Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

8 kiểu cầm đũa mang điềm xấu về nhà

8 kieu cam dua mang diem xau ve nha

Nhiều người Việt vẫn có những thói quen cầm đũa không tốt cho tài vận, thậm chí là mang điềm gở cho chính người dùng mà ta không hay để ý. Dưới đây là những thế cầm đũa đại kỵ, ai đang mắc phải thì sửa đổi ngay cho kịp kẻo sau này hối hận nhé!

1. Gác đũa trên miệng chén

Điều này ngụ ý cho thấy bạn không cần dùng nữa hoặc cho thấy bạn đã dừng, không muốn ăn nữa. Trong văn hóa của người Nhật, điều này còn cho thấy bạn có tỏ ý chê món ăn của họ, xúc phạm đến người đã nấu món ăn đó.

Trong quan niệm của người Việt, điều này còn là tối kỵ bởi khi không dùng đũa mà gác ngang trên miệng chén, người “bên kia” sẽ nghĩ ta đang mời họ. Do đó, tốt nhất, bạn không nên gác đũa trên miệng chén mà nên để bên cạnh hoặc gác trên giá gác đũa.

2. Đũa cao đũa thấp

Việc ăn đũa cao đũa thấp thể hiện bạn là người “hớt hỏng”, làm việc bộp chộp thiếu kĩ lưỡng. Ảnh hưởng từ quan niệm của Trung Quốc, điều này còn mang đến những điều xuôi xẻo, giết chóc. Người xưa quan niệm rằng, điều này có tương đồng với quan tài người chết, được làm từ 2 tấm ván gỗ ngắn và 3 tấm gỗ dài, đại diện cho vận không may xảy ra. Bạn nên để ý so đũa bằng nhau khi ăn, không những tránh những vận xấu có thể xảy ra mà sự thật nó giúp bạn dễ dàng gắp thức ăn hơn, đúng không?

3. Rơi đũa xuống đất

Trong bữa ăn, người ta rất kiêng kỵ việc đũa bị rơi xuống đất bởi nó là dấu hiệu cho sự thất bại, chia lìa, mất mát trong cuộc sống. Ngoài ra, dân gian quan niệm tổ tiên đã khuất đều an nghỉ dưới đất, nên nếu đũa rơi xuống sẽ làm kinh động tới họ, gây tổn hại về tài vận và sức khỏe. Tuy chỉ là quan niệm tâm linh nhưng tốt hơn hết vẫn nên cẩn trọng, việc đánh rơi đũa cũng làm người khác nói bạn quá hậu đậu, cẩu thả đấy.

4. Ngón trỏ chỉ về phía trước

Với cách cầm đũa mà ngón trỏ chỉ về phía trước tức là “tiên nhân chỉ lộ”. Hành động này giống như đang chỉ tay vào người khác, phần lớn mang ý tứ chỉ trích, trách móc có phần kém lịch sự, cần sửa đổi ngay lập tức kẻo gây ra hiểu nhầm, rạn nứt mối quan hệ.

5. Nối đũa nhau

Việc kiêng kỵ nhất trong bữa ăn chính là hành động nối đũa. Nếu bạn muốn gắp thức ăn mời người khác thì nên quay đầu đũa lại, gắp đồ và để vào bát của họ. Tuyệt đối không nên nối đũa của mình sang đũa người khác vì dân gian cho rằng hành động này mang điềm xấu, vận xui về sinh mạng.

6. Quay đũa ngược về phía mình

Nhiều người vừa cầm đũa, vừa cầm muôi múc canh khiến cho đầu đũa ngược chỉ vào người mình mà không biết rằng đây chính là điều cấm kỵ. Nó mang ý nghĩa độc về một vận hạn nặng sẽ tìm đến với bạn, quấy phá tài lộc, cản tiền bạc khiến cho cuộc sống của bạn gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

7. Dùng đũa để cắm vào chén cơm

Bạn dĩ nhiên biết điều này là tối kỵ bởi việc cắm đũa như thế không khác gì cắm nhang vào bát hương. Việc này tuyệt đối không được bởi nó ngụ ý như mời cơm người đã khuất, mang lại tinh khí không tốt cho bữa ăn của bạn.

8. Gẩy thức ăn, gắp rơi vãi

Dùng đũa để khoắng, gẩy thức ăn hay gắp đồ ăn để rơi vãi hết ra bàn, xuống sàn… không chỉ là hành động bất lịch sự, gây phản cảm mà còn khiến co vận khí bản thân bị suy bại, mất dần, đặc biệt là tiền bạc trong nhà chẳng mấy mà “bốc hơi hết”.

• Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo

Nghịch lý thay khi xã hội càng phát triển, con người càng cảm thấy cô đơn

Ai cũng vậy, vào lúc này hay lúc khác, sẽ có thời điểm cảm thấy cô đơn đến cùng cực. Nghịch lý ở chỗ xã hội càng phát triển, con...

Người Sài Gòn… xưa!!

Lần đầu tiên tôi lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo...

Loạt ảnh tuyệt đẹp về Sài Gòn 1967-1968

Phó nháy người Mỹ John Beck đã ghi lại nhiều hình ảnh chất lượng cao về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1967-1968. Những bức ảnh này được scan...

Gia Định tam gia: Niềm tự hào của đất Sài Gòn – Gia Định

Cụ Võ Trường Toản, danh sĩ đất Gia Định, đã không ra làm quan với nhà Tây Sơn trong thời gian họ chiếm đóng vùng đất này. Cụ mở trường...

Tản mạn về cà phê Sài Gòn xưa

Còn một chiêu nữa là họ múc và cân cà phê trước mặt người mua nhưng đem vô máy xay ở phía trong khuất tầm mắt thì có trời mới...

Dòm sang nước láng giềng : Một thời kỳ khó khăn của chánh phủ Trùng Khánh

Từ hồi chánh phủ Tưởng Giới Thạch dời lên Trùng Khánh đến giờ, coi bộ chưa có hồi nào gặp cái tình thế khó khăn cho bằng hồi này hết,...

Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện?

Việt Nam đã ngừng đúc và lưu thông tiền xu từ năm 2011, nhưng loại tiền này lại khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Ngay từ thế...

Tại sao Ông Táo lại không mặc quần

Truyền thuyết kể lại rằng ông Táo ở truồng không mặc quần. Ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ của một nhà văn:...

Truyền kỳ về Viên Thụ San – Vị thầy xem tướng lừng danh một thời

Xem tướng đoán mệnh là một chuyện kỳ diệu lạ lùng, thế nhưng, có người vẫn không để tâm, đặc biệt là những quân nhân trẻ tuổi tinh lực dồi...

Đàn guitar phím lõm

Guitar phím lõm còn có các tên gọi khác như: guitar vọng cổ, guitar cải lương, lục huyền cầm. Đó là loại nhạc cụ độc đáo của Việt Nam được...

Gọi tên là biết Sài Gòn

Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn...

Sài Gòn xưa nay một góc ảnh

Trong bài viết này, xin mời các bạn xem lại những tấm hình thú vị được chụp để so sánh góc ảnh tại cùng 1 vị trí của Sài Gòn...

Exit mobile version