Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Định nghĩa Vợ

Vợ là người chẳng họ hàng
Thế mà giờ đẹp lại sang nhà mình
Ngày đầu trông thật là xinh
Môi tươi, mắt thắm đến đình cũng xiêu

Vợ là đáng nể , đáng yêu
“Kính Vợ đắc thọ” là điều nhắc nhau
Nhớ vòng chung kết toàn cầu
Nhì trời, nhất Vợ đứng đầu bảng A

Vợ là Mẹ các con ta
Thường kêu “Bà xã”, hiệu là “Phu nhân”
Vợ là tổng hợp : Bạn thân,
Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiền.

Vợ là ngân khố, kho tiền
Gửi vào nhanh, gọn- rất phiền rút ra
Vợ là Vua các loài hoa
Toả hương thơm ngát, đậm đà, ngất ngây

Vợ là quả ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ, nhưng cay trong lòng
Vợ là một đoá hoa hồng
Vợ là Sư tử Hà Đông trong nhà

Khi vui, nàng đẹp như hoa
Đến khi tức giận, cả nhà thất kinh
Khi chiến tranh, lúc hoà bình
Vợ là thám tử luôn rình rập ta

Vợ là một vị quan toà
Thăng đường xử án, toàn là án treo
Vợ là rượu ngọt tình yêu
Không uống thì khát, uống nhiều thì say

Vợ là thùng thuốc súng đầy
Cơn ghen ập đến nổ bay trần nhà
Vợ là nắng gắt, mưa sa
Vợ là giông tố, phong ba, bão bùng

Nhiều người nhờ Vợ lên ông
Nhiều anh vì Vợ mất không cơ đồ
Vợ là cả những vần thơ
Vợ như là những giấc mơ vơi đầy

Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng
Vợ là hoa hậu để chồng mê say

Vợ là khối óc, bàn tay
Vợ là bác sỹ tháng ngày chăm ta
Vợ là nụ, Vợ là hoa
Vợ là chồi biếc, Vợ là mùa xuân

Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là âm nhạc, thi ca
Vợ là cô giáo, Vợ là luật sư

Cả gan đấu khẩu Vợ ư ?
Cá không ăn muối coi như đời mờ
Vợ là điểm hẹn, bến chờ
Không Vợ đố biết cậy nhờ tay ai

Vợ là phúc, thọ, lộc, tài
Chồng ngoan chăm chỉ nộp bài Vợ khen
Vợ là tổng quản, Thanh Thiên
Vợ là khoá sắt, xích xiềng cột chân

Vợ là dòng suối mùa xuân
Ngọt ngào, xanh mát, trong ngần, yêu thương
Vợ là két sắt, tủ tường
Muốn mở phải nhả lời thương ngọc ngà

Vợ là một đôi thùng loa
Mỗi khi chập mạch cả nhà nổi giông
Âm thanh tựa sư tử gầm
Cha, con lấm lét mà không dám cười

Vợ còn xếp trước cả Trời
Vợ là duyên, nợ cả đời của ta
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê

Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông
Vợ là chỗ dựa của Chồng
Nhiều anh dám bảo “Vợ không là gì !”

Khoan khoan hãy tỉnh rượu đi
Vợ quan trọng lắm chẳng gì sánh đâu
Việc nhà Vợ có công đầu
Nấu cơm, đi chợ, nhặt rau, pha trà

Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là cassette, Vợ là ti vi
Nhiều đêm Vợ hát Chồng nghe
Lời ru xưa lại vọng về quanh ta

Vợ là làn điệu dân ca
Vợ là bà chủ, Vợ là Ô-sin
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là nội lực làm nên cơ đồ

Vợ là thủ quĩ, thủ kho
Vợ là hạnh phúc, ấm no trong nhà
Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường

Khi nào giận, lúc nào thương
Sớm mưa, chiều nắng chẳng lường được đâu
Vợ là một khúc sông sâu
Vợ như là cả một bầu trời xanh

Vợ là khúc nhạc tâm tình
Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
Vợ là cô Tấm thảo hiền
Vợ là cô Cám hám tiền, ham chơi

Vợ là con Vẹt lắm lời
Thích đem so sánh Chồng người, Chồng ta
Vợ là bến đỗ, sân ga
Vợ là tổ ấm cho ta đi về

Vợ là “Khúc hát sông quê”
Nốt thương, nốt nhớ tràn về đầy, vơi
Vợ là đồ cổ lâu đời
Ai mua chẳng bán, tứ thời nâng niu

Vắng vợ có một buổi chiều
Cha con chống chếnh như diều đứt dây
Uớc gì có vợ về ngay
Để mang tiếng hát làm say cả nhà!

Vợ là cảnh sát hạng siêu
Răn đe, truy sát sớm, chiều, nơi nơi
Vợ là con Phật, cháu Trời
Rẽ mây giáng xuống làm người trần gian.

Hình độc về lễ hội làng ở Nam Định năm 1928

Người dân quây quanh sạp múa rối, trai tráng thi đấu vật, các diễn viên múa đao... là loạt ảnh đặc sắc về lễ hội làng Bình Cách ở Nam...

Đàn Nam Giao – Nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế

Theo thống kê, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại...

Đình xưa làng cũ

Từ rất lâu, khi nói đến văn hóa làng - nét văn hóa của nông thôn người Việt, ai cũng liên tưởng đến những hình ảnh rất đặc trưng làm...

Vua Bảo Đại về nước sau 10 năm du học ở Pháp

Sau 10 năm du học ở Pháp, ngày 16/8/1932, vua Bảo Đại xuống tàu về nước. Ngày 8/9/1932 tàu chở vua về đến Đà Nẵng… Bộ ảnh vua Bảo Đại...

Công dụng của thủy đài

Thủy đài là bồn chứa nước đặt trên cao, với mục đích chính là trữ nước trong những thời gian ít sử dụng để dành cho giờ cao điểm, xuất...

Đường Hai Bà Trưng trước năm 1975

Đường Hai Bà Trưng là con đường huyền bí và nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa. Hãy khám phá những nét độc đáo của cung đường huyền thoại này. Hãy...

Dòng triết lý truyền thống Tộc Việt

I – Cổ thư Bách việt tiên hiền chí.1. đôi dòng sử sách Bách Việt tiên hiền chí là tập sách quý trích trong đại bộ Lĩnh Nam di thư...

Người Việt và thói nói một đàng, làm một nẻo

Trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện… Đàn ông Việt...

Nghĩa của từ Cà chớn là gì

Bàn về nghĩa của từ cà chớn là gì? Hai từ "Cà Chớn" rất phổ biến ở miền nam trước 75 . Mặc dầu bắt đầu bằng chữ "Cà" nhưng...

Cam Ranh – Vịnh biển chiến lược đặc biệt của Việt Nam

Bên cạnh vị trí chiến lược về quân sự và hàng hải quốc tế, vịnh Cam Ranh còn có tiềm năng trở thành một khu du lịch biển tầm cỡ...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 4/10 – Cái chết của Đại Cathay

Có lẽ không mấy ai không biết tiếng Đại Cathay, trùm du đãng nổi tiếng nhất trước 1975 (và mãi đến sau này), người đứng đầu trong “tứ đại giang...

Bài ca Đông Quân, Khuất Nguyên và lịch sử Tộc Việt

Ðông quân, một trong chín bài trong Cửu Ca, là một phần trong tập Sở Từ do Khuất Nguyên sáng tác (1). Sở Từ cùng với Kinh Thi được coi...

Exit mobile version