Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

TIẾNG TRỐNG MÊ LINH

TIẾNG TRỐNG MÊ LINH
(Áp cú liên hoàn)
oOo
“Tiếng trống Mê Linh” một tích tuồng
Vẫn còn lừng lẫy, vẫn còn gương…
Bà Trưng khảng khái công hưng quốc
Tô Định ê chề tội bá vương
Tiểu hán ngậm ngùi mơ đại hán
Anh thư quật khởi rạng tông đường
Mưu đồ ấp ủ dầy năm tháng
Muốn thoát xiềng gông hãy “TỰ CƯỜNG”
oOo
Muốn thoát xiềng gông hãy “TỰ CƯỜNG”
Giữ gìn lãnh thổ lẫn biên cương
Anh em mấy tốt đừng cho mượn!
Bạn hữu dù thân chớ cúng dường!
Chước độc “đai… đường” kêu đỡ ngượng
Mưu hèn “đắp đảo” nói lời thương
Hào xây lấn biển nhìn sao chướng!
Một trận cuồng phong quét sạch phường…!
oOo
Một trận cuồng phong quét sạch phường…!
Láng giềng bụng xấu lại vô lương
Hăm he trấn lột lừa trăm hướng
Dọa dẫm mồi chài gạt bốn phương
Ỷ thế trên nguồn vây xẻo ruộng
Cậy quyền rộng nước ép con mương
Nghìn năm gối mỏi, còng lưng gượng
Trống trận “Mê Linh” thúc quật cường!
KS. 29/03/2018
(Clip sưu tầm)

Bức tranh toàn cảnh về lịch sử chữ viết của người Việt

Chữ viết biểu thị cho nền văn minh của một nước. Ở Việt-Nam, chữ Hán chiếm địa vị chính thức suốt thời Bắc thuộc và tự trị, là thứ chữ...

Về danh xưng Faifo – Hội An

Tìm hiểu cội nguồn của danh xưng Faifo – Hội An được bắt đầu từ rất lâu và đây là một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu khoa...

Đại Nhảy Vọt

Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward) là một chiến dịch được phát động trong giai đoạn 1958 -1961 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Mao Trạch...

Cái “gia gia” chẳng là… cái gì cả!

Hai câu 5 và 6 trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan vẫn được các nhà nghiên cứu và các nhà biên soạn có uy tín ghi...

Nguồn gốc Dầu cháo quẩy (giò cháo quẩy)

Quẩy hay còn được gọi là bánh quẩy, giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy, là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á. Chúng được làm từ bột...

Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng

Tục nhuộm răng là tục cổ xưa của dân tộc Việt, có từ thời các vua Hùng với tục ăn trầu. Sứ thần của nước Văn Lang (giao chỉ) trả...

Việc gả chồng cho các công chúa triều Nguyễn

Vấn đề này quả thật không đơn giản. Trong nhân gian lấy nhau thời xưa cũng đã phức tạp rồi. Có đến 6 cái lễ chính: từ Nạp Thái, Vấn...

Sau 50 Năm Ðọc Lại “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”

Bài 1: Thân Phận Lạc Loài Những ai, trong chúng ta, ở độ tuổi 60 trở về trước, hẳn còn nhớ bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ( QVGKT); Có...

Người Sài Gòn nho nhã

Người Sài Gòn tiềm ẩn sự nho nhã có truyền thống từ rất lâu. Trong ký ức tuổi thơ, tôi thấy đàn ông ra đường mặc áo sơ mi bỏ...

Lịch sử phát triển nông nghiệp ở Việt Nam cổ đại

THỜI NGUYÊN THỦY: GIAI ĐOẠN HÁI-LƯỢM, THUẦN DƯỠNG VÀ TRỒNG LÚA RẪY (18.000 -5.000 năm) I. TỔNG QUAN Lịch sử trồng lúa là một đề tài lớn trong khi thông...

Vì sao Sài Gòn có rất nhiều chợ mang tên cây cỏ kỳ lạ?

Giữa thời buổi hội nhập, khi những toà nhà hiện đại dần thay thế những hàng cây, cái tên Tây phương dần thay thế tên Việt, thì những chợ Vườn...

Ngai của hoàng đế Việt Nam ngày xưa có gì?

Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có...

Exit mobile version