Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ở Rể

Gia đình nọ chỉ có hai cha con. Đứa con gái đã đến tuổi cập kê. Ông già muốn chọn rể “không biết chửi thề”, bởi ông vốn không ưa văng tục. Ai muốn lấy con gái lão, phải thử thách ở rể không công một năm.

Có anh chàng nọ muốn xin ở rể và cố gắng dằn lòng nhẫn nhục. Gần suốt một năm trời không có một tiếng chửi thề. thời hạn đã hết, ông già liền thử lần chót. Ông gọi con gái đến dặn dò:

– Sáng mai con dậy sớm, cột bao khô giùm cha, cha sẽ ngồi ở trỏng. biểu nó vác ra chợ trước, cha sẽ ra sau.

Như thường lệ, chàng ở rể đến sớm vác khô ra chợ bán, nghe nàng bảo: “Cha sẽ ra sau”, anh lật đật vác bao khô đi liền để còn có thể nghỉ chân thoải mái. Đường đi càng lâu, “bao khô” càng nặng, anh ta chửi thầm trong bụng. Nhưng đến lúc chịu hết xiết, anh bật nên tiếng và xổ ra một hơi: “Đ.m…có mấy cắc mà cũng hà tiện, không chịu cho người ta đi xe kéo…”Bỗng tiếng ông già vợ tương lai kêu lên:

– Thôi thôi! Đủ rồi mở bao cho ta ra.

Kết quả là tiêu một năm khổ nhọc, anh ta ngậm đắng nuốt cay về nhà. Buồn lòng anh ta đem chuyện kể với một tên bợm, nghe xong bợm hứa sẽ trả thù giùm, rồi đi thẳng tới xin ở rể.

Thắm thoát thoi đưa, ngày ở rể cuối cùng cũng đã đến. Như lần trước, ông già ngồi trong bao khô. Bợm ta ung dung vác bao khô ra khỏi nhà, được một đoạn anh ta vụt “bao khô” xuống đất, ngồi lên trên và buông lời:

– Chà! Nghỉ chút đã.

Được vài phút vác bao lên đi tiếp, được một đoạn lại vụt bao xuống đất, ngồi phịch lên cái bao nói:

– Tội nghiệp! Khô còn ướt nên hơi nặng, không biết lời lỗ thế nào đây…

Năm lần bảy lượt vứt bao khô như vậy… đoạn đến chỗ có nuôi cá tra. Bợm đặt bao xuống bên cạnh bờ ao, tước lá dừa làm thành kèn, bợm than:

– Thật tội nghiệp cho ông già vợ mình quá, đã ngoài năm mươi mà còn vất vả, mai mốt mình phải cố gắng giúp đỡ ông phần nào…

Bợm ta đưa kèn lên thổi te … te…rồi hô toáng lên:

– Ê! Xe xe, ê xe…Bao khô đó…ê coi chừng cán của người ta! Coi chừng cán!

Bỗng thấy “bao khô” cử động, chuyển mình và lăn ùm xuống ao cá tra. Dĩ nhiên là sau khi uống đầy một bụng nước không được sạch ấy, ông già mới được “chàng rể thảo hiền ấy” cứu nguy… Trông lê thê, lói ngói, ông già thì thào tuyên bố:

– Khá lắm…Con Rớt nhà ta…là vợ của mày …từ ngày hôm nay…

Lễ vấn danh có ý nghĩa gì?

"Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm" (có nơi kiêm...

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp...

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các...

Đời ca hát của bà Năm Sa Đéc

Từ cuối năm 1965, Đài Truyền Hình Số 9 được mở ra tạo đất dụng võ cho giới điện ảnh – kịch nghệ. Trong số những diễn viên xuất hiện...

Lục căn thanh tịnh có nghĩa là gì?

(六根清淨) Cũng gọi Lục căn tịnh. Tức là 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều thanh tịnh không bị nhiễm ô. Nói một cách gọn ghẽ: lục là...

Vài ấn quyết thông thường trong hình tượng Phật giáo

Đóa hoa lòng kính dâng đấng Từ Thân Mùa Phật Đản muôn vạn lần như một. Trong nhiều thế kỷ, nghệ thuật Phật giáo không trình bày đức Phật qua...

Giáo dục Việt Nam cổ (1075-1919) và việc kế thừa tinh hoa nền giáo dục ấy

1. Nếu xét giáo dục theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ này, thì phải khẳng định rằng, nền giáo dục Việt Nam bắt đầu từ thời các vua Hùng....

Nhớ về trung tâm ca nhạc Giáng Ngọc thập niên 80

Thời gian từ 1975 đến những năm giữa của thập niên 1980, ở vùng Little Saigon chỉ có vài trung tâm ca nhạc như Thanh Lan, Làng Văn, Tú Quỳnh,...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 2

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Những câu ngụy biện điển hình của người Việt

Có một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một...

Giai Thoại Văn Chương

Giai thoại là những chuyện hay và lạ được truyền tụng trong mọi từng lớp dân gian. Cũng như các truyện cổ tích, phong dao, tục ngữ, giai thoại cũng...

Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán...

Exit mobile version