện Thái Hòa còn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Nằm ở...

Tục táng treo của người cổ Bách Việt

Cộng đồng Bách Việt cổ đa chi tộc, trong đó có tổ tiên Lạc Việt chúng ta, là chủ nhân của nền nông nghiệp lúa nước cư trú trên phạm...

Exit mobile version