Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách sử dụng và trưng bày tượng Phật trong nhà ở đúng phong thủy

Không chỉ Phật tử, nhiều gia đình cũng chọn trưng bày tượng Phật trong nhà ở để đem lại cảm giác thiền định, thư thái. Cùng tìm hiểu cách sử dụng tượng Phật như thế nào đúng phong thủy trong bài viết!

Mỗi bức tượng Phật đều có ý nghĩa phong thủy riêng

Tượng Phật hiện diện trong ngôi nhà mang đến cảm giác hòa bình và thanh thản. Trong cuộc sống bận rộn và nhiều mối lo toan hiện đại về gia đình, công việc… tượng Phật là biểu hiện năng lượng âm để điều hòa phong thủy trong nhà, giúp cuộc sống trở nên yên bình và dễ chịu. Năng lượng âm – dương có được nhờ sử dụng tượng Phật chính là chìa khóa để có được sức khỏe tốt và hạnh phúc.

Sự xuất hiện của các bức tượng Phật đem lại hiệu quả cân bằng năng lượng rất cao. 

Tuy nhiên, mỗi bức tượng Phật lại có một ý nghĩa phong thủy riêng và cách trưng bày tượng Phật trong nhà ở cũng khác nhau. Với những gia đình sử dụng tượng Phật, cần đặt ở nơi trang nghiêm và sạch sẽ, tránh đặt ở phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh… Khi thờ tượng Phật với bát hương, gia đình cần chú ý việc cúng dường đồ chay, hoa quả, không cúng đồ mặn.

Ý nghĩa một số tượng Phật và cách trưng bày tượng Phật trong nhà ở

1. Tượng Phật nằm ngủ: Hòa bình, sự đơn giản, thanh thản, thư giãn.

Tượng Phật nằm ngủ.

Trưng bày tượng Phật đang ngủ nằm nghiêng trong nhà sẽ giúp mang đến năng lượng phong thủy nhẹ nhàng, thư giãn và thoải mái. Bức tượng này đặc biệt tốt cho phòng khách hoặc hành lang gần phòng ngủ (không đặt trong phòng ngủ).

2. Tượng Phật cười (Phật Di Lặc): Niềm vui, hạnh phúc, năng lượng, tài khí, may mắn.

Tượng Phật cười.

Trưng bày tượng Phật cười là xu hướng được nhiều gia đình Việt Nam ưa chuộng ngày nay. Không chỉ mang lại năng lượng tích cực, tượng Phật cười còn là một phương pháp phong thủy để tăng tài lộc cho ngôi nhà. Bức tượng sẽ phát ra năng lượng tốt nhất nếu đặt ở phía Đông Nam, lối vào chính, nơi dẫn nguồn năng lượng hạnh phúc lan tỏa cho toàn bộ ngôi nhà.

3. Tượng Phật thiền trên đài sen: Ý nghĩa bình tĩnh, tâm linh.

Tượng Phật thiền trên đài sen.

Trưng bày tượng Phật thanh thản ngồi trên đài sen trong tư thế thiền định cổ điển rất tốt sự phát triển về mặt tâm linh, rất thích hợp với những người làm về tâm linh. Bức tượng này có thể mang lại năng lượng phong thủy tích cực cho khu vực phía Nam ngôi nhà, với màu vàng và đỏ của yếu tố Hỏa. Tượng Phật thiền cũng có thể đặt ở ban thờ Phật riêng trong phòng thờ.

4. Tượng đầu Phật: Sự nghiêm khắc.

Tượng đầu Phật.

Tượng đầu Phật mang một năng lượng trung tâm và có phần hơi nghiêm khắc. Để hợp phong thủy, bạn có thể trưng bày tượng đầu Phật ở phía Đông Bắc ngôi nhà, phòng khách hoặc phòng làm việc.

5. Tượng Phật Bà Quan Âm: Phúc khí, bình an, hòa thuận.

Tượng Phật Bà Quan Âm.

Tượng Phật Bà Quan Âm cần được trưng bày ở những nơi yên tĩnh, thanh tịnh, tránh ồn ào. Vị trí tốt nhất đặt tượng Phật Bà Quan Âm là ở một nơi cao ráo trong phòng thờ.

6. Tượng Phật bằng đá: Ôn hòa ngoại cảnh.

Tượng Phật bằng đá.

Đối với các ngôi nhà có vườn cây phía trước, tượng Phật bằng đá có năng lượng yên bình bổ sung cho bất kỳ khu vực nào trong vườn. Tượng có thể đặt gần cửa trước, mặt hướng vào trong để có thể nhìn tổng thể và bao quát năng lượng ngôi nhà của bạn.

Từ Hi Thái hậu làm gì khiến cỏ không thể mọc trên lăng mộ ?

Từ Hi Thái Hậu là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại ở Trung Quốc và hải ngoại miêu tả Từ...

Nguồn gốc cư dân Đông Á

Trong lịch sử của nhiều dân tộc, thỉnh thoảng có những khám phá qua các dữ kiện mới, nhất là ở các thời đại sơ khai mà sử liệu không...

Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao...

Ký ức vàng son của trường đua ngựa tại Sài Gòn

Trường đua ngựa “triệu đô” tại Bình Dương chính thức vào hoạt động gợi lại cho nhiều người yêu thích trò thể thao giải trí này ký ức vàng son...

Vài suy niệm về Francisco de Pina và việc hình thành chữ Quốc Ngữ

Tóm tắt Xem trong các viện lưu trữ, dường như chúng ta không thể khám phá ra tài liệu quan trọng nào chưa được khai thác để tìm hiểu về...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 8/9 – Các nhơn vật Hoa kiều

NHỮNG NHƠN VẬT TRUNG HOA ĐẶC SẮC NHỨT TỪ BUỔI TÂY SANG NAM VIỆT Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và...

Cuộc nổi dậy của chị em họ Trưng và sự biệt lập văn hoá Việt – Hán

Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị là người huyện Mê Linh, Giao Chỉ thời Đông Hán, họ đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử thời Đông...

Xóm lò Gốm Sài Gòn xưa

Kể từ mùa xuân Mậu Dần 1698 khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào nam kinh lược, “lấy đất Nông Nại làm phủ...

Chuyện các tướng của Hai Bà Trưng

Nữ tướng Thánh Thiên: “Dụng binh như thần, trí dũng thiên phương” Đối mặt với nữ Đại tướng quân của Lĩnh Nam, Mã Viện thảm bại phải dâng biểu về...

Bí mật hố chôn tập thể gần 2.000 người bên dưới vòng xoay Dân Chủ ở Sài Gòn

Khu vực vòng xoay Dân Chủ (quận 10 và 3) từng là nơi chôn 1.831 người già, trẻ bị vua Minh Mạng ra lệnh xử tử trong cuộc nổi dậy...

Những ngôi chùa cổ nổi tiếng đã biến mất ở Việt Nam

Đó là những ngôi chùa có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều lý do đã bị phá hủy hoàn toàn và không được khôi phục...

Loan-Phụng chứ không phải Long-Phụng?

Tại đám cưới người ta hay trang trí hai con vật Long và Phụng và bảo là tượng trưng cho sự hoà hợp vợ chồng (?). Tại sao thế được,...

Exit mobile version